ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
THÈN THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 2
- M I Quan Hệ Giữa Văn Hóa Tộc Người Với Du Lịch Cộng Đồng
- Thực Tr Ng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Gắn Với Văn Hóa Người Dao Ở Phú Thọ
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Việt Nam học
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
THÈN THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số:60220113
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Tung
Hà Nội - 2019
Ở Đ U
Đ t v n ề nghiên c u
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cảnh quan thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (về tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo…). Hiện nay, du lịch cộng đồng được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi thế cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nhất là nhằm chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng còn là cơ hội trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương...
Phú Thọ là vùng lõi của không gian văn hóa Đất Tổ, hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị. Đặc trưng có tính trội và tính khu biệt của văn hóa ở tỉnh Phú Thọ là khẳng định tính chất cội nguồn, phát tích quốc gia, dân tộc. Trong cơ cấu thành phần dân tộc của tỉnh Phú Thọ, người Dao chiếm một vị trí rất quan trọng cùng với 2 dân tộc Kinh và Mường. Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, vào năm 2015 có hơn 13.000 người Dao sinh sống, chiếm trên 0,9% dân số toàn tỉnh. Tại 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập, đồng bào người Dao sinh sống tập trung thành xóm, bản, chủ yếu xen kẽ với các bản của người Mường. Dựa theo các tiêu chí ngôn ngữ tộc người, đặc điểm văn hoá và ý thức xã hội, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: người Dao ở Phú Thọ hiện chỉ có mặt 2 nhóm nhỏ trong một nhóm lớn. Đó là người Dao tiền thuộc nhóm Tiểu Bản và người Dao Quần Chẹt thuộc nhóm Đại Bản. Mặc dù trải qua nhiều biến cố thiên di và cuộc sống du canh du cư, nhưng người Dao ở Phú Thọ vẫn lưu giữ được những phong tục, tập quán đặc trưng.
Mặc dù có vị trí đặc biệt quan trọng như vậy nhưng hiện nay việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của người Dao còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống người dân bản địa còn đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Việc nghiên cứu, khai thác văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ sẽ góp phần làm cho loại hình du lịch ở địa phương trở nên đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, tạo ra lợi thế
khu biệt so với các điểm du lịch cộng đồng khác. Tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong cả nước nói chung, phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Từ những lí do có tính chất lí luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng để thực hiện bản luận văn thạc sĩ của mình thuộc mã ngành đào tạo Việt Nam học, nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Dao, đưa những nét đẹp văn hóa đó đến gần hơn với cộng đồng. Quan trọng và cơ bản hơn, việc gắn với phát triển du lịch cộng đồng sẽ là luận cứ khoa học để chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định những chính sách để chuyển đổi sinh kế, cải thiện đời sống của người Dao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Lịch sử nghiên c u v n ề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về du lịch cộng đồng
Lịch sử nghiên cứu du lịch cộng đồng trên thế giới gắn với các khái niệm về tài nguyên, tổ chức các đơn vị hành chính, dân cư, dân tộc, nguồn lao động xuất hiện từ rất sớm vào khoảng thế kỉ XIX gắn liền với sự phát triển củ du lịch hiện đại từ khoảng những năm 1970 đến nay. Trên thế giới nghiên cứu về du lịch cộng đồng chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể: từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
Từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX thì du lịch cộng đồng gắn với các dự án quy hoạch du lịch tại các khu vực có nhiều cảnh đẹp ở vùng núi, vùng biển với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn. Những người làm du lịch gắng du lịch với các điểm dân cư nhằm tạo ra sự thúc đẩy, hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Ví dụ: các dự án dọc bờ biển Azure (Pháp); dọc bờ biển Riviera (Italia), Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh… ; các dự án quy hoạch tại vùng núi như: núi Bad Gastein (Áo), Bal – Reichenball (Đức), Genève (Thụy Sĩ)…
Trong thời gian này các nghiên cứu về du lịch chưa được coi là một hoạt động kinh tế, mà chủ yếu để thỏa mãn các nhu cầu ăn chơi của giới thượng lưu. Các hoạt động nghiên cứu không vì mục đích hướng tới cộng đồng địa phương, đầu tư
cơ sở nghiên cứu lâu dài, cơ sở hạ tầng đảm bảo để phục vụ giới quý tộc, thượng lưu.
Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay du lịch nói chung được nghiên cứu nhiều hơn, người đi du lịch trên thế giới cũng nhiều hơn. Du lịch bắt đầu được coi là một ngành kinh tế, được quan tâm nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1950 đến nay các quốc gia có tiềm lực kinh tế, nguồn lực du lịch đều thống kê, lập hồ sơ xếp hạng các tài nguyên du lịch, đề nghị UNESSCO công nhận xếp hạng di sản thế giới. Tiến hành quy hoạch du lịch, xây dựng các mô hình du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng. Đến năm 1960 các công trình nghiên cứu về du lịch với mục đích chuyển nhượng đất, cung ứng nông sản, các loại hình liên quan tới phát triển nguồn nhân lực giá rẻ chứ chưa có đề cập tới mục đích làm lợi cho cộng đồng địa phương. Đến năm 1970 khủng hoảng dầu lửa lúc này du lịch được nghiên cứu với vai trò như một ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển lâu dài và là ngành công nghiệp cứu cánh cho các quốc gia có tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Từ khi du lịch phát triển ở nhiều quốc gia nhìn nhận du lịch với một vai trò nhân văn hơn hường du lịch gắn với cộng đồng địa phương như: Bucley R.C., “prespectives in inviromental management” (Spimger – Verlao, Berlin Press, 1991); Pagdin C., “Assesing Tourism impact the third world” (A Nepal Case Study, Proress in Planning, 1995); Lea J., “Tourism and development in the third world” (Routledge New York, 1998); …. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu mang ý nghĩa to lớn đóng vai trò nền tảng cho nghiên cứu sau này về du lịch nói chung và về du lịch cộng đông nói riêng. Tất cả đều là những tri thứ đánh dấu sự khai sinh ra một loại hình du lịch vừa đảm bảo sự bền vững, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nghiên cứu và bảo tồn văn hóa.
Ở Việt Nam, du lịch được coi là bắt đầu phát triển khoảng năm 1990, với sự kiện tổ chức “năm du lịch Việt Nam”. Từ đó đến nay Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã có những văn bản, luật, văn kiện chỉ đạo thực hiện các chiến lược phát triển, quy hoạch du lịch. Ngày 12/12/1992, Nghị định về việc
thành lập Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ ký; ngày 22/12/1993 Chính phủ ra Nghị quyết về việc “Đổi mới quản lí và phát triển ngành du lịch”… có thể thế bắt đầu từ năm 1992 Đảng, Chính phủ đã xác định được vai trò của ngành du lịch, là ngành kinh tế mũi nhọn của đấy nước. Năm 1945 Chính phủ đã đưa ra các kế hoạch quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam năm 1995 – 2010. Năm 2000 Pháp lệnh du lịch được công bố. Từ năm 1995 đến nay du lịch nước ta đã có những bước đầu đạt được nhiều kết quả tốt. Lượt khách đến với Việt Nam tăng dần theo các năm. Năm 1990 đón 250.000 lượt khách quốc tế; năm 2011 đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa và tạo ra 440.000 việc làm trực tiếp và gần 1 triệu việc làm dán tiếp. Trong thời gian này khoa học du lịch đã thực sự phát triển và có những đóng góp cho sự phát triển của du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong các nghiên cứu khoa học có nhiều nghiên cứu chú trọng tới lợi ý của cộng đồng địa phương trong đó phải kể đến như: Võ Trí Trung, “Kiến thức bản địa làm phong phú các giá trị du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Lê Văn Lanh và Macnril, O.J, “Du lịch sinh thái ở Việt Nam đến nay cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương”; Lê Văn Lanh, “Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái và quản lí môi trường du lịch ở các vườn quốc gia Việt Nam”; “Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch – thực trạng và giải pháp” (Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng”, Hà Nội, 2006). Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu của giảng viên, sinh viên các trường đại học như: Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Văn hóa Du lịch – Đại học Dân lập Hải Phòng, khoa Du lịch – Đại học Mở Hà Nội… Các nghiên cứu này đều là nền tảng tri thức, thúc đẩy sự phát triển của du lịch Cộng đồng với vai trò là một hoạt động du lịch mang tính bền vững.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa người Dao
Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc. Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các dân tộc dù quá trình tộc người khác nhau nhưng
luôn luôn sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất phát truyền thống dân tộc Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trước yêu cầu phát triển quốc gia, đặc biệt là trong thời cổ trung đại và di sản về vấn đề dân tộc trong lịch sử đã để lại nhiều bài học quý giá cho hôm nay khi giải quyết vấn đề dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Có thể khẳng định chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chính sách dân tộc của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.
Từ Đại hội IV đến Đại hội X của Đảng, chính sách dân tộc đã được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể. Các nội dung cơ bản trên đây đã được thể chế hóa và triển khai thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thấm nhuần những tư tưởng và đường lối của Đảng các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Người Dao cũng là 1 trong 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa tộc người Dao, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như: GS.TS. Hoàng Nam, “ Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam”, Hà Nội, 2001; PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc”, Thái Nguyên, 2010; PGS.TS. Trần Thi Việt Trung, PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh, “Văn học dân tộc thiểu số ơ Việt Nam truyền thống và hiện đại”, Thái Nguyên, 2014; Lý Hành Sơn (1999),
Lễ cưới của người Dao Tiền ở Ba Bể (Bắc Cạn), Tạp chí Dân tộc học, số 3 – 1999; Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Trần Hữu Sơn, Trần Thùy Dương (2009), Sách cổ người Dao - nguồn tư liệu quan trọng tìm hiểu lịch sử tộc người Dao, Tạp chí Dân tộc học, số 3 – 2009; Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội…. đó là những nghiên cứu tạo định hướng cho quá trình bảo tồn và phát huy truyền thống người Dao trong thời kỳ phát triển của đất nước.
2.3. Lịch sử nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
Đã có nhiều nghiên cứu giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian gần đây, khi văn hóa được coi như một “mỏ vàng lộ thiên”, đảm bảo tính bền vững cho du lịch. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến những giải pháp vừa lấy du lịch để thúc đẩy văn hóa, vừa lấy văn hóa làm nguyên liệu cho du lịch, tuy nhiên ở mỗi khu vực khác nhau lại có những dân tộc thiểu số khác nhau, nên nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với văn hóa thường mang tính địa phương. Nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa, ở Hà Giang, Cao Bằng đã có những bước đánh giá tiềm năng văn hóa của các dân tộc ở đây, hình thành các giải pháp cụ thể đảm bảo sự phát triển lâu dài của du lịch cộng đồng.
Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng có thể thấy ở các vùng như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang đã có nhiều nghiên cứu đề cập, do ở đây là những khu vực đông người Dao sinh sống. Ở Phú Thọ nghiên cứu về văn hóa Dao còn khá hạn chế, chưa có nghiên cứu nổi bật để đánh giá cụ thể những giá trị văn hóa có thể khai thác, đảm bảo tính khả thi cho các dự án du lịch. Cũng chính vì lẽ đó các nghiên cứu chưa phục vụ được thực tế. Do đó khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu tác giả mong muốn sẽ đóng góp thêm cơ sở lý luận trong nghiên cứu văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ, đồng thời có thể đưa ra thực tế nhằm xây dựng một khu du lịch cộng đồng ở tỉnh Phú Thọ.