Thực Trạng Chỉ Tiêu Phân Tích Tình Hình Vốn Đầu Tư Của Các Nhtmcp Việt Nam


Thực trạng về chỉ tiêu phân tích tình hình vốn đầu tư thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Thực trạng chỉ tiêu phân tích tình hình vốn đầu tư của các NHTMCP Việt Nam

Ngân hàng

Chỉ tiêu phân tích tình hình vốn đầu tư

ACB

- Tổng vốn đầu tư tài chính

BID

- Tổng vốn đầu tư trong nước

- Cơ cấu đầu tư

EIB

- Vốn đầu tư trái phiếu


CTG

- Tổng vốn đầu tư

- Cơ cấu danh mục đầu tư

MB

Không có nội dung phân tích vốn đầu tư

NCB

- Không có nội dung phân tích vốn đầu tư

SHB

- Không có nội dung phân tích vốn đầu tư

STB

- Cơ cấu danh mục đầu tư

- Tỉ lệ góp vốn mua cổ phần

VCB

- Không có nội dung phân tích vốn đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Từ bảng trên cho thấy, có 5/31 NHTMCP (chiếm 16,1%) thực hiện phân tích tình hình vốn đầu tư. Việc phân tích tình hình vốn đầu tư được các NHTMCP tiến hành theo năm trong các báo cáo thường niên của ngân hàng. Số liệu chủ yếu tính cho thời điểm cuối năm và đầu năm báo cáo. Các NHTMCP có nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích này. Tuy nhiên, nhìn chung các ngân hàng thực hiện nội dung phân tích này khá sơ sài.

Cụ thể, có 3 ngân hàng (ACB, BID, CTG) phân tích chỉ tiêu "Tổng vốn đầu tư” còn EIB chỉ phân tích chỉ tiêu "Vốn đầu tư trái phiếu”; có 3 ngân hàng (BIDV, CTG, STB) phân tích chỉ tiêu “Cơ cấu danh mục đầu tư”; có 1 ngân hàng (STB) tính toán chỉ tiêu “Tỉ lệ góp vốn mua cổ phần”.


Bảng 3.5. Cơ cấu đầu tư của CTG năm 2017-2018

Đvt. Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2017

2018

Tiền gửi và cho vay TCTD khác

75.434

70.019

Chứng khoán nợ TCKT

41.579

63.372

Chứng khoán vốn

103

447

Chứng khoán nợ chính phủ

47.795

44.896

Chứng khoán nợ TCTD

3.874

3.914

Góp vốn, đầu tư dài hạn

8.226

16.554

Tổng cộng

177.011

199.202

Nguồn: Báo cáo thường niên CTG năm 2018

Ban điều hành của CTG đã đánh giá tình hình đầu tư như sau: “Hoạt động đầu tư đến 31/12/2018 đạt số dư 199.202 tỉ đồng, chiếm 25% tổng tài sản. Viettinbank không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đấy mạnh cung cấp các sản phẩm phái sinh lãi suất, tiền tệ; danh mục đầu tư liên tục được điểu chỉnh theo hướng tăng khả năng sinh lợi, đảm bảo dự trữ thanh khoản cho toàn hệ thống và nâng cao vai trò, vị thế của Viettinbank trên thị trường”. (trích BCTN của CTG năm 2018)

Ban điều hành của STB đã đánh giá tình hình đầu tư: “Hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn tương đối ổn định với cơ cấu. Danh mục đầu tư tập trung cho trái phiếu chính phủ, được xem là kênh an toàn- hiệu quả trong thời điểm hiện nay; kịp thời xử lý các khoản đầu tư không hiệu quả, thực hiện thanh toán và thu hồi vốn trên cơ sở đánh giá khách quan, cẩn trọng từng khoản mục đầu tư; cụ thể: tính đến 31/12/2018, chứng khoán nợ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng danh mục đần tư (93%), tăng 55,8% so với năm 2017, trong đó số dư trái phiếu chính phủ và tín phiếu NHNN tăng mạnh (tăng 54,9%), thể hiện tính thận trọng của Sacombank, đảm bảo tính linh hoạt trên thị trường mở, đáp úng nhu cầu thanh khoản; chứng khoán vốn giảm 31,1%) so với năm 2017, chiếm tỉ trọng 7%, tập trung ở một số ngành nghề nhu khai thác tài sản, dịch vụ, tài chính. Ngoài ra, đảm bảo hiệu quả kinh doanh chứng khoán, Sacombank luôn tuân thủ các quy trình, quy định nội bộ và pháp luật hiện hành trong hoạt động đầu tư: Tỉ lệ góp vốn mua cổ phần là 19,18% nhỏ hơn quy định (dưới 40%)”. (Trích BCTN của STB năm 2018)

Ngoài ra, trong phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn, có 7/31 NHTMCP có đề cập đến “Tài sản sinh lợi” trong phân tích tình hình tài sản là STB,


ACB, VCB, HDB, CTG, TCB, BID. 24/31 NHTMCP còn lại không phân tích Tài sản sinh lợi.

Không NHTMCP nào tính toán chỉ tiêu “Tổng tài sản sinh lợi/ nguồn vốn huy động”.

Bảng 3.6. Thực trạng chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Ngân hàng

Chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng


ACB

- Dư nợ cho vay khách hàng;

- Tỉ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản

- Tỉ lệ dư nợ cho vay khách hàng/ Tiền gửi khách hàng

- Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng theo chủ thể, loại tiền và tính chất nợ


BID

- Cho vay khách hàng

- Dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất trước


EIB

- Tổng dư nợ cấp tín dụng

- Dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất nợ


CTG

- Tổng dư nợ tín dụng

- Tỉ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất nợ


MB

- Dư nợ cho vay

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất nợ


NCB

- Tổng dư nợ tín dụng

- Dư nợ cho vay khách hàng, tiền gửi và cho vay các TCTD khác

- Cơ cấu dư nợ theo tính chất nợ

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Có 4 NHTMCP (ACB, BIDV, STB, VCB) tính toán chỉ tiêu: “Tổng dư nợ/ tổng tiền gửi của khách hàng”; 1 NHTMCP (CTG) tính chỉ tiêu “Dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động”. Như vậy, cách tính chỉ tiêu “Tổng dư nợ tín dụng/tổng nguồn vốn huy động” giữa các NHTMCP không thống nhất. Tuy nhiên, các NHTMCP sử dụng chỉ tiêu này với mục đích đánh giá khả năng thanh khoản, không đề cập đến khía cạnh tương quan giữa dư nợ tín dụng với vốn huy động hay mức độ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay.


ACB phân tích tài sản sinh lợi qua chỉ tiêu: Tỉ lệ tài sản sinh lợi/ Tổng tài sản (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Phân tích tài sản sinh lợi của ACB

Đvt: %



2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tài sản sinh lợi/ Tổng tài sản

76,5%

87,4%

90,2%

91%

92,5%

94,3%

Nguồn: BCTN của ACB năm 2018

Ban điều hành ACB đã đánh giá: “Tài sản sinh lợi tăng 14% cao hơn mức tăng trưởng quy mô tổng tài sản, chiếm 94,3% tổng tài sản. Tài sản sinh lợi tiếp tục được ACB chú trọng phát triển, tập trung chủ yếu vào cho vay khách hàng truyền thống và trái phiếu chính phủ, nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản”

STB không có mục phân tích riêng số liệu Tài sản sinh lợi mà Báo cáo của ban điều hành trong BCTN có đánh giá: “Tài sản có sinh lợi chiếm 90% tổng tài sản; chủ yếu tăng tỉ trọng các khoản mục có khả năng sinh lợi như cho vay và đầu tư trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN’’(trích BCTN của STB năm 2018)

Như vậy, các NHTMCP không có mục riêng về phân tích Tài sản sinh lợi mà chỉ đánh giá Tài sản sinh lợi trong phân tích tài sản nói chung hoặc không đánh giá gì về Tài sản sinh lợi.

3.2.1.3. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Giai đoạn 2010- 2014, Theo quy định của thông tư 13/2010/TT-NHNN, 100% NHTMCP thực hiện nội dung phân tích khả năng thanh toán. Các NHTMCP phân tích nội dung này cùng với phân tích rủi ro thanh khoản (khả năng thanh khoản). Tuy nhiên, chỉ tiêu sử dụng giữa các NHTMCP Việt Nam không thống nhất.

Năm 2015 cho tới nay, theo thông tư 36/2014/TT-NHNN không yêu cầu xác định khả năng thanh toán mà chỉ yêu cầu báo cáo khả năng chi trả (tỉ lệ dự trữ thanh khoản, khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo). Vì vậy, hầu hết NHTMCP đã không phân tích khả năng thanh toán (trừ EIB có đề cập đến khả năng thanh toán ngay).

3.2.1.4. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Qua tổng hợp các chỉ tiêu trên BCTC, BCTN của thực tế các NHTMCP, tác giá thu thập được kết quả như sau:


Bảng 3.8. Thực trạng chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Ngân hàng

Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

ACB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

- Chi phí hoạt động/tổng thu nhập

- Chi phí dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng

- EPS

BID

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

EIB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

CTG

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

MB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- EPS

NCB

- Không thực hiện phân tích khả năng sinh lời

SHB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

STB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

VCB

- Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

- EPS

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Qua quan sát của tác giả cho thấy, phân tích khả năng sinh lợi là một trong những nội dung được các chủ thể trong nền kinh tế quan tâm nên có 29/31 NHTMCP thực hiện nội dung này, chỉ có ngân hàng NCB, KLB không tiến hành nội dung phân


tích này. Việc phân tích khả năng sinh lợi được các NHTMCP tiến hành theo năm. Số năm được đưa vào phân tích tùy từng ngân hàng. Nhìn chung, các NHTMCP đều tiến hành phân tích khả năng sinh lợi theo hướng liệt kê giá trị của chỉ tiêu. 100% các NHTMCP thực hiện phân tích sử dụng 2 chỉ tiêu là Khả năng sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Khảo sát thực tế cho thấy một số vấn đề trong phân tích khả năng sinh lợi của NHTMCP như sau:

(1) Tất cả các ngân hàng thực hiện phân tích không sử dụng đủ các chỉ tiêu về phân tích khả năng sinh lợi (không NHTMCP nào sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lợi hoạt động)

(2) Số năm được đưa vào phân tích giữa các NHTMCP có sự khác biệt (có ngân hàng phân tích số liệu trong 5 năm, có ngân hàng là 6 năm, có ngân hàng lại chỉ sử dụng số liệu năm báo cáo)

Khi phân tích về khả năng sinh lợi, VCB thực hiện tính toán 3 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROA), tỉ lệ thu lãi thuần (NIM) trong 6 năm liên tục kể từ năm báo cáo và lập biếu đồ phân tích đối với 2 chỉ tiêu là ROE và ROA. Tuy nhiên khi so sánh đánh giá, ngân hàng chỉ so sánh năm báo cáo với năm liền trước, giữa ngân hàng với trung bình ngành, đánh giá tăng giảm, không phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

Biểu đồ 3 4 Phân tích khả năng sinh lợi của VCB Nguồn BCTN của VCB năm 2018 Ban 1

Biểu đồ 3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của VCB

Nguồn: BCTN của VCB năm 2018

Ban điều hành của VCB đã đánh giá: "Hiệu suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROA) đạt tương ứng là 0,85% và 12,03%), cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cài thiện so với năm 2017 và duy trì ở mức 2,58%” (trích BCTN của VCB năm 2018)


3.2.1.5. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ an toàn trong sử dụng vốn

Về phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn, 100% NHTMCPchỉ tính toán chỉ tiêu CAR (hệ số an toàn vốn và an toàn vốn cấp 1); 1 NHTMCP (STB) sử dụng chỉ tiêu “tỉ lệ góp vốn mua cổ phần”; 4 NHTMCP (BID, EIB, CTG, SHB) tính toán chỉ tiêu “Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn”; không NHTMCP nào phân tích chỉ tiêu VTC, VTC/TS, VTC/TG.

Ngân hàng ACB đã phân tích mức độ an toàn vốn qua hệ số an toàn vốn (CAR)

như sau:

Bảng 3.9. Hệ số an toàn vốn của ACB



2013

2014

2015

2016

2017

Hệ số an toàn vốn

9,25%

14,16%

14,66%

14,08%

12,8%

Hệ số an toàn vốn cấp 1

6,06%

9,59%

10,23%

9,76%)

9,27%

Nguồn: BCTN của ACB năm 2017

Ban điều hành ACB đã đánh giá như sau: "Hệ số an toàn vốn chung và Hệ số an toàn vốn cấp I tiếp tục được duy trì ở mức lần lượt là 12,8% và 9,27%. Hệ số an toàn vốn tiếp tục vượt yêu cầu tối thiểu 9%0 của NHNN theo thông tư 36/2014/TT- NHNN”(trích BCTN của ACB năm 2017)

Các NHTMCP sử dụng số liệu để tính hệ số CAR không thống nhất: có ngân hàng sử dụng số liệu riêng lẻ (ACB, SHB, STB, NCB, VCB, CTG); có ngân hàng sử dụng số liệu hợp nhất (EIB, ACB, BID, MB). Các NHTMCP đều đánh giá hệ số an toàn vốn (CAR) ở góc độ có đạt tiêu chuẩn của NHNN đặt ra hay không:

Bảng 3.10. Phân tích hệ số CAR của một số Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Ngân hàng

31/12/2017

31/12/2018

Kế hoạch 2018

Đánh giá

l. CTG

10,35%

10,58%

>9%

Đạt

2.EIB

13,16%

16,52%


Đạt

3. SHB

11,33

11,4


Đảm bảo quy

định của NHNN

4. STB

9,87%


>9%

Đạt

5.NCB

10,83%

11,08%

>9%

Đạt

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả


Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với ngân hàng cũng vì thế mang tính đặc thù. Chính vì thế, nhìn chung các NHTMCP Việt Nam khá quan tâm tới việc phân tích rủi ro tài chính trong quá trình hoạt động. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro của các NHTMCP Việt Nam như sau:

* Thực trạng chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

Thực trạng chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng của các NHTMCP được tổng hợp tại bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11. Thực trạng chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng của các Ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam


Ngân hàng

Chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

ACB

Quy mô nợ xấu, quy mô nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng nợ xấu

BID

Quy mô nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu

EIB

Quy mô nợ xấu, quy mô nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

CTG

Quy mô nợ xấu, quy mô nợ nhóm 2, tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tín dụng, tỉ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ

MB

Tỉ lệ nợ xấu

NCB

Tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn

SHB

Quy mô nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu

STB

Quy mô nợ xấu, quy mô nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn

VCB

Dư nợ nhóm 2, tỉ lệ nợ nhóm 2, tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ dự phòng rủi ro/ nợ xấu

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Từ bảng trên ta thấy, 100% các NHTMCP thực hiện phân tích rủi ro tín dụng. Việc phân tích rủi ro tín dụng được các NHTMCP tiến hành theo năm. Số năm được đưa vào phân tích tùy từng ngân hàng. Nhìn chung, các NHTMCP đều tiến hành phân tích rủi ro tín dụng khá chi tiết. 100% NHTMCP sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, 17/31 NHTMCP (chiếm 54,84%) sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá trên tổng dư nợ hoặc tỉ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ. Chỉ có ACB và VCB sử dụng chỉ tiêu “Tỉ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu” (hay “Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng”). Không có NHTMCP nào phân tích chỉ tiêu: Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất; Hệ số nợ có khả năng mất vốn trên vốn tự có.

Ngân hàng ACB đã phân tích rủi ro tín dụng trong phần đánh giá "Chất lượng tài sản” như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024