Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 2

nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe cho nhân dân được nâng lên. Mạng lưới y tế cơ sở được kiện toàn từ trạm ytế các xã, thị trấn đến tổ y tế ấp; tất cả các xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế;cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, bảo đảm nhu cầu khám, chữabệnh và phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ,thể dục thể thao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạtnhiều kết quả tích cực.

Trong điều kiện khó khăn chung, giai đoạn 2010-2015, huyện đã huy độngđược 361 tỷ đồng đầu tư phát triển hơn 200 công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạonông thôn, nhất là vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Đến nay,huyện có hai xã Long Hưng và Mỹ Hương được công nhận chuẩn quốc gia xâydựng nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 12 đến 15 tiêu chí. Huyện cũng đã đầutư và huy động nhân dân đóng góp 34,5 tỷ đồng xây dựng 148 căn nhà tình nghĩa,1.300 căn nhà tình thương cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội,hộ nghèo và đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộnghèo của huyện xuống còn 8,88%, trong đó hộ đồng bào dân tộc Khmer giảm chỉcòn 13,86%.

Về lĩnh vực nước sạch và VSMT nông thôn, căn cứ mục tiêu cung cấp nướcsạch nông thôn giai đoạn 2016- 2020 đến năm 2020 về cấp nước có 99% dân sốnông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 60% sử dụng nướcsạch đạt QCVN 02:2009/BYT với số lượng 80 lít/ngày. Để hoàn thành mục tiêutrên đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn cho hệ thống công trình cấp nướctập trung nông thôn của tỉnh nói chung và cho huyện Mỹ Tú nói riêng. Hiện nay,chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn đã kết thúc, nguồn ngân sáchtỉnh đầu tư cho lĩnh vực cấp nước nông thôn cũng rất khó khăn. Như vậy cần phảicó sự huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế khácmới có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.

1.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên về khu vực nghiên cứu1.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Mỹ Tú nằm trên tọa độ địa lý 9o52 – 9o78 vĩ độ Bắc và 105o74 – 106o kinh Đông, giáp ranh với 05 huyện, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng và huyện LongMỹ - tỉnh Hậu Giang. Cụ thể như sau:

Phía Đông giáp với Thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên.

Phía Tây giáp với huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, huyện Ngã Năm vàhuyện Thạnh Trị;

Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, Ngã Năm và huyện Mỹ Xuyên;

Phía Bắc giáp với huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang và huyện Châu Thành.Với vị trí này đã tạo điều kiện cho Mỹ Tú có lợi thế mở rộng giao lưu kinh tế

- văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩacó diện tích 1.143,02 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện.Do nằm ở phía Tây sông Hậu nên Mỹ Tú tiếp giáp cả vùng mặn và vùng ngọt.


1.2.2 Khí hậu

Do nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên khí hậu của huyệnmang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khíhậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 02 mùa mưa nắng rõ rệt. Gió mùa Tây Namđược hình thành từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Đông Bắc được hình thành từtháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình/năm là 3,9m/s, trung bìnhtháng lớn nhất là 4,9 m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1 m/s.


1.2.3 Tài nguyên đất đai

Toàn huyện có 04 nhóm đất chính sau rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp:

Một là, nhóm đất phèn chiếm 35,21% diện tích toàn huyện, gồm nhóm đấtphèn trung bình tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Hương, một phần ở xã Long Hưng,Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và nhóm đất phèn nặng tập trung ở các xã Mỹ Phước,Mỹ Tú, một phần ở xã Long Hưng. Loại đất này không cho giá trị sản xuất nôngnghiệp cao, ngoại trừ các đất phèn có tầng phèn sâu, mặn nhẹ có khả năng sản

xuất lúa 1-2 vụ trong mùa mưa (lúa Hè thu, lúa Mùa hoặc lúa Hè thu + lúa Mùa).Chủ yếu sử dụng cho việc trồng tràm và một số cây chịu phèn như khóm, mía,…

Hai là, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 43,95% diện tích toàn huyện, tậptrung nhiều nhất ở các xã Thuận Hưng, Phú Mỹ và Mỹ Hương. Đây là vùng đấtchịu ảnh hưởng của kênh xáng Phụng Hiệp không có phèn, mặn nên được xếp vàoloại phù sa ngọt và được phù sa trẻ bồi đắp.

Ba là, nhóm đất giồng cát chiếm 0,44% diện tích toàn huyện, tập trung chủyếu ở phía Đông Bắc của huyện như xã Mỹ Hương, Long Hưng, được cấu tạo bởicát mịn thường có dạng vòng cung kéo dài chạy dọc theo các bờ biển hoặc sông.Đất giồng cát có thể nằm nổi lên mặt đất hoặc bị chôn vùi ở độ sâu nhất định.

Bốn là, nhóm đất nhân tác chiếm 12,44% diện tích toàn huyện tập trung chủyếu ở phía Đông Bắc. Được hình thành trong quá trình canh tác của con người vàsự tác động cơ giớ hóa, lên líp,…chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất vườn đã được lênlíp, phân bố rộng khắp các xã trong huyện.


1.2.4 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, gồm hai nguồn chính: nước mặt vànước ngầm, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị lớn trongviệc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Nguồn nước mặt được lấy từsông Hậu theo quản lộ Phụng Hiệp – Cà Mau vào các kênh 8 thước, 9 thước, TràCú, Quản lộ đi Nhu Gia,… đây là nguồn nước ngọt rất quan trọng phục vụ chosinh hoạt và sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Nguồn nước ngầm được khai thácsử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan, chấtlượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan, thông thường là khoan sâudưới 30m. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, đời sống của nhân dân góp phần khôngnhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn huyện.


1.2.5 Tài nguyên sinh vật

Mỹ Tú có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, rất có ích cho pháttriển kinh tế của vùng. Nổi bật nhất là tài nguyên thủy sản và tài nguyên rừng.

+ Tài nguyên thủy sản: Nhờ hệ thống kênh mương chằng chịt với tổngchiều dài các tuyến kênh mương là 1.459,56 km, mật độ kênh là 2,68 km/km2, dođó tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, đa số là các loại thủy sản nướcngọt, có một phần nhỏ thủy sản nước lợ như tôm sú được nuôi ở khu vực ngoài đêcó lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phạm vị toàn huyện. Cácloại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá mè vinh, cá rô phi, rô đồng, cátrê lai, tôm càng xanh, tôm sú, ba ba, rùa,….

+ Tài nguyên rừng: Rừng được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp kémhiệu quả với diện tích là 1.050 ha, tập trung ở các lâm trường thuộc các phântrường Sóc Trăng, Mỹ Phước, Phú Lợi và rải rác ở Long Hưng, Hưng Phú, chủyếu là trồng tràm, bạch đàn, xà cừ; ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớntrong công tác phòng hộ và bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của các loài sinh vậtcó giá trị như: ong, rùa, rắn và các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò,…đặc biệt có môhình trồng tràm kết hợp với nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao.


1.2.6 Tài nguyên con người

Là nơi gắn kết và sinh sống của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộckinh chiếm 75,54%, Hoa chiếm 1,59%, Khmer chiếm 22,87%. Cộng đồng các dântộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền vănhóa phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Mỹ Tú luôn là vùngđất có truyền thống văn hóa và cách mạng. Cộng đồng các dân tộc trong huyện cótinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt quamọi khó khăn đễ vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinhthần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu hướng hội nhập với cảnước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cácdân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa xây dựng huyện Mỹ tú giàu, đẹp, văn minh.

1.3 Hiện trạng hệ thống cấp nước huyện Mỹ Tú1.3.1 Công trình cấp nước phân tán

Theo số liệu Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn năm 2017 được UBND tỉnh phê duyệt, tính đến cuối năm 2017, trên địabàn toàn huyện có 9.427 công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán, trong đó có 9.024công trình được xếp tiêu chuẩn nguồn nước hợp vệ sinh theo hướng dẫn của BộNông nghiệp và PTNT, phục vụ cho khoảng 45.260 người, chiếm khoảng43% dân số nông thôn toàn huyện.

1.3.2 Công trình cấp nước tập trung


Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn huyện Mỹ Tú có 18 trạm cấp nước tậptrung bao gồm: Trạm CNTT Hưng Phú, trạm CNTT Long Hưng, Hệ Tân Thành,Hệ Tân Phước A2, Hệ Tân Hoà B, Hệ Long Hưng, Trạm CNTT xã Mỹ Hương,Trạm CNTT Mỹ Hương 2, Trạm CNTT Mỹ Phước, Trạm CNTT xã Mỹ Thuận, HệMỹ Thuận (Ấp B2), Hệ Mỹ Lợi C, Hệ Mỹ An, Trạm CNTT xã Phú Mỹ, Hệ Đại Uí,Liên Áp Thuận Hưng, Trạm CNTT Thuận Hưng B, Trạm CNTT Thuận Hưng C.Các trạm CNTT được xây dựng từ năm 2003-2014 bằng nhiều nguồn vốn khácnhau như vốn WB6, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn, Chương trình 134, ADB,…với tổng giá trị đầu tư khoảng 67 tỷđồng. Cụ thể như sau:

Các công trình CNTT trên địa bàn huyện hiện nay đang được Trung tâmNước sạch và VSMT nông thôn quản lý vận hành và đều hoạt động bền vững.Môhình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT quản lý tại huyện Mỹ Tú được xem là môhình có hiệu quả và bền vững vì có hệ thống tương đối đồng bộ, phát triển theoquy hoạch, không chồng chéo. Có thể kết nối một cách đồng bộ với các trạm xâydựng mới hoặc nâng công suất; Quản lý hiệu quả các công trình CNTT, nâng caođược chất lượng và cả kỹ thuật quản lý, chất lượng nước ngày càng tốt hơn, đượcngười tiêu dùng chấp nhận. Việc thu tiền nước cũng được quản lý tốt, lượng nướcthất thoát được hạn chế nhiều.

- Công trình cấp nước có công suất thiết kế lớn nhất là960 m3/ngày đêm, nhỏ nhất là 140m3/ngày đêm.

- Hiệu suất hoạt động của các công trình cấp nước (công suất khai thác thực


tế/công suất thiết kế) là 45%.

Bảng 1: Hiệu suất hoạt động của các công trình cấp nước huyện Mỹ Tú



T

T

Hiệu suất hoạt động

Số lượng (công trình)


1

Trên 100%

0


2

Từ 70% đến 100%

2


3

Từ 50% đến 70%

6


4

Dưới 50%

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 2


- Nguồn nước sử dụng: Tất cả các CTCN do Trung tâm quản lý đều khai thác nguồn nước dưới đất, chất lượng nước cấp đạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.

- Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước là 225.468 m đều đang hoạt động đạt tổng công suất là 8.064 m3/ngày đêm cấp cho 13.813 hộ dân.

-Đến hết năm 2017, tổng số hộ nông thôn huyện Mỹ Tú là 25.799 hộ dân trong đó số hộ dân nông thôn được sử dụng nước HVS là 25.133 hộ, chiếm tỷ lệ 97,42% trong đó số hộ sử dụng nước theo QCVN 02:2009/BYT chiếm 60,62%. Cụ thể như bảng 2:[11]

Bảng 2: Tỷ lệ DSNT được sử dụng nước hợp vệ sinh



TTT


Tên xã


Tổng số hộ

Số hộ sử dụng nước HVS

Tỷ lệ % hộ dân sử dụng nước HVS

Tổng cộng

25.799

25.133

97,42%


Thuận Hưng Mỹ Hương Long Hưng Mỹ Thuận Hưng Phú Mỹ Phước Phú Mỹ

Mỹ Tú

3.770

3.687

97,80%

2.642

2.587

97,92%

3.043

2.985

98,09%

2.611

2.535

97,09%

2.898

2.834

97,79%

4.483

4.435

98,93%

3.690

3.496

94,74%

2.662

2.574

96,69%


- Đối với Mỹ Tú, cấu tạo địa chất nước bị nhiễm phèn rất nhiều, nước bơm lên có mùi tanh, người dân rất khó khăn trong sử dụng nước giếng khoan hay nước trên các kênh, sông. Chính vì nguyên nhân trên, nhằm đảm bảo cuộc sống người dân nông thôn, đơn vị đã đầu tư khá nhiều trạm cấp nước phục vụ người dân.

1.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống cấp nước của chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú


1.4.1 Thuận lợi


Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Ngành các cấp, các nhà tài trợ quốc tế và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân trong việc đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn do đó số lượng công trình cấp nước tập trung nông thôn của huyện tăng lên đáng kể.

Với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên ở trên có thể thấy rằng huyện Mỹ Tú là một huyện có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông thủy lợi và cấp điện là sự tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tỉ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể năm sau so với những năm trước nên đây cũng là một thuận lợi lớn cho hoạt động cấp nước nông thôn.

Ngoài ra, một điểm thuận lợi nữa là các trạm cấp nước tập trung sau khi đầu tư được UBND tỉnh giao cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT làm đầu mối quản lý, khai thác vận hành, nhằm quản lý tốt về sản lượng và chất lượng nước, đồng thời cân đối được kinh phí thu tiền nước và duy tu bảo dưỡng công trình sử

dụng lâu dài. Hình thành được hệ thống quản lý cấp nước tập trung từ tỉnh đến huyện, xã sẽ giúp cho cấp nước của huyện hoạt động có hiệu quả và bền vững.

1.4.2 Khó khăn


- Các hoạt động truyền thông chưa được thực hiện thường xuyên, phần lớn hoạt động tập trung vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMTNT, thời gian còn lại triển khai phân tán, thiếu hệ thống, nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí thực hiện.Do đó,nhận thức của người dân về nước sạch và VSMT nông thôn chưa thật đầy đủ dẫn đến việc người dân còn hạn chế sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan và El Nino kéo dài nên tình hình khô hạn trong mùa khô diễn ra gay gắt, ngày càng nghiêm trọng. Chất lượng nguồn nước thô biến động theo chiều hướng xấu nên ảnh hưởng đến công tác xử lý nước và chi phí cấp nước.

- Kinh tế của người dân nông thôn huyện Mỹ Tú còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi dân cư sống phân tán không tập trung, rất khó khăn trong việc vận chuyển và phân phối nước phục vụ cho các hộ này.

- Việc quản lý các công trình cấp nước chủ yếu là lấy thu bù chi, tự trang trải kinh phí hoạt động từ những công trình hoạt động hiệu quả cho những công trình ở hoạt động kém hiệu quả do đó việc đầu tư kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các công trình cấp nước tập trung nằm ở các khu vực nông thôn, mật độ dân cư rất thưa dẫn đến khó khăn trong quản lý vận hành, sửa chữa mạng đường ống cũng như tốn kém kinh phí khi cần nâng cấp, sửa chữa hệ thống mạng đường ống.

- Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập: Nguồn vốn thực hiện tiêu chí 17.1 nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 do ngân sách Trung Ương, vốn ODA hỗ trợ là chính và chưa huy động được nguồn lực của khối doanh nghiệp tư nhân tham gia, nguyên dân do lĩnh vực này còn mang tính phúc lợi xã hội, chưa thật sự trở

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí