Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 6


lịch, đội ngũ nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy số lượng thấp nhưng khả năng chi trả rất cao nên nguồn thu không nhỏ.

Với lợi thế lớn như vậy, nhưng trong thời gian qua thị trường khách du lịch thương mại đến Bình Thuận có số lượng rất ít và không ổn định do nhiều nguyên nhân như: các thủ tục hành chính và các chế độ ưu đãi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn yếu kém, Bình Thuận là tỉnh nhỏ, các cơ hội đầu tư chưa nhiều, thông tin về các cơ hội đầu tư chưa rộng rãi… không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa khoảng cách Phan Thiết – thành phố Hồ Chí Minh không xa, phương tiện đi lại khá thuận tiện (chỉ cần 3 tiếng đồng hồ đi ô tô) nên nhiều du khách lưu trú chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bất lợi đối với du lịch Bình Thuận vì chưa thu hút được một thị trường du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Khách có mục đích du lịch thăm người thân, chủ yếu là Việt kiều về thăm gia đình, họ hàng, quê hương. Mặc dù họ có thời gian lưu trú dài nhưng ít sử dụng dịch vụ lưu trú khách sạn, thường sử dụng các dịch vụ chất lượng trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu không cao. Nhóm khách này gia tăng nhanh và nhiều người có nguyện vọng quay trở lại du lịch lần thứ hai, thứ ba… Về giá trị tuyệt đối thì khách thăm người thân phát triển tương đối ổn định trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.

+ Khách du lịch có mục đích khác như du lịch công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, khách đi theo đoàn ngoại giao, đoàn thể thao... đến Bình Thuận không đáng kể, không ổn định.

- Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế: Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận thì 55% là khách đến từ châu Âu, 22,5% khách từ các nước châu Á và 22,5% là khách từ Hoa Kỳ, Ôxtrâylia…

+ Thị trường khách du lịch châu Á và Việt kiều… là thị trường đầy tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số cho rằng Bình Thuận có phong cảnh đẹp, nhìn chung chất lượng khách sạn, nhà hàng đạt yêu cầu nhưng hàng hoá mua sắm đồ lưu niệm,


dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, thủ tục hải quan của Việt Nam rườm rà phức tạp. Thị trường này đòi hỏi dịch vụ giá rẻ, sản phẩm phải có nét đặc trưng riêng, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.

+ Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Ôtrâylia… có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong chi tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hoá phương Đông. Đã quá quen với các cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỹ thuật cao cho nên họ ưa thích gần gũi thiên nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hoá địa phương qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các đặc điểm quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ Việt, Chăm… và tìm hiểu những hấp dẫn tôn giáo khác. Tuy nhiên, nhóm khách này vẫn cần được đáp ứng những tiện nghi sinh hoạt và lưu trú đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là những yêu cầu về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại. Du khách rất quan tâm mua sắm hàng hoá đồ lưu niệm là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồ giả cổ, tranh ảnh mỹ thuật, nghệ thuật… Phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực…

b). Khách du lịch nội địa


- Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Bình Thuận phân theo mục đích du lịch:


+ Nhóm khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 80%) trong tổng số khách du lịch nội địa đến Bình Thuận, họ đi du lịch quanh năm nhưng tập trung vào dịp hè và các ngày lễ, các ngày nghỉ cuối tuần.

+ Nhóm khách du lịch công vụ: đối tượng chính là cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… thường kết hợp công tác với du lịch. Loại hình du lịch này cũng diễn ra quanh năm.

+ Nhóm khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng tập trung vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên

Đán, đối tượng chính là người lớn tuổi, người buôn bán, kinh doanh.


+ Nhóm khách du lịch với mục đích chữa bệnh chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là người lớn tuổi.

- Cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến Bình Thuận chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch. Khách du lịch nội địa đến Bình Thuận luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến Bình Thuận.

c). Đánh giá chung về hiện trạng khách du lịch


Những năm đầu mới tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ, du lịch Bình Thuận còn chậm phát triển. Ngày 20/10/1995, gần 100.000 lượt du khách, các nhà khoa học trong và ngoài nước đột ngột đổ dồn về Phan Thiết, nơi được xác nhận là sẽ quan sát được rõ nhất hiện tượng nhật thực toàn phần với tỉ lệ 100%, đã trở thành ngày đánh dấu thời điểm phát triển du lịch Bình Thuận. Người ta đã phát hiện ra hàng trăm kilômét bờ biển thơ mộng còn hoang sơ với những rặng dừa xanh, bãi biển sạch, những đồi cát trùng trùng, điệp điệp nhiều màu sắc… những thắng cảnh vô cùng đẹp đẽ chưa được khai thác. Ngành “công nghiệp không khói” của Bình Thuận đi lên từ đó. Sự phát triển du lịch trong những năm qua như một hiện tượng đột phá kinh tế ở Bình Thuận.

Bảng 2.1. Khách du lịch đến Bình Thuận



STT


Năm

Thực hiện (Lượt khách)

Tăng trưởng (%)

Tổng lượt khách

Khách quốc tế

Khách nội

địa

Tổng lượt khách

Khách quốc tế

Khách nội địa

1

2004

1.000.838

96.992

903.846




2

2005

1.250.936

128.029

1.122.907

24,99

32,00

24,24

3

2006

1.552.300

150.700

1.401.600

24,09

17,71

24,82

4

2007

1.801.400

178.250

1.623.150

16,05

18,28

15,81

5

2008

2.000.200

195.500

1.804.700

11,04

9,67

11,19

6

2009

2.200.100

222.000

1.978.100

9,99

13,55

9,60

7

2010

2.501.000

254.000

2.247.000

13,67

14,41

13,59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 6

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Thuận


Bảng 2.2. Bình quân khách lưu trú tại Bình Thuận



STT


Năm

Thực hiện (Ngày)

Tăng trưởng (%)

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

1

2004

2,18

1,5

-

-

2

2005

2,33

1,5

6,88

0

3

2006

2,83

1,53

21,45

2

4

2007

2,95

1,55

4,24

1,3

5

2008

3,2

1,55

8,47

0

6

2009

3,3

1,56

3,12

0,6

7

2010

3,4

1,56

3,03

0

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Thuận

Số lượng khách du lịch đến Bình Thuận qua các năm từ năm 2005 đến năm 2010 có sự tăng lên đáng kể tuy nhiên vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các tỉnh phụ cận. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều. Giai đoạn từ năm 2005-2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,64%/năm (trong đó khách du lịch quốc tế tăng bình quân 17,6%/năm, khách nội địa tăng trưởng bình quân 16,54%/năm). Lượng khách du lịch đến tỉnh đã đều hơn giữa các ngày trong tuần, giữa mùa cao điểm và thấp điểm. Công suất sử dụng phòng bình quân trong những năm qua đạt khoảng 55 – 58%. Thời gian lưu trú của khách quốc tế đã dài hơn, năm 2010 là 3,4 ngày/khách, tăng 1,22 ngày so với năm 2004; khách nội địa là 1,56 ngày/khách, không tăng so với các năm trước.

Như vậy, với các chỉ tiêu đã đạt được trong các năm qua, số lượng khách du lịch đến Bình Thuận luôn luôn phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch, chưa đảm bảo tiêu chí phát triển du lịch bền vững.

(2). Doanh thu du lịch


Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, bán hàng và các dịch vụ khác. Theo Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010 của Sở Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du


Lịch tỉnh Bình Thuận, doanh thu của ngành du lịch qua các năm từ năm 2005 đến 2010 được thống kê như sau:

Bảng 2.3. Khách du lịch đến Bình Thuận



STT


Năm

Thực hiện (Triệu đồng)

Tăng trưởng (%)

Tổng doanh thu

Khách quốc tế

Khách nội

địa

Tổng doanh thu

Khách quốc tế

Khách nội địa

1

2004

440.164

155.447

284.717

-

-

-

2

2005

611.315

234.739

376.576

38,88

54,23

30,51

3

2006

803.407

330.713

472.694

31,42

35,44

28,83

4

2007

1.060.773

448.573

612.200

32,03

38,14

27,89

5

2008

1.424.089

622.794

801.295

34,25

38,84

30,88

6

2009

1.890.850

863.813

1.027.037

32,77

38,7

28,17

7

2010

2.538.985

1.165.959

1.373.026

34,28

34,98

33,69

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Thuận

Về cơ cấu doanh thu, hiện nay khách du lịch đến Bình Thuận dành phần lớn (khoảng 60%) nguồn chi tiêu của mình cho lưu trú và ăn uống, số còn lại dành cho việc vận chuyển, mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác. So với mức chi tiêu của khách ở các trung tâm du lịch lớn trong nước, mức chi tiêu mỗi ngày của khách du lịch tại Bình Thuận còn thấp. Đây là một điểm hạn chế của du lịch tỉnh Bình Thuận. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Bình Thuận qua các năm từ 2005 – 2010 được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.4. Bình quân mức chi tiêu của khách du lịch tại Bình Thuận



STT


Năm

Thực hiện (Triệu đồng)

Tăng trưởng (%)

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

1

2004

0,774

0,293

-

-

2

2005

0,890

0,298

14,98

1,7

3

2006

0,905

0,305

1,68

2,35

4

2007

1,018

0,330

12,48

8,19

5

2008

1,220

0,390

19,84

18,18

6

2009

1,366

0,443

11,96

13,59

7

2010

1,619

0,512

18,52

15,57


Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Thuận

Nhận xét:


- Doanh thu du lịch trong những năm qua có mức tăng trưởng khá cao và tốc độ tăng nhanh hơn, bình quân từ năm 2005 đến nay tăng trưởng 32,95%/năm; trong đó giai đoạn 2005 – 2007 tăng 34,28%/năm, giao đoạn 2008 – 2010 tăng 33,52%/năm. Năm 2010 đạt 2.538,985 tỷ đồng, tăng 34,28% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng gấp 5,7 lần so với năm 2004.

- Số thuế nộp ngân sách từ hoạt động du lịch có mức tăng trưởng bình quân 37,56%/năm. Năm 2010 đạt 180,7 tỷ đồng, chiếm 10,48% so với tổng thu nhập nội địa (không kể thu từ hoạt động dầu khí, thu từ nhà thầu phụ và thu xuất nhập khẩu).

- GDP du lịch có mức tăng trưởng bình quân 34,71%/năm. Năm 2010 GDP du lịch tỉnh chiếm 18% GDP của cả nền kinh tế tỉnh.

- So với mức chi tiêu của khách ở các trung tâm du lịch lớn trong nước, mức chi tiêu mỗi ngày của khách du lịch tại Bình Thuận còn thấp. Cơ cấu chi tiêu chủ yếu là chi cho ăn, nghĩ; chi tiêu cho mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm và các dịch vụ vui chơi giải trí còn thấp.

Qua đó có thể nhận định sự phát triển của doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận là ổn định. Với xu thế này, sự gia tăng của số lượng khách cũng như khả năng chi tiêu của họ chắc chắn sẽ phát triển và gia tăng không ngừng, đáp ứng được các chỉ tiêu về phát triển bền vững.

(3). Sản phẩm du lịch


Những năm gần đây, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đã được chú ý đa dạng hoá. Nhiều loại sản phẩm mới đã được đưa vào các chương trình tour như du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch thể thao, leo núi, vượt đồi cát, dù lượn, cáp treo… Nhưng chủ yếu vẫn là các tour du lịch tham quan các di tích, danh thắng. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và những cải thiện đáng kể các điều kiện cơ sở hạ tầng, các nhà điều hành tour đang mạnh dạn xây dựng những tour du lịch vươn tới


các miền xa hơn như các tour tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc Núi Ông (huyện Tánh Linh), thăm hồ thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My (huyện Hàm Thuận Bắc)…

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm du lịch mới chỉ dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư để biến những nguồn tài nguyên còn thô này trở thành những sản phẩm du lịch có tính hàng hóa cao. Vì thế sản phẩm du lịch nói chung còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hơn nữa, chính vì không đầu tư duy trì và phát triển các tài nguyên du lịch nên khi xây dựng các tour du lịch thay vì đi vào chiều sâu, hạn chế về số lượng thì các nhà làm tour lại phải giảm thời lượng tham quan mỗi điểm và tăng số lượng điểm tham quan. Vì thế có trường hợp khách phải tham quan chớp nhoáng, đặc biệt là các tour du lịch liên tỉnh.

Chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động du lịch chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh còn hạn chế nhất là trong điều kiện mở cửa hội nhập với bên ngoài. Tính hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch, chưa đáp ứng yêu cần phát triển du lịch bền vững.

(4). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch a). Cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã có những bước chuyển biến căn bản cả về lượng và chất. Các khu du lịch, khách sạn liên doanh với nước ngoài được xây dựng tạo một dáng vẻ mới cho các điểm du lịch quan trọng của tỉnh, đáp ứng được phần nào nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Cùng với sự gia tăng du khách đến Bình Thuận, các cơ sở lưu trú đã chú ý đầu tư về số lượng và chất lượng phòng ở. Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có khoảng 155 khách sạn, resort với 6.817 phòng nghỉ phục vụ khách du lịch. So với cuối năm 2004 số cơ sở tăng 1,55 lần, số phòng tăng gấp 2,3 lần. Số lượng nhà nghỉ, nhà trọ có đón khách du lịch cũng phát triển nhanh với hơn 300 cơ sở. Số lượng khách sạn,


resort và số buồng, phòng phục vụ khách du lịch tại Bình Thuận qua các năm từ 2005 – 2010 được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.5. Số lượng khách sạn, resort và số buồng, phòng tại Bình Thuận



STT


Năm

Thực hiện

Tăng trưởng (%)

Khách sạn, resort (Cơ sở)

Số buồng, phòng (Phòng)

Khách sạn, resort (Cơ sở)

Số buồng, phòng (Phòng)

1

2004

100

2.985

-

-

2

2005

110

3.431

10

14,94

3

2006

125

4.240

13,63

23,58

4

2007

113

4.575

4,8

7,9

5

2008

134

5.009

2,29

9,48

6

2009

137

5.712

2,24

14,03

7

2010

155

6.817

13,13

19,34

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch 2005 – 2010, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Thuận

Phần lớn khách du lịch sau các chuyến tham quan đều có nhu cầu lưu trú tại Phan Thiết. Hệ thống khách sạn, nhà trọ, điểm ăn uống, mua sắm ở các huyện còn nghèo nàn, chưa hội đủ các yếu tố đáp ứng phát triển du lịch. Vì vậy, thành phố Phan Thiết thường bị “quá tải” du khách vào những ngày nghỉ lớn như 30 tháng 4, đầu hè, Trung Thu, Quốc khánh 2/9. Những người có kinh nghiệm đi đó đây, muốn nghỉ ngơi tại Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm đều chọn những ngày thường, tránh những ngày cuối tuần, ngày lễ.

Để phục vụ cho việc lưu trú của khách du lịch, trên thế giới có nhiều loại như khách sạn, motel, camping, bungalow và làng du lịch. Ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng phổ biến nhất là khách sạn. Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ nhanh theo hướng nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhìn chung các phòng khách sạn đảm bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hoá các

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí