Quy Mô Và Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Tài Sản Của Hệ Thống Nhtmcp Giai Đoạn 2013-2018. (Đv: Tỷ Vnd)

92


Bảng 3.25. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2013-2018. (ĐV: Tỷ VND)



NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

584.696

-

904.296

54,7

1.109.456

22,7

1.076.623

-3

1.086.623

0,93

1.179.177

8,5

NHTMCP vừa

243.567

-

415.108

70,4

508.335

22,5

544.115

7,03

577.131

6,1

662.847

14,9

NHTMCP nhỏ

89.451

-

134.892

50,8

157.000

16,4

162.162

3,3

211.316

30,3

251.306

18,9

Trung bình 1 NHTMCP

43.700

-

69.252

58,5

84.514

22

84.900

0,5

89.289

5,2

99.682

11,6

Trung bình 1 NHTMNN

317.656

-

391.405

23,2

448.224

14,5

505.103

12,7

572.696

13,4

662.836

15,7

Toàn hệ thống TCTD

3.032.071

-

4.060.549

22,1

4.959.801

25,2

5.085.780

2,5

5.755.869

13,2

6.541.900

12,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 14

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả



Nếu xét về cơ cấu, tổng tài sản của hệ thống NHTMCP luôn giữ tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng tài sản của toàn bộ hệ thống các TCTD (Dao động từ 41- 43% trong khoảng thời gian 2013-2018). Tuy nhiên, diễn biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ở các nhóm NHTMCP khảo sát có xu hướng giảm mạnh và khá thất thường, đặc biệt là ở nhóm NHTM nhỏ.

Nếu năm 2014 tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 58,5% thì sang 2015 con số này chỉ còn 16,4%, và đến năm 2016- 2017 thì mức tăng trưởng bình quân chỉ còn 0,5% và 5,2%. Năm 2018, với những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc và những biện pháp kích cầu tín dụng của NHNN nên tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu hồi phục với mức 13,1% đối với toàn hệ thống NHTMCP. Điều này cho thấy hoạt động của các NHTMCP chịu ảnh hưởng khá mạnh của môi trường kinh doanh, mức chống đỡ rủi ro cũng như khả năng thích ứng điều kiện thấp.

Nếu so sánh giữa tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản cho thấy, tốc độ tăng trưởng tài sản giai đoạn 2014- 2015 ở các nhóm ngân hàng mà tác giả khảo sát luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, trong hai năm 2013 và 2014 mức tăng của tổng tài sản gấp trên 2 lần so với mức tăng vốn chủ sở hữu, thể hiện tính kém bền vững phát triển trong hệ thống các NHTMCP. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu khả quan so với hai năm 2016-2017 với mức tăng của toàn hệ thống là 13,1%, gấp 3 lần so với mức tăng vốn chủ sở hữu.

Quy mô tổng tài sản của các nhóm ngân hàng có mức độ chênh lệch khá rõ nét, nhóm NHTMCP lớn có quy mô tổng tài sản thường gấp đôi so với nhóm NHTMCP vừa, còn các NHTMCP vừa lại có quy mô tổng tài sản gấp trên dưới 3 lần so với các NHTMCP nhỏ giai đoạn 2013- 2018. Điều này cho thấy trong các NHTMCP đang có một sự phân hóa khá rõ nét về quy mô cũng như thị phần hoạt động. Với các NHTMCP nhỏ, bài toán tối ưu trong quá trình cạnh tranh không phải là mở rộng quy mô hoạt động để theo kịp các NHTMCP nhóm trên. Bởi với khoảng cách như hiện tại thì điều này có thể trở nên quá sức, lựa chọn khôn ngoan hơn cho những ngân hàng này là nên đi vào khai thác thị trường lợi thế riêng của mình hay phải có sự cộng sinh với các ngân hàng khác để tồn tại.

Nếu xét trên góc độ cạnh tranh thì quy mô tài sản bình quân của nhóm NHTMCP không chỉ quá nhỏ bé so với các NHTM khu vực và trên thế giới mà còn


nhỏ bé so với chính các NHTMNN. Điều này cho thấy hướng đi của các NHTMCP trong thời gian tới là phải nhanh chóng tăng quy mô tài sản nhằm mục đích chiếm giữ thị phần cũng như vị thế trên thị trường.

b. Quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản của các NHTMCP dao động trên dưới 50% (Bảng 3.26). Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh thị phần cho vay của khối các NHTMCP chưa cao. Tuy nhiên, yếu tố tích cực là góp phần giảm mức độ rủi ro cho các NHTMCP khi không quá tập trung vào hoạt động cho vay trong cơ cấu tài sản có. Nếu căn cứ vào khung CAMEL, tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản của các NHTMCP là nằm trong giới hạn cho phép. (Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản theo khung CAMEL là <= 60%).

Tuy có sự đa dạng hóa trong cơ cấu tài sản của NHTMCP, nhưng so với các danh mục tài sản khác thì dư nợ cho vay vẫn được coi là khoản mục có tỷ trọng cao nhất

Bảng 3.26. Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản giai đoạn 2013-2018

(ĐV %)


Ngân hàng

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

45,2

43,34

39,7

47,17

51,38

53,98

NHTMCP vừa

50,54

44,54

40,58

41,42

45,47

47,69

NHTMCP nhỏ

57,54

52,51

50,94

52,81

48,66

46,48

Trung bình 3 nhóm

47,60

44,56

40,97

46,15

52,09

52,04

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Giai đoạn 2013 - 2014, vẫn được coi là giai đoạn mà biến động về dư nợ và tốc

độ tăng trưởng cho vay “trồi sụt” tương đối lớn (Bảng 3.27).

95


Bảng 3.27. Qui mô và tăng trưởng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018.

(ĐV: Tỷ VND)



NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Số tiền


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

264.304

391.958

48,3

440.739

12,45

507.843

15,23

558.329

9,94

636.529

14,01

NHTMCP vừa

123.105

184.900

50,2

206.275

11,56

225.365

9,25

262.443

16,45

316.079

20,44

NHTMCP nhỏ

51.473

70.829

37,6

79.975

12,91

85.635

7,08

102.824

20,07

116.808

13,6

Trung bình 3 nhóm

146.294

215.896

47,57

242.330

12,24

272.948

12,63

307.865

12,79

356.472

15,79

Dư nợ toàn hệ thống

-

2.475.535

32,43

2.830.193

12,1

3.090.904

8,91

3.477.985

12,5

3.970.548

14,16

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả



Giữa các nhóm ngân hàng được phân tích, thì nhóm các NHTMCP lớn có dư nợ cho vay thường gấp trên 2 lần so với các NHTMCP vừa, và gấp trên 5 lần so với các NHTMCP nhỏ trong khoảng thời gian từ 2012- 2018 (Năm 2017, do tốc độ tăng trưởng của nhóm NHTMCP nhỏ tăng mạnh nên khoảng cách này là 4,6 lần). Điều này cũng dễ hiểu, bởi các NHTMCP lớn là những ngân hàng ra đời sớm nên những ngân hàng này thường chiếm lĩnh thị phần ở các tỉnh và thành phố lớn với mạng lưới tương đối dày đặc. Trong khi nhiều NHTMCP nhỏ mới chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang thành thị nên qui mô cho vay còn thấp, việc bước chân sang các thị trường lớn mới chỉ mang tính ban đầu.

Tốc độ tăng trưởng cho vay của các NHTMCP khá cao so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, đặc biệt trong 2 năm 2013 và 2014. Ở hai nhóm NHTMCP lớn và nhỏ tốc độ tăng trưởng cho vay lên tới trên 70%, gấp trên 2 lần so với “room”cho phép của NHNN, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp ở nhóm NHTMCP vừa nhưng mức trung bình chung của 3 nhóm ngân hàng vẫn trên 60%.

c. Chất lượng tín dụng

Song song với việc mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, các NHTMCP luôn cố gắng kiểm soát nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng. Diễn biến nợ xấu trong khoảng thời gian 2013- 2017 ở 3 nhóm NHTMCP đều có xu hướng tăng qua các năm. Mức trung bình chung của 3 nhóm từ 1,28% năm 2013 lên đến mức 3,47% năm 2016, với nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu trung bình của 3 nhóm đã giảm xuống còn 3,12%. Tốc độ tăng bình quân của nợ xấu giai đoạn 2013- 2017 là 38,65%, cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này là 33,6%. Tuy nhiên so với mặt bằng chung về nợ xấu của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu bình quân ở 3 nhóm NHTMCP vẫn thấp hơn. Ngoại trừ năm 2016 và 2017, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 3 nhóm NHTMCP ở mức trên 3%, còn lại các năm từ 2013- 2015 thì tỷ lệ nợ xấu ở các nhóm ngân hàng vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Năm 2017- 2018, với nhiều nỗ lực của các NHTMCP cùng với những chính sách chỉ đạo của NHNN trong xử lý nợ xấu, mặc dù nợ xấu vẫn ở mặt bằng cao nhưng đã giảm nhiệt dần, đặc biệt trong năm 2018.


Bảng 3.28. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018.

ĐV %


Ngân hàng

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

1,49

1,3

1,71

3,1*

2,76

2,22

NHTMCP vừa

1,09

1,49

2,21

3,01

3,06

3,39

NHTMCP nhỏ

1,54

2,64

2,85

4,36

3,44

2,61

Trung bình 3 nhóm

1,39

1,5

2,0

3,21

3,12

2,60

Toàn hệ thống TCTD**

2,05

2,04

2,86

4,86

3,79

3,25

Toàn hệ thống TCTD***

-

-

-

8,82

5,66

4,83

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

* Nếu không tính nợ xấu của SHB thì tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2016 là 2,16.

** Theo báo cáo của các TCTD

*** Theo báo cáo của cơ quan giám sát NHNN

So với mặt bằng chung toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP vẫn luôn thấp hơn. Có được kết quả trên cũng là một nỗ lực đáng khích lệ của các NHTMCP. Bởi với những bối cảnh kinh tế- xã hội trong khoảng thời gian qua thì tác động của những yếu tố khách quan đến hoạt động của các NHTM chủ yếu mang chiều hướng bất lợi. Mức chung tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống cao, ngoài nguyên nhân đóng góp của một số NHTMCP có dấu hiệu bất ổn, thì còn có sự góp phần của các NHTMNN khi chất lượng dư nợ của khối ngân hàng này đối với các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước thấp.

Nợ xấu của các NHTM tuy có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao và là vấn đề cấp bách hiện nay với nhiều NHTMCP trước những giải pháp có tính kỷ luật cao của NHNN. Bởi không chỉ tỷ lệ nợ xấu vẫn cao mà còn trong cơ cấu nợ xấu thì nợ xấu nhóm 5 (Nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần (Bảng 3.29). Tình trạng này khiến không ít NHTMCP có mức lợi nhuận âm, ăn mòn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.


Bảng 3.29. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5/Tổng dư nợ của các NHTMCP (2013-2018)

(ĐV%)


NHTM

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

0,61

0,51

0,51

1,4

1,6

1,48

NHTMCP vừa

1,01

0,63

0,8

1,5

1,83

1,68

NHTMCP nhỏ

0,57

0,43

1,53

1,03

1,92

1,01

Trung bình 3 nhóm

0,73

0,52

0,95

1,3

1,78

1,39

Nợ xấu nhóm 5/tổng nợ xấu

56,6

29,5

42,6

37,5

57,1

52,5

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Cho dù màu xám của bức tranh kinh tế đã dần thu hẹp với những con số thể hiện như lạm phát xuống thấp nhất trong vòng một thập kỷ lại đây, lãi suất tín dụng giảm nhanh, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận với những nguồn vốn giá rẻ. Nhưng tình trạng đóng băng của thị trường vẫn hoàn toàn chưa được tháo gỡ nên việc thu hồi các khoản tín dụng của ngân hàng vẫn hết sức khó khăn. Vấn đề cốt lõi trong việc hạn chế nợ xấu giờ đây đã trở nên quá sức đối với các NHTM, nó cần một sự hợp lực và đồng bộ của nhiều giải pháp hỗ trợ của các nhà quản lý chứ không chỉ dừng lại ở những nỗ lực riêng của các NHTMCP.

d. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Không ai có thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn huy động đối với các NHTM cũng như đối với nền kinh tế. Mặc dù trong hai năm 2016 và 2017, vấn đề huy động vốn không còn quá “nóng” đối với các NHTM, nhưng với các NHTMCP thì bài học đắt giá về công tác huy động vốn trong giai đoạn 2008- 2011 luôn là vấn đề cảnh báo cho công tác quản trị nguồn vốn của ngân hàng.


Bảng 3.30. Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTMCP*.

(ĐV: Tỷ VND)


NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018



Số tiền


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng


Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

393.713

556.294

41,3

649.086

16,7

717.650

10,6

797.532

11,1

918.831

15,2

NHTMCP vừa

147.142

256.401

74,3

287.858

12,3

338.072

17,4

423.005

25,1

497.225

17,6

NHTMCP nhỏ

55.778

81.024

45,26

90.433

11,61

101.617

12,37

132.105

30

148.637

12.5

Trung bình 3 nhóm

198.878

297.906

49,82

342.459

14,95

385.780

12,65

450.881

16,88

521.574

15,68

Tốc độ tăng toàn hệ thống

-

-

36,2

-

12,4

-

16

-

15,6

-

14,4

* Chỉ bao gồm vốn huy động từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của TCKT, dân cư.

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả


So sánh về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTMCP và tốc độ tăng của toàn hệ thống cho thấy tốc độ tăng của các NHTMCP luôn lớn hơn, nhất là trong năm 2013 và 2014. Sở dĩ tốc độ tăng huy động vốn trong hai năm này ở các NHTMCP luôn cao bởi những ngân hàng này thường sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong việc huy động vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024