- Thu nhập: Thu nhập bình quân/tháng của người tham gia khảo sát.
- Khoảng cách chuyến đi: độ dài của chuyến đi.
- Cơ hội sử dụng phương tiện cá nhân: số phương tiện cá nhân mà người tham gia khảo sát có thể sử dụng (thường là số phương tiện trong gia đình).
- Quyết định lựa chọn: có lựa chọn phương thức đi lại cụ thể hay không (hoặc lựa chọn phương thức đi lại nào).
Theo định hướng nghiên cứu, bảng hỏi 40 câu được thiết kế với 13 thang đo, trong đó 12 thang đo nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và 1 thang đo quyết định lựa chọn của người thực hiện chuyến đi. Chi tiết xem phụ lục 1.
3.1.3.2 Chọn mẫu điều tra
Theo lý thuyết kích thước mẫu phải lớn tối thiểu gấp 5 lần số câu hỏi trên phiếu, do đó, trong nghiên cứu đã sử dụng 800 phiếu điều tra cho thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điều tra là những người thực hiện chuyến đi tại thành phố Hồ Chí Minh với độ tuổi từ 12 trở lên. Về tuổi các đối tượng điều tra được chia thành các nhóm:
- Nhóm 1: dưới 21 tuổi
- Nhóm 2: từ 22 đến 45 tuổi
- Nhóm 3: từ 46 đến 60 tuổi
- Nhóm 4: ngoài 60 tuổi
3.1.3.3 Phương pháp thu thập số liệu
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu bao gồm những dữ liệu mô phỏng lý thuyết, các quan điểm và thông tin cũng như dữ liệu liên quan đến lĩnh vực dự báo nhu cầu đi lại mà luận án sử dụng phần lớn có nguồn từ những bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu, luận án của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên mạng Internet. Do vậy, để đảm bảo giá trị và tính chính xác của dữ liệu, các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu được sử dụng để lựa chọn ra những dữ liệu tốt nhất.
Các dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập
thông qua phỏng vấn trên cơ sở bảng câu hỏi được thiết kế ở trên với mục đích thu thập các thông tin liên quan tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi.
Số liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng
[29] theo nơi cư trú. Tỷ lệ phiếu phát ra điều tra tỷ lệ với dân số các quận huyện của khu vực nghiên cứu. Các khảo sát được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn tại nơi làm việc. Cụ thể cấu trúc lấy mẫu được tính toán theo tỷ lệ dân số các quận huyện theo niên giám thống kê [23] như sau:
Bảng 3. 2 Cơ cấu lấy mẫu
TP. Hồ Chí Minh | |||||||||
STT | Quận/Huyện | Dân số (Người) | Tỷ lệ (%) | Số phiếu (Phiếu) | STT | Quận/Huyện | Dân số (Người) | Tỷ lệ (%) | Số phiếu (Phiếu) |
1 | Quận 1 | 211220 | 2.44 | 20 | 13 | Gò Vấp | 663313 | 7.67 | 61 |
2 | Quận 2 | 161957 | 1.87 | 15 | 14 | Tân Bình | 470699 | 5.45 | 44 |
3 | Quận 3 | 199095 | 2.30 | 18 | 15 | Tân Phú | 491300 | 5.68 | 45 |
4 | Quận 4 | 183894 | 2.13 | 17 | 16 | Bình Thạnh | 490618 | 5.68 | 45 |
5 | Quận 5 | 183544 | 2.12 | 17 | 17 | Phú Nhuận | 183288 | 2.12 | 18 |
6 | Quận 6 | 262757 | 3.04 | 24 | 18 | Thủ Đức | 542612 | 6.28 | 50 |
7 | Quận 7 | 327223 | 3.79 | 30 | 19 | Bình Tân | 729366 | 8.44 | 68 |
8 | Quận 8 | 432558 | 5.00 | 40 | 20 | Củ Chi | 418655 | 4.84 | 39 |
9 | Quận 9 | 310739 | 3.60 | 29 | 21 | Hóc Môn | 446056 | 5.16 | 41 |
10 | Quận 10 | 241327 | 2.79 | 22 | 22 | Bình Chánh | 652900 | 7.55 | 60 |
11 | Quận 11 | 237110 | 2.74 | 22 | 23 | Nhà Bè | 177990 | 2.06 | 16 |
12 | Quận 12 | 549064 | 6.35 | 51 | 24 | Cần Giờ | 75759 | 0.88 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Và Dự Báo Phân Bổ Nhu Cầu Đi Lại Đô Thị
- Phương Pháp Tiếp Cận Mô Hình Hóa Nhu Cầu Đi Lại Đô Thị
- Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Bằng Phương Pháp Phân Tích Nhân Tố Khám Phá
- Xây Dựng Mô Hình Hồi Quy Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Tới Quyết Định Lựa Chọn Phương Thức Vận Tải Của Người Thực Hiện Chuyến Đi
- Số Liệu Phục Vụ Dự Báo Phân Bổ Nhu Cầu Đi Lại
- Mô Hình Logit Đa Thức Trong Dự Báo Phân Bổ Nhu Cầu Đi Lại Cho Các Phương Thức Vận Tải (Dự Báo Lựa Chọn Phương Thức Vận Tải)
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê 2017)
3.1.3.4 Xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được loại bỏ các quan sát trùng lặp và các quan sát ngoại lai trong quá trình nhập liệu để đảm bảo có đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích. Quá trình nhập liệu được tiến hành trên phần mềm Microsoft Excel.
Các số liệu thô sau khi được nhập vào cơ sở dữ liệu sẽ được đánh giá độ tin cậy theo phương pháp phân tích hệ số tin cậy (Cronbach Anpha). Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo. Kiểm định Cronbach Alpha giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy (có hệ số
tương quan biến và tổng biến nhỏ hơn 0,4) và nếu đạt giá trị Cronbach Anpha ≥
0.7 thì được coi là đạt độ tin cậy và có thể sử dụng trong nghiên cứu. Thậm chí các thang đo có hệ số Cronbach Anpha từ 6.0 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp nghiên cứu mang tính chất khám phá.
Các số liệu đạt độ tin cậy sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo tiếp tục được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis). Trong phân tích nhân tố, hệ số tải nhân tố được chia làm các nhóm:
- Hệ số tải nhân tố = 0,3 được coi là đạt mức tối thiểu
- Hệ số tải nhân tố > 0,4 được coi là có ý nghĩa trong nghiên cứu
- Hệ số tải nhân tố > 0,5 được coi là có ý nghĩa thực tiễn.
Do vậy, những biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ bị loại bỏ, đồng thời chỉ giữ lại nhưng biến có tổng phương sai trích >50%. Trong phân tích nhân tố (EFA), phương pháp Principal Components Analysis với phép quay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Điểm dừng khi trích các yếu tố là trị số Eigenvalue bằng 1 [21]. Quá trình phân tích nhân tố giúp xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức đi lại của người thực hiện chuyến đi. Quá trình này cũng có thể giúp hình thành một số nhóm nhân tố mới dựa trên việc kết hợp và gộp các biến quan sát được đưa vào phân tích ban đầu.
Các nhân tố ảnh hưởng được xác định trong phân tích khám phá được tính toán lại số liệu và sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho phân tích hồi quy [24, 25].
Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố tới quyết định lựa chọn phương thức đi lại của người thực hiện chuyến đi. Mức độ ảnh hưởng thể hiện thông qua dấu và độ lớn của các tham số được ước lượng trong phương trình hồi quy. Những nhân tố nào có độ lớn của tham số lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những nhân tố có dấu của tham số âm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại.
Quá trình kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics 22.
3.1.4 Mô tả kết quả cuộc điều tra
3.1.4.1 Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính
Trong số 775 người tham gia phỏng vấn (số phiếu còn lại sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ), tỷ lệ nữ chiếm 48,8% tương ứng với 378 người và tỷ lệ nam chiếm 51,2% tương ứng với 397 người. Tỷ lệ này có chút sai lệch nhỏ với cơ cấu dân số theo giới tính của thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên có thể chấp nhận được do cỡ mẫu nhỏ. Kết cấu mẫu điều tra theo giới tính thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3. 3 Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính
Số lượng (Người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ có hiệu lực (%) | Tỷ | lệ tích lũy (%) | |
Valid | nam | 397 | 51.2 | 51.2 | 51.2 |
nu | 378 | 48.8 | 48.8 | 100.0 | |
Toàn bộ | 775 | 100.0 | 100.0 |
3.1.4.2. Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi
Trong số các đối tượng tham gia khảo sát, nhóm 2 có độ tuổi từ 22 đến 45 chiếm tỷ trọng cao nhất (72.1%) tiếp đến là nhóm có độ tuổi dưới 21 đa phần là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 17,7%. Nhóm ngoài độ tuổi lao động (trên 60) chiếm 2,8%.
Bảng 3. 4 Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi
Số lượng (Người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ có hiệu lực (%) | Tỷ l | ệ tích (%) | lũy | |
Valid | nhom1 | 137 | 17.7 | 17.7 | 17.7 | |
nhom2 | 559 | 72.1 | 72.1 | 89.8 | ||
nhom3 | 57 | 7.4 | 7.4 | 97.2 | ||
nhom4 | 22 | 2.8 | 2.8 | 100.0 | ||
Toàn bộ | 775 | 100.0 | 100.0 |
3.1.4.3 Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập
Kết quả điều tra cho thấy đa phần đối tượng tham gia khảo sát có thu nhập dưới 10 triệu/tháng, trong đó nhóm có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu
chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ 49,9%, nhóm thu nhập dưới 5 triệu/tháng đứng thứ 2 với tỷ lệ 35,1%. Các nhóm có thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể: nhóm có thu nhập từ 10 đến 15 triệu chiếm tỷ lệ 9,8%, nhóm có thu nhập từ 15 đến 20 triệu chiếm tỷ lệ 2,3% và nhóm có thu nhập cao (>20 triệu/tháng) chiếm tỷ lệ 2,8%.
Bảng 3. 5 Cơ cấu mẫu điều tra theo thu nhập
Số lượng (Người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ có hiệu lực (%) | Tỷ lệ tích lũy (%) | |
Valid <5 | 272 | 35.1 | 35.1 | 35.1 |
>20 | 22 | 2.8 | 2.8 | 37.9 |
10-15 | 76 | 9.8 | 9.8 | 47.7 |
15-20 | 18 | 2.3 | 2.3 | 50.1 |
5-10 | 387 | 49.9 | 49.9 | 100.0 |
Toàn bộ | 775 | 100.0 | 100.0 |
3.1.4.4 Cơ cấu đối tượng điều tra theo phương tiện đi lại hàng ngày
Bảng 3. 6 Cơ cấu mẫu điều tra theo phương tiện đi lại hàng ngày
Số lượng (Người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ có hiệu lực (%) | Tỷ l | ệ tích (%) | lũy | |
Valid | khac | 42 | 5.4 | 5.4 | 5.4 | |
oto | 23 | 3.0 | 3.0 | 8.4 | ||
taxi | 11 | 1.4 | 1.4 | 9.8 | ||
xebuyt | 96 | 12.4 | 12.4 | 22.2 | ||
xedap | 35 | 4.5 | 4.5 | 26.7 | ||
xemay | 532 | 68.6 | 68.6 | 95.4 | ||
xeom | 36 | 4.6 | 4.6 | 100.0 | ||
Toàn bộ | 775 | 100.0 | 100.0 |
Phần lớn đối tượng tham gia khảo sát sử dụng phương tiện cá nhân là xe máy phục vụ cho việc đi lại hàng ngày với tỷ lệ 68,6%, tỷ lệ này giảm dần theo phương tiện như sau: xe buýt 12,4%, loại khác 5,4%, xe ôm, 4,6%, xe đạp 4,5%
… và thấp nhất là taxi với tỷ lệ 1,4%
3.1.4.5 Cơ cấu đối tượng theo nghề nghiệp
Theo nghề nghiệp, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân viên văn phòng với tỷ lệ 22,2%, tiếp đến là học sinh, sinh viên với tỷ lệ 16,9%. Hai nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là hưu trí (1,7%) và giúp việc (1,4%).
Bảng 3. 7 Cơ cấu mẫu điều tra theo nghề nghiệp
Số lượng (Người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ có hiệu lực (%) | Tỷ l | ệ tích (%) | lũy | |
Valid | baove | 4 | .5 | .5 | .5 | |
congnhan | 97 | 12.5 | 12.5 | 13.0 | ||
giaovien | 15 | 1.9 | 1.9 | 15.0 | ||
giupviec | 11 | 1.4 | 1.4 | 16.4 | ||
hssv | 131 | 16.9 | 16.9 | 33.3 | ||
huutri | 13 | 1.7 | 1.7 | 35.0 | ||
khac | 83 | 10.7 | 10.7 | 45.7 | ||
noitro | 24 | 3.1 | 3.1 | 48.8 | ||
nvkd | 115 | 14.8 | 14.8 | 63.6 | ||
nvvp | 172 | 22.2 | 22.2 | 85.8 | ||
quanly | 26 | 3.4 | 3.4 | 89.2 | ||
tudo | 84 | 10.8 | 10.8 | 100.0 | ||
Toàn bộ | 775 | 100.0 | 100.0 |
3.1.5 Xác định nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi
3.1.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo đóng một vai trò rất quan trọng tới tính chính xác và phù hợp của kết quả nghiên cứu. Nó một mặt giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy mặt khác giúp nghiên cứu điều chỉnh và phát triển thang đo chính thức. Thang đo trong nghiên cứu này hầu hết do tác giả tự phát triển cho nên việc kiểm định độ tin cậy của thang đo là rất cần thiết.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua chỉ tiêu Cronbach’s Alpha, theo lý thuyết tiêu chí này:
- Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Giá trị của cột “ Cronbach's Alpha if Item Deleted ” biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường chúng ta sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation), nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Thang đo chính thức sẽ được xây dựng lại theo những biến quan sát có đủ độ tin cậy.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo như sau:
Bảng 3. 8 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach's Alpha | Biến bị loại | |
Thời gian (TG) | 0,758 | Không |
Sở hữu bằng lái xe (BL) | 0,694 | Không |
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CPTN) | 0,827 | Không |
Chính sách của Chính phủ (CS) | 0,770 | CS3 |
Tuổi (T) | 0,750 | T3 |
Chi phí (CP) | 0,779 | Không |
Nghề nghiệp (NN) | 0,708 | Không |
Giới tính (GT) | 0,785 | GT3 |
Chất lượng phương thức (CL) | 0,776 | Không |
Thu nhập (TN) | 0,758 | Không |
Khoảng cách (KC) | 0,747 | Không |
Cơ hội sử dụng phương tiện cá nhân (CH) | 0,774 | CH1 |
Quyết định lựa chọn (LC) | 0.814 | Không |
Như vậy, trong số 40 câu hỏi trong phần 2 của phiếu khảo sát các câu hỏi có mã CS3, T3, GT3 và CH1 bị loại còn các câu hỏi còn lại được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Độ tin cậy của các thang đo đều đảm bảo yêu cầu. Chi tiết đánh giá độ tin cậy của các thang đo xem phụ lục 2.
3.1.5.2 Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện trên cơ sở 32 biến sau khi loại bỏ các biến CS3, T3, GT3 và CH1.
a. Kiểm định tính phù hợp của bộ câu hỏi
Kiểm định KMO cho kết quả 0,506 > 0,5 cho thấy bảng câu hỏi phù hợp với phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 3. 9 Kết quả kiểm định KMO
KMO and Bartlett's Test
.506 | |
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square | 10733.461 |
df | 496 |
Sig. | .000 |
b. Phân tích nhân tố khám phá
Với 32 biến được giữ lại trong nghiên cứu, thủ tục xoay nhân tố được tiến hành nhằm mục đích phân nhóm lại các biến quan sát thành các nhóm nhân tố ảnh hưởng khác nếu có thể.
Bảng 3. 10 Trích bảng tổng phương sai
Total Variance Explained
Initial | Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | Rotation Sums of Squared Loadings | ||||||
Total | % of Variance | Cumulati ve % | Total | % of Variance | Cumulati ve % | Total | % of Variance | Cumulati ve % | |
1 | 2.845 | 8.891 | 8.891 | 2.845 | 8.891 | 8.891 | 2.298 | 7.181 | 7.181 |
2 | 2.775 | 8.673 | 17.564 | 2.775 | 8.673 | 17.564 | 2.177 | 6.805 | 13.985 |
3 | 2.417 | 7.554 | 25.117 | 2.417 | 7.554 | 25.117 | 2.167 | 6.773 | 20.758 |
4 | 2.396 | 7.488 | 32.605 | 2.396 | 7.488 | 32.605 | 2.135 | 6.673 | 27.431 |
5 | 2.129 | 6.654 | 39.259 | 2.129 | 6.654 | 39.259 | 2.123 | 6.634 | 34.065 |
6 | 2.006 | 6.268 | 45.527 | 2.006 | 6.268 | 45.527 | 2.041 | 6.378 | 40.443 |
7 | 1.878 | 5.868 | 51.395 | 1.878 | 5.868 | 51.395 | 1.970 | 6.156 | 46.599 |
8 | 1.857 | 5.805 | 57.200 | 1.857 | 5.805 | 57.200 | 1.965 | 6.141 | 52.739 |
9 | 1.641 | 5.127 | 62.327 | 1.641 | 5.127 | 62.327 | 1.872 | 5.850 | 58.589 |
10 | 1.535 | 4.796 | 67.123 | 1.535 | 4.796 | 67.123 | 1.847 | 5.773 | 64.362 |
11 | 1.392 | 4.350 | 71.473 | 1.392 | 4.350 | 71.473 | 1.755 | 5.486 | 69.848 |
12 | 1.235 | 3.859 | 75.333 | 1.235 | 3.859 | 75.333 | 1.755 | 5.485 | 75.333 |
Bảng kết quả cho thấy 32 biến quan sát được phân thành 12 nhân tố với tổng phương sai trích là 75,33% (>50%) đã đạt yêu cầu trong phân tích. Sau khi sử dụng phương pháp xoay Varimax, ma trận xoay nhân tố được thể hiện trong bảng 3.11.