Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 2

4.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường 126

4.3. Giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận 130

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 138

PHỤ LỤC 139


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW : Ban chấp hành trung ương

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa GTNT : Giao thông nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

IER : Viện Môi trường và Tài nguyên IUOTO : Hiệp hội Quốc tế các Tổ chức Du lịch KT : Kinh tế

LHQ : Liên hợp quốc

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 2

MT : Môi trường

PTBV : Phát triển bền vững

QH : Quốc hội

QL : Quốc lộ

SVHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân

WCED : Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường WTO : Tổ chức Du lịch Thế giới

WTTC : Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới

XH : Xã hội



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Khách du lịch đến Bình Thuận 31

Bảng 2.2. Bình quân khách lưu trú tại Bình Thuận 32

Bảng 2.3. Khách du lịch đến Bình Thuận 33

Bảng 2.4. Bình quân mức chi tiêu của khách du lịch tại Bình Thuận 33

Bảng 2.5. Số lượng khách sạn, resort và số buồng, phòng tại Bình Thuận 36

Bảng 2.6. Dự báo số lượng khách du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 64

Bảng 2.7. Tính toán dự báo nhu cầu cấp nước du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và năm 2030 65

Bảng 2.8. Dự báo lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận

đến năm 2020 và năm 2030 65

Bảng 3.1. Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận 72

Bảng 3.2. Các thông số đánh giá mức độ bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận76

Bảng 3.3. Tổng hợp các thông số đánh giá tính bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận 97

Bảng 3.4. Tính toán chỉ số phát triển bền vững cho từng loại hình và toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận (không có trọng số) 102

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí bền vững của các loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận 109

Bảng 3.6. Chỉ số PTBV của từng loại hình du lịch và toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận (Có trọng số) 114

Bảng 4.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận 130


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững 9

Hình 2.1. Khu đồi dương – Phan Thiết – Bình Thuận 27

Hình 2.2. Cánh đồng muối và suối khoáng Vĩnh Hảo 27

Hình 2.3. Thác Bà – Tánh Linh và Đảo Phú Quý 27


MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề


Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, biến đổi khí hậu... Bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của sự phát triển, ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới. Để có thể đáp ứng và bắt kịp được với những vấn đề đang đặt ra trước mắt cần có nhiều sự đổi mới về cả chất và lượng, trong đó vấn đề môi trường là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành này.

Tỉnh Bình Thuận với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa hệ đang được đánh giá là tỉnh có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh về du lịch. Điều đó có thể nói Bình Thuận là một điểm du lịch thăm quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, du lịch Bình Thuận đã đạt được những kết quả đáng kể trong du lịch cả nước như: cơ sở hạ tầng được nâng cao, các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới ra đời đáp ứng yêu cầu của khách… Tuy nhiên bên cạnh đó, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các ngành, các cấp của địa phương quan tâm và tìm ra biện pháp để giải quyết đó là chú trọng đến vấn đề môi trường trong sự phát triển bền vững của du lịch. Hiện nay, vấn đề môi trường của Bình Thuận đang rất nhức nhối cần phải có biện pháp để giải quyết ngay như: Các khu du lịch chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn... Du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Do đó cần phải có sự lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường trong sự phát triển ngành du lịch để khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế việc sử dụng cạn kiệt tài


nguyên, làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch cho Bình Thuận.

Vì vậy luận văn “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận” mang tính mới, thực sự cần thiết và phù hợp với thực trạng và quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận. Để thực hiện tốt đề tài này học viên đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là: “Các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận là gì?”

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu chính đó, học viên đặt ra một số vấn đề nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phát triển bền vững ngành du lịch là gì?


- Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận?


- Hệ thống các tiêu chí cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận?

- Hệ thống các tiêu chí cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận?

- Để hướng đến phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận cần đưa ra những nhóm giải pháp bảo vệ môi trường nào?

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của luận văn là áp dụng các phương pháp luận khoa học để xác định các khía cạnh cần quan tâm trong hoạt động của ngành du lịch tình Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.

3. Nội dung nghiên cứu đề tài


Để thực hiện nghiên cứu, các nội dung chính sau đây sẽ được thực hiện:


- Tổng quan về phát triển bền vững du lịch trên thế giới và tại Việt Nam.


- Phân tích, tổng hợp các thông tin, số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.

- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường gây ra do các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

4. Giới hạn của đề tài

Do điều kiện thực hiện luận văn có giới hạn và khả năng tiếp cận nguồn thông tin bị hạn chế, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Luận văn nghiên cứu các vấn đề về quản lý, bảo vệ môi trường cho ngành du lịch trên địa bàn của tỉnh Bình Thuận.

- Phát triển bền vững du lịch cần phải giải quyết đồng thời được 3 yếu tố: phát triển kinh tế du lịch đồng thời phát triển bền vững xã hội và bền vững môi trường. Do yêu cầu đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý môi trường, luận văn tập trung vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch. Luận văn không đi sâu nghiên cứu kinh tế du lịch và các vấn đề văn hóa xã hội trong du lịch.

5. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Từ các nguồn như thư viện của Viện Môi trường và Tài nguyên (IER), Internet… học viên có thể thu thập được các tài liệu liên quan đến phát triển bền vững cũng như là các thông tin về hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và định hướng phát triển của tỉnh Bình Thuận.


- Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập được các tài liệu và số liệu đó thì học viên sẽ tiến hành lưu các tài liệu đó vào các phiếu lưu tài liệu có ghi rõ trong tài liệu đó các nội dung nào có thể tham khảo.

- Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý và tổng hợp lại một cách hệ thống dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ.

- Phương pháp so sánh, đánh giá tiềm năng cũng như hiện trạng và định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.

- Phương pháp đánh giá nhanh để dự báo phát triển số lượng khách du lịch; tải lượng các loại chất thải phát sinh.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng để thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu từ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Phương pháp khảo sát thực địa giúp học viên thu được các số liệu thực tế về hiện trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường từ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Phát phiếu điều tra, thăm dò: điều tra đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của ngành du lịch.

- Ứng dụng GIS, MapInfo để xây dựng các bản đồ phân bố các khu du lịch, điểm du lịch… trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Để thực hiện phương pháp này cần phải luôn luôn theo sát các chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ ngành, cán bộ quản lý và thầy hướng dẫn. Từ đó mới có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với đề tài đang nghiên cứu.

7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài


7.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí