[5]. Nguyễn Vũ Thị Trà My, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết. Luận văn cao học, Khoa Môi trường, Đại học Bách khoa Tp.HCM, 2009.
Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đề cập đến các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết, chưa đưa ra các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường trong sự phát triển bền vững của khu du lịch. Phạm vi của nghiên cứu này là khu du lịch Mũi Né-Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Do đó trong nghiên cứu này, học viên kế thừa được một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững du lịch để từ đó áp dụng vào quy mô toàn tỉnh Bình Thuận.
[6]. Trần Tố Ngân. Nghiên cứu đề xuất các chỉ thị phát triển bền vững du lịch sinh thái áp dụng trên địa bàn Tp.HCM. Luận văn cao học, Khoa Môi trường, Đại học Bách khoa Tp.HCM, 2009.
Nghiên cứu này nhằm đề xuất các chỉ thị phát triển bền vững du lịch sinh thái áp dụng trên địa bàn Tp.HCM. Nghiên cứu này không đề cập đến các giải pháp bảo vệ môi trường trong sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, từ nghiên cứu này học viên kế thừa được các chỉ thị phát triển bền vững du lịch sinh thái, từ đó nghiên cứu trên quy mô toàn bộ ngành du lịch để áp dụng cho tỉnh Bình Thuận.
[7]. Phạm Thủy Nguyên, Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Luận văn cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên, 2006.
Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Qua nghiên cứu này học viên kế thừa được các giải pháp quản lý môi trường của hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng.
[8]. Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Chiến lược này vạch ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Dựa vào chiến lược này, học viên sẽ đưa ra được các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với phương hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận để hướng tới sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 2
- Khái Niệm Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Sơ Lược Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 6
- Hiện Trạng Tài Nguyên Và Môi Trường Gắn Với Các Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 8
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
[9]. Thế Đạt, Du lịch và sinh thái. Nhà xuất bản Lao động.
Từ giáo trình này học viên có thể hiểu rõ hơn về khái niệm du lịch, các thành phần, loại hình du lịch…
[10]. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Từ giáo trình này học viên hiểu rõ hơn về định giá tài nguyên du lịch, từ đó có thể đánh giá được giá trị của từng nguồn tài nguyên du lịch để đưa ra các biện pháp bảo vệ thích hợp theo thứ tự ưu tiên về giá trị.
[11]. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
Giáo trình này mở ra cho học viên một bức tranh tổng thể về các nguồn tài nguyên và du lịch Việt Nam nói chung, và tỉnh Bình Thuận nói riêng.
[12]. Nguyễn Thế Thôn, Quy hoạch môi trường phát triển bền vững; 2004. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Từ giáo trình này học viên hiểu rõ hơn về quy hoạch môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững các ngành kinh tế nói chung và quy hoạch phát triển bền vững du lịch nói riêng.
[13]. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch; 2009. Nhà xuất bản Giáo dục.
Từ giáo trình này học viên hiểu rõ hơn về khái niệm quy hoạch du lịch, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du lịch. Từ đó lồng ghép hợp lý các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch du lịch hướng đến phát triển bền vững.
[14]. Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum, Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý. Cục môi trường xuất bản.
Giáo trình này hướng dẫn cho học viên cách quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
2.1.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực ảnh huởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đuờng giao thông thuận lợi kết nối với các đô thị lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt… và có đường hàng hải quốc tế đi qua. Bình Thuận có bờ biển dài 192 km với nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng… rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong thời gian qua, du lịch tình Bình Thuận nổi lên như một nhân tố mới và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận.
Theo Báo cáo số 03/BC-SVHTTDL ngày 10/01/2011 của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình phát triển du lịch năm 2010, nhiệm vụ, giải pháp năm 2011, tính đến cuối năm 2010, Bình Thuận đã có trên 404 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 61.372 tỷ đồng và diện tích xây dựng 8.410,2 ha. Tổng số dự án du lịch tập trung chủ yếu ở ven biển đến nay của tỉnh Bình Thuận là 331 dự án, và hơn 206 dự án du lịch ven biển đã đi vào hoạt động với
7.291 phòng chủ yếu là các khu nghỉ dưỡng sinh thái, khách sạn cao cấp, resort, biệt thự biển lớn nhỏ nằm trải dài theo gần 200 km bờ biển xinh đẹp và thanh bình. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú. Nâng tổng số phòng lưu trú đến năm 2010 đạt 8.000 – 8.500 phòng và dự kiến năm 2020 đạt
24.500 - 25.000 phòng. Tổng số lao động trực tiếp trong toàn ngành du lịch năm 2010 là 17.000 người, dự kiến năm 2020 là 35.000 người.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành đạt 25%, tổng số khách du lịch đến tỉnh đạt khoảng 2,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 10 %. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011 đã có hơn 2,1 triệu lượt khách (gần 220.000
khách quốc tế) đến nghỉ ngơi và tham quan tại Bình Thuận, doanh thu ngành đạt
2.371 tỷ đồng. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, tổng số khách du lịch đến tỉnh đạt 5,9
– 6,0 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm 12-15%. Khách đến chủ yếu tập trung ở khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, các điểm du lịch như chùa núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Chùa Cổ Thạch… với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, thể thao trên biển.
Tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai mạnh đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ theo hướng đầu tư tổng hợp trong mỗi khu du lịch bao gồm cả hệ thống khách sạn, nhà hàng và các cơ sở hạ tầng phục vụ như giao thông đặc biệt là đường bộ, đường sắt, bến cảng du lịch, thông tin liên lạc, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hàng lưu niệm, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác... tạo sức hấp dẫn mạnh với du khách các khu du lịch sau:
- Khu vực Phan Thiết - Bắc Bình: Đầu tư phát triển theo hướng trở thành khu du lịch cao cấp với các khu resort cao cấp. Không gian phát triển gồm 2 khu vực là:
+ Khu vực Phan Thiết, gồm các khu Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh, Sân Golf, hồ điều hoà (quy mô khoảng 80 ha); Khu Lầu Ông Hoàng (quy mô khoảng 300 ha); Khu Đá Ông Địa-Suối Tiên, Phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp (quy mô khoảng 800 ha); khu vực phường Mũi Né (quy mô khoảng 250 ha) và khu vực xã Tiến Thành, Tiến Lợi (khoảng 400 ha);
+ Khu vực huyện Bắc Bình: Là không gian dọc biển từ xã Hồng Phong, khu vực thôn Hồng Thắng và xã Hoàn Thắng với tổng diện tích dành cho phát triển du lịch khoảng 1.000 ha và khu vực trồng rừng sinh thái kết hợp du lịch khoảng 1.500 ha.
- Khu du lịch Cà Ná - Cù Lao Câu - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo - Phan Rí (huyện Tuy Phong): Không gian phát triển là khu vực dọc biển từ xã Vĩnh Tân đến Mũi Cà Ná. Tổng quy mô dịên tích cho phát triển du lịch khoảng 1.070 ha gồm khu vực suối khoáng Vĩnh Hảo, đồng muối Vĩnh Hảo 16 ha, khu vực xã Bình Thạnh 800 ha, khu vực đảo Cù Lao Câu 60 ha, khu du lịch Hoà Minh-Phan Rí Cửa 120 ha và khu vực sông Lòng Sông 30 ha.
- Khu du lịch Thuận Quý, Hòn Lan - Kê Gà, Tà Cú - Bưng Thị (huyện Hàm Thuận Nam). Không gian phát triển du lịch của khu là khoảng 1.950 ha gồm khu vực dọc tuyến biển 2 bên đường Thuận Quý-Kê Gà, khu vực Hòn Lan (quy mô khoảng
1.000 ha), khu vực Bung Kỳ Hào (250 ha) và khu vực núi Tà Cú, suối nước nóng Bưng Thị, Phong Điền (700 ha).
- Khu du lịch La Gi - Hàm Tân: Không gian phát triển trên tổng diện tích khoảng 980 ha ở địa bàn thị xã La Gi và huỵên Hàm Tân. ở La Gi là khu vực dọc biển các xã Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Phước, Tân Thiện thuộc thị xã La Gi và một phần khu vực Hồ Núi Đất, Mộ Dinh Thầy, Khu Hòn Bà. Tổng diện tích của khu khoảng 550 ha. Khu vực phát triển ở Hàm Tân là khu vực dọc biển xã Sơn Mỹ (sân Golf 200 ha), khu vực xã Tân Thắng (450 ha), khu vực hạ lưu Sông Chùa xã Tân Thắng 150 ha và khu vực xã Tân Phúc 180 ha.
- Khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi, cụm Thác Trượt, thác Đầu Trâu, Thác Mưa Bay, Thác Bà huyện Tánh Linh và xã Đa Kai huyện Đức Linh): Tổng quy mô khu du lịch vày khoảng 700 ha.
- Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quý: Tổng diện tích khoảng 15 ha, đang triển khai từ năm 2010.
Tuy nhiên, thu hút đầu tư dự án du lịch ở một số khu vực chưa đạt yêu cầu do liên quan đến đất quốc phòng, đất rừng. Số lượng dự án chưa triển khai chiếm tỷ lệ còn cao so với tổng số dự án được chấp thuận đầu tư do nhiều nguyên nhân như điều kiện hạ tầng ở các khu quy hoạch thiếu hoặc chưa đồng bộ; vướng mắc về đền bù, giải toả mặt bằng; một số dự án chồng lấn quy hoạch 3 loại rừng, cát đen, nuôi tôm, cảng biển… chưa được giải quyết hoặc tháo gỡ vướng mắc không kịp thời, kéo dài; công tác quy hoạch khu tái định cư và xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân nằm trong các khu quy hoạch du lịch chậm nên một số dự án tuy đã đền bù xong nhưng vẫn chưa triển khai được; việc thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính, đất đai, ưu đãi đầu tư còn lúng túng.
Hình 2.1. Khu đồi dương – Phan Thiết – Bình Thuận
Hình 2.2. Cánh đồng muối và suối khoáng Vĩnh Hảo
Hình 2.3. Thác Bà – Tánh Linh và Đảo Phú Quý
2.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững
(1). Khách du lịch
a). Khách du lịch quốc tế
- Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận phân theo mục đích du lịch như sau:
+ Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận phân theo mục đích du lịch: Hầu hết khách đi du lịch quốc tế đến Bình Thuận với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hoá bản địa. Thu hút được nhóm khách này có nhiều lợi thế. Họ thường đi du lịch có tổ chức nên vấn đề quản lý, điều hành, phân phối có nhiều thuận lợi; giúp cho việc xây dựng các tour du lịch, xây dựng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như chiến lược phát triển của ngành có hiệu quả. Hầu hết, khách có trình độ văn hoá nhất định, nên trong suốt chuyến đi họ có ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan, và chính họ sẽ là người tuyên truyền quảng cáo góp phần phát triển du lịch bền vững. Thời gian lưu trú của họ tương đối dài và khả năng thanh toán tương đối cao, góp phần đáng kể cho nguồn thu của ngành đồng thời cũng tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương. Xét trên quan điểm bền vững thì sự phát triển của thị trường này là ổn định. Cần có những chiến lược cụ thể về sản phẩm, về thị trường để thu hút nhóm khách này, giữ mức tăng trưởng ổn định.
+ Nhóm khách quốc tế đến Bình Thuận với mục đích du lịch thương mại: Khách du lịch với mục đích thương mại là nhóm khách cao cấp, có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao, đặc biệt coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu lại không lâu, đối với họ thời gian là “vàng” nên trước khi đến họ đã tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp từ 4-5 sao. Để phục vụ nhóm du khách này cần dành những gì tốt nhất mà chúng ta có thể có. Đón tiếp khách du lịch thương mại có ý nghĩa và hiệu quả về nhiều mặt. Số lượng khách ít nên không gây áp lực đến tài nguyên, cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất kỹ thuật ít bị xuống cấp, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du