Dự Báo Nguy Cơ Đối Với Công Tác Bảo Tồn.

mà nhà quản lý cần nói với người dân là du khách đến đây chính là vì những nét đặc trưng nguyên sơ của những người nơi đây. Nhưng buổi văn nghệ hay các lễ hội cần phải được duy trì và phát triển theo hướng truyền thống. Phải làm sao cho cộng đồng địa phương thực sự hiểu được giá trị mà họ có.

4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn.

- Nguy cơ về sự thâm nhập bất hợp pháp:


DLST đưa những người khách từ các khu vực khác đến đây, dẫn đến họ mang theo những nhu cầu sở dụng các sản phẩn từ rừng và các động thực vật quý hiếm chẳng hạn như họ sẽ đòi ăn nhưng món ăn chế chiến từ thịt các loài thú quý hiến mà ở một số VQG đã có hiện tượng đó. Một số loài thực vật quý hiến cũng được du khách đặt mua, với giá rất cao... Chính nhu cầu này cao, lợi nhuận lớn nên sẽ gây nên những tác động nguy hiểm vào các hệ sinh thái trọng yếu mà VQG Vũ Quang đang phải ngày đêm quan tâm bảo vệ.

- Vượt quá sức chứa của VQG Vũ Quang;


Đây có thể nói là một vấn đề rất quan trọng, song do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên tác giả chưa thể có những đo đếm chính xác về sức chứa sinh thái của từng khu vực. Nhưng nếu hoạt động DLST diễn ra nếu số lượng khách quá động vô hình sẽ có tác động rất nguy hiển với tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi đây, đặc biệt là các loài động vật vốn quen sống hoang dã.

- Ô nhiễm môi trường cảnh quan:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Khách du lịch đến kéo theo các hoạt động phục vụ, dịch vụ làm tăng nguy cơ ôi nhiễm nơi đến, đặc biệt là hoạt động DLST diễn ra nơi thiên nhiên hoang sơ, nên các hoạt động của du khách càng có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ như việc vức rác bừa bãi của khách, nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai do du khách mang đến....

4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện‌

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 12


4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường cảnh quan

Hoạt động du lịch sinh thái với nhiều lợi ích mang đến cho công tác bảo tồn, cộng đồng địa phương ở VQG. Bên cạnh đó, cũng có những tác động nhất bất lợi đến với công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG Vũ Quang như đã xác định ở trên. Nhằm mục đích giảm thiều các tác động bất lợi tác giả đề xuất ra một số biện pháp như sau:

+ Để phát triển DLST đúng với mục đích và ý nghĩa của nó, VQG Vũ Quang cần xây dựng được quy hoạch cụ thể về phát triển hoạt động DLST, trong đó cần xem xét đến sức chứa của hệ sinh thái trước khi đem các sản phẩm ra giới thiệu, phục vụ du khách.

+ Khi thiết kế các tuyến điểm phục vụ DLST cần xem xét xây dựng các công trình, như đường mòn thiên nhiên các công trình phụ trợ khác cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định với việc phát triển DLST trong rừng đặc dụng.

+ Hoạt động du lịch sinh thái khi được triển khai, cần có các quy định cụ thể như: nội quy của khách tham quan, những vấn đề khách cần phải quan tâm, tăng cường tuyên truyền cho du khách, và sử dụng các hướng dẫn viễn đồng thời là người theo dòi giám sát các hoạt động của khách.

+ Thường xuyên có các đợt tuyên truyền, tập huấn cho các cán bộ nhân viên và người dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhằm nâng cao kiến thức kỷ năng phục vụ khách và hướng dẫn khách bảo vệ môi trường.

4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Vũ Quang

a. Cơ chế chính sách


- Mặc dù hiện nay hoạt động DLST đã có một số văn bản hành, song vẫn còn có nhiều vướng mắc bất cập. Để hoạt động DLST ở các VQG nói chung và ở Vũ

Quang nói riêng phát triển được cần có những quy định rò hơn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

- VQG Vũ Quang, là một đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, nên đơn vị cần có sự những đề xuất và phối hợp với UBND tỉnh nhằm ban hành các chính sách thuộc phạm vi mà tỉnh quản lý như: Đưa hoạt động DLST lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Tham mưa để tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp với Ban quản lý VQG Vũ Quang triển khai kịp thời có hiệu quả các hoạt động DLST.

- Do hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang có một phần nằm trong khu vực biên giới, nên VQG Vũ Quang cần phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan như: Công an, Bộ đội biên phòng, Tỉnh đội Hà Tĩnh... để xây dựng thống nhất một cách thức tổ chức hoạt động DLST có sự đồng thuận cao, tạo điều kiện cho hoạt động DLST triển khai dễ dàng.

b. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:


Đây là một vấn đề quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến việc triển khai thưc hiện hoạt động DLST, chính vì vậy VQG Vũ Quang cần đưa ra các chủ trương cụ thể, trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành. Nhằm thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế. Cần vận dụng triệt để các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các NGO nhằm thực hiện triển khai các dự án đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động DLST.

c. Tìm kiếm thị trường.


VQG Vũ Quang cần chủ động xây dựng trang web của Vườn nhằm quảng bá rộng rãi hoạt động DLST lên mạng internet. Liên hệ với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế, tăng cường các mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý và xúc tiến hoạt động du lịch nhằm giới thiệu hoạt động DLST của VQG Vũ Quang đến tận các khách du lịch tiềm năng.

d. Giải pháp về nhân lực cho hoạt động DLST.


- Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động của một dự án nào. Chính vì vậy mà để phát triển DLST VQG Vũ Quang cần có

chính sách đào tạo lại cán bộ quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng đặc biệt là các hộ dân tham gia các hoạt động du lịch. Cần có chiến lược đào tạo cán bộ là người của địa phương để thuận lợi cho sự phát triển DLST lâu dài và bền vững.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ


1. Kết luận.

DLST đang được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, và được coi là loại hình du lịch có quan hệ chặt chẽ và có trách nhiệm với môi trường, được phát triển trên cơ sở bảo tồn gắn với nguyên tắc và yêu cầu phát triển bền vững, chính vì vậy các VQG và KBTTN chính là những mảnh đất lý tưởng để phát triển DLST.

VQG Vũ Quang có tiềm năng DLST phong phú, với nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ như: thác Thang Đày, Suối Nam Châm, Thác Cổng Trời..., bên cạnh đó là sự đa dạng sinh học cao với các loài đang được cả thế giới quan tâm mà chỉ có thể quan sát được ở Vũ Quang, như Sao la, Mang lớn, nhiều loài chim đặc hữu chỉ có ở Vũ Quang hoặc là đại diện của Bắc miền Trung Việt Nam. Mặt khác Vườn còn có một giá trị lịch sử và tự nhiên mà không nơi nào có được đó là Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Vũ Quang. Tuy nhiên DLST ở đây chưa được triển khai thực hiện.

Các loài hình du lịch phù hợp, khai các thị trường tiềm năng, các tuyến đề xuất phát triển, hoạt động giáo dục môi trường, các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động DLST và hưởng lợi cũng đã được đề xuất.

Trên cơ sở định hướng đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLST phát triển hiểu quả, đúng với mục tiêu bảo tồn, như giải pháp về vốn, nhân lực, thể chế chính sách, về truyền thông...

Bên cạnh đó cũng đã đưa ra các mặt lợi ích, các mối đe dọa khi phát triển du lịch sinh thái và đưa ra những khuyến cáo, để VQG Vũ Quang xem xét trước khi triển khai các hoạt động DLST như bảo vệ môi trường cảnh quan, các tác động xấu đến văn hóa cộng đồng, các mối nguy hiểm với các loài động thực vật hoang dã.

2. Kiến nghị

VQG Vũ Quang có tiềm năng DLST lớn, cần phát triển DLST đề hỗ trợ cho công tác bảo tồn. Tuy nhiên đề tài luận văn được tác giả thực hiện trong một thời

gian ngắn lại liên quan nhiều lĩnh vực, chính vì vậy mà trong luận văn của mình tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất phát triển DLST và đưa ra một số giải pháp định hướng thực hiện. Đây chỉ là những vấn đề mang tính bước đầu cần được nghiên cứu sâu rộng hơn. Cụ thể như:

- Vấn đề sức chứa sinh thái, sức chứa vật lý, sức chứa tâm lý, sức chứa quản lý của hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Vũ Quang.

- Cần tăng cường nghiên cứu cơ bản về thành phần loài tập tính, quá trình sinh trưởng phát triển, để phục vụ công tác bảo tồn ở đây được tốt hơn, bên cạnh phục vụ cho phát triển DLST.

- Cần có nghiên cứu tỉ mỉ hơn để đưa ra được các quy hoạch cụ thể cho việc phát triển du lịch sinh thái ở VQG Vũ Quang.

- Có thể nghiên cứu thêm mối quan hệ giữa phát triển DLST với cộng đồng dân cư ở khu vực VQG Vũ Quang.

-Nghiên cứu mô hình Làng Sinh thái và các mô hinh phát triển kinh tế phù hợp với vùng đệm VQG Vũ Quang. Để triển khai nhằm hỗ trợ cho hoạt động DLST và nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng đệm VQG Vũ Quang.

VQG Vũ Quang cần tích cực vận động, kiêu gọi đầu tư để phát triển hoạt động DLST nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân ở vùng đệm. Mặt khác khi phát triển DLST cần đảm bảo các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên do còn thiếu về kinh nghiệm và kiến thức, do vậy không tránh khỏi thiếu rót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andrei Kuznetsov cộng tác với Anne Marie Guigue, 2001. Rừng tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội

2. Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững - Bên kia chân trời xanh. do IUCN, WWF, NEA, phối hợp biên dịch xuất bản năm 1998.

3. Báo cáo xã hội Dự án VCF Vũ Quang tháng 6/2010.


4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007. Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục kiểm lâm, 2004. Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam.

6. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng hạng KBTTN Vũ Quang thành VQG Vũ Quang.

7. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Quy chế quản lý rừng. Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

8. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2004. Luật bảo vệ phát triển rừng,. Nhà xuất bản nông nghiệp.

9. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật Du lịch. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Eve, R.., S Madhavan và Vũ Văn Dũng, 2000. Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.

11. Lê Huy Bá, 2005. Du lịch Sinh thái. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

12. Lê Bá Huy, 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản giáo dục.

13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2007. Tiếp cận Hệ thống trong nghiên cứu Môi trường và phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Phạm Trường Hoàng, 2009. Kinh nghiệm phát triển DLST tại Nhật Bản đối với Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam số 8/2009.

15. Trương Quang Học, 2005. Báo cáo tổng hợp về quan điểm và phương pháp nghiên cứu những vấn đề kinh tế - Xã hội – Môi trường trên quan điểm Hệ sinh thái. Đề tài KC.08.07. Bộ Khoa học Công nghệ.

16. Jill Grant, 1999. Xây dựng và thực hiện chiến lược Quốc gia về DLST của Australia . Tài liệu hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về DLST ở Việt Nam.

17. Kreg Lindberg, 1999. Du lịch Sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam”. Tổng cục Môi trường xuất bản tháng 1 năm 1999.

19. Lê Trọng Cúc 2009. Chuyên đề: Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường, 2010. Hiện trạng và những giải pháp cho phát triển DLST tại Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo hội thảo “Xây dựng chính cơ chế chính sách phát triển DLST tại các VQG/KBT Việt Nam” Hà Nội – Cúc Phương ngày 25-27 tháng 11 năm 2010.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí