đó 01 phó ban phụ trách hành chính, môi trường; 01 phó ban phụ trách điều hành xuồng đò, điều hành vé; 01 phó ban phụ trách quản lý di tích, kiểm soát trạm soát vé thiên trù.
Tổng số Ban có 86 người, trong đó biên chế 50 người, lao động hợp đồng có thời hạn 36 người. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu Di tích & Thắng cảnh Hương Sơn được thể hiện ở hình ảnh Sơ đồ 4.1:
UBND huyện Mỹ Đức
BQL khu DT &TC Hương Sơn
Ban lãnh đạo (04 người)
Tổ Hành chính, Môi trường (19
người)
Tổ điều hành
xuồng đò, vé (28 người)
Tổ Quản lý di tích, kiểm soát
vé (35 người)
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL khu DT&TC Hương Sơn
* Các cơ quan phối hợp:
- Trụ trì Chùa Hương: Thực hiện nhiệm vụ trông nom, quản lý các chùa, nơi thờ tự và thực hiện các công việc về tôn giáo. Bên cạnh đó phối hợp cùng Ban quản lý di tích tuyên truyền và giới thiệu các giá trị phật giáo của Chùa Hương cũng như những giá trị về kiến trúc, lịch sử trong khuôn viên chùa giúp du khách hiểu rõ thêm những giá trị nhân văn của khu danh thắng.
- UBND xã Hương Sơn: Là cơ quan quản lý nhà nước về địa giới hành chính, hộ khẩu phối hợp cùng BQL khu DT & TC Hương Sơn bảo vệ, giữ gìn và
phát huy giá trị khu di tích và tổ chức phục vụ khách.
- Ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn: Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường của rừng đặc dụng Hương Sơn, thành phố Hà Nội theo các quy định hiện hành.
Đánh giá chung: Việc có nhiều đơn vị chủ thể tham gia công tác quản lý tại Chùa Hương cũng có mặt tích cực là có được phân công, chia sẻ về trách nhiệm công việc. Trong những năm qua công tác quản lý tại Chùa Hương đã có nhiều thành quả góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. Tuy nhiên, việc có nhiều đơn vị tham gia quản lý cũng dẫn đến hiện tượng chồng chéo, trông chờ, khi có phát sinh các sự vụ cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị dẫn đến xử lý công việc còn chậm chễ. Sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan trong công tác bảo vệ và quản lý di tích còn chưa thật sự hiệu quả chưa cao dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đồng thời trong một số trường hợp trách nhiệm còn chưa được quy định cụ thể.
4.1.4. Đánh giá của khách du lịch về môi trường du lịch chùa Hương
Theo kết quả thăm dò ý kiến của khách du lịch:
+ Có 70% khách du lịch đến chùa Hương lần hai trở lên (trong đó có 80% du khách nhận định sẽ tiếp tục đến chùa Hương lần tiếp theo để lễ phật cầu an), 30% du khách đến chùa Hương lần đầu.
+ Về cảnh quan thiên nhiên: Nhìn chung, các du khách đều đánh giá cao tính hấp dẫn của Chùa Hương.
+ Về môi trường du lịch: có 92% du khách đánh giá môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, còn lại 8% du khách đánh giá môi trường bị ô nhiễm nhẹ, không có khách du lịch đánh giá môi trường chùa Hương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Về các nguyên nhân gây ô nhiễm: Đa số khách được hỏi trả lời môi trường ô nhiễm do khách tập trung quá đông và do các hộ kinh doanh khu vực lễ hội xả thải nhưng không xử lý.
+ Về các giải pháp để bảo vệ môi trường chùa Hương: Đa số khách được
hỏi trả lời cần tăng cường thu gom và xử lý chất thải rắn, nước thải hiệu quả và cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường cũng như sự quản lý, xử phạt của cơ quan nhà nước.
4.2. Tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương
4.2.1. Tiềm năng từ tài nguyên thực vật
Mặc dù diện tích rừng ở Hương Sơn không lớn, nhưng ở đây vẫn còn tồn tại kiểu rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa thường xanh cây lá rộng, cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó tầng cây gỗ lớn là những loài cây thường gặp trong các rừng nguyên sinh như Sâng (Pometia pinnata), Lát xoan (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Dâu gia xoan (Allospondias lakionensis), Bồ hòn (Sapindus mukorossi).
Theo thống kê thì thực vật khu vực Hương Sơn có 840 loài, 540 chi thuộc 185 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch và 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểu trạng thái thủy sinh ngập nước.
+ Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển ở thung lũng và chân núi đá vôi.
+ Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển ở trên sườn núi đá vôi.
+ Rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát triển trên các đỉnh núi đá vôi hoặc sườn vách núi có độ dốc lớn.
+ Trảng cỏ phát triển trên sườn, vách núi đá vôi.
+ Rừng thưa, trảng cây bụi trên núi đất.
+ Rừng trồng.
+ Thảm thực vật thủy sinh và ngập nước.
Cây làm dược liệu khá phong phú, tới 423 loài chiếm tỉ lệ cao 48,48% so với tổng số loài trong khu vực cho thấy tiềm năng cây thuốc rất lớn ở rừng đặc dụng Hương Sơn, song số loài được đưa vào sử dụng còn hạn chế.
Số lượng cá thể các loài thực vật quý hiếm ở Hương Sơn có phân bố và số lượng rất khác nhau, các loài như: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei J. Sm), rau Sắng (Meliantha suavis Pierre), Bình vôi (Stephania cepharantha Hayata) là những loài khá phổ biến và phân bố tương đối rộng, đều trong khu vực. Chúng có mặt trong tất cả các trạng thái rừng, nhiều nhất ở trạng thái IIA, IIB trên núi đá vôi.
Nhiều loài khác có giá trị kinh tế và khoa học đang bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu như Lan kim tuyến (Anoectochinus setaceus Blume), Cát sâm (Callerya speciosa Schot), Bách bộ (Stemona saroum Gagnep) tuy không nhiều nhưng còn gặp trên sườn núi đá, những nơi hiểm trở.
Cùng với sự đa dạng, đặc sắc và có giá trị sinh thái cao của nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực rừng đặc dụng chùa Hương, đây là tiềm năng tài nguyên to lớn, góp phần tạo lợi thế để phát triển DLST ở rừng đặc dụng chùa Hương. Nguồn tài nguyên thực vật tại đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mục đích chính của khách DLST là được trải nghiệm về sinh cảnh và các giá trị ĐDSH tại điểm đến. Sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là sự hiện diện của sinh vật quý hiếm, đặc hữu trong những sinh cảnh đặc thù sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Sản phẩm từ nguồn tài nguyên thực vật có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy hệ sinh thái rừng đặc dụng khu vực chùa Hương có một tập đoàn các loài thực vật cho các sản phẩm là thực phẩm và dược liệu khá phong phú. Một số loài rau có thể khai thác được ở tất cả các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng như rau đắng cẩy, rau dớn, rau má, rau tòm bóp, rau sam, rau dền cơm v.v.... nhưng có một số loài chỉ phát triển tốt trong rừng tự nhiên như các loại quả, củ v.v... Những loài phổ biến đang được khai
thác làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho người dân địa phương và du khách được thống kê trong bảng sau.
Bảng 4.4. Danh lục một số loài thực vật cho thực phẩm từ rừng
Tên Việt Nam | Tên la tinh | Giá trị sử dụng | |
1 | Hoa chuối hột | Musa acuminata | Thực phẩm + thuốc |
2 | Rau dớn | Diplazium esculentum | Thực phẩm + thuốc |
3 | Rau đắng cảy | Clerodendrum cyrtophyllum | Thực phẩm + thuốc |
4 | Rau tòm bóp | Physalis angulata | Thực phẩm + thuốc |
5 | Rau má | Centella asiatica | Thực phẩm + thuốc |
6 | Rau dền cơm | Amaranthus viridis | Thực phẩm + thuốc |
7 | Rau sam | Portulaca oleracea | Thực phẩm + thuốc |
8 | Rau tàu bay | Crassocephalum crepidioides | Thực phẩm + thuốc |
9 | Măng rừng | Thực phẩm | |
10 | Cây sấu | Dracontomelon duperreanum | Thực phẩm |
11 | Cây sung | Ficus racemosa | Thực phẩm + thuốc |
12 | Cây vả | Ficus auriculata | Thực phẩm + thuốc |
13 | Cây trám | Canarium album | Thực phẩm |
14 | Củ mài | Dioscorea persimilis | Thực phẩm + thuốc |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu, Đối Tượng, Phạm Vi, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Bền Vững Các Sản Phẩm Du Lịch Từ Rừng Đặc Dụng
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Nhân Lực Lao Động Du Lịch Ở Rừng Đặc Dụng Khu Vực Chùa Hương
- Đánh Giá Chung Về Tiềm Năng Khai Thác Sản Phẩm Từ Rừng
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Khai Thác Bền Vững Sản Phẩm Từ Rừng Đặc Dụng
- Ubnd Thành Phố Hà Nội (2012), Nghị Quyết Về Việc Thông Qua Quy Hoạch Phát Triển Du Lịchthành Phố Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030, Hà Nội.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn: Luận văn Thạc sỹ (2018).
Thực phẩm từ rừng trở thành một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến những khu du lịch trong hoặc ven rừng. Các du khách thường rất mong đến rừng để được thưởng thức những món ăn hoàn toàn của thiên nhiên cùng với
những cách chế biến đầy bản sắc địa phương.
Cây rau sắng có tên khoa học là Phyllanthus elegansl, dân gian còn gọi cây rau ngót rừng. Cây rau sắng, loài thực vật đặc hữu chỉ có ở vùng rừng núi Hương Sơn, vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc. Rau sắng thuộc loại thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Hoa rau sắng mọc thành bông trên thân, người dân gọi là râu rồng, lấm tấm như hoa ngâu. Đây được coi là một tài sản quý giá của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Người ta hái lá non, ngọn để nấu canh có vị ngọt như mì chính, thơm. Vào mùa Xuân, du khách đi trẩy hội chùa Hương, khi về không quên mua mớ rau sắng làm quà cho người thân.
Rau sắng là sản vật nức tiếng ở vùng rừng núi Hương Tích, nhưng nguồn lợi từ thiên nhiên không nhiều và khai thác mãi cũng hết. Để khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, phát triển các loại cây, con đặc sản, đặc hữu quý hiếm… tại rừng đặc dụng Hương Sơn, những cư dân ở đây đã tính việc nhân giống cây rau sắng dưới tán rừng.
Hình 4.2: Người dân xã Hương Sơn thu hoạch rau sắng
Cùng với rau sắng, mơ Hương Tích là đặc sản có hương vị đặc biệt. Nhắc
đến chùa Hương, không thể không nói đến mơ Hương Tích. Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi nên mơ chùa Hương nổi tiếng khắp đất Bắc bởi quả to, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, vị chua nhẹ, thanh mà không gắt. Mơ chùa Hương có bốn loại khác nhau, được cư dân phân biệt và đặt tên theo mùi vị và màu sắc, đó là mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng và mơ nứa. Quả mơ là món quà quý của Hương Sơn, thường được dùng để làm nước giải khát hay chế biến thành rượu mơ. Trước đây, chùa Hương với một rừng mơ Hương Tích có những cây mơ già hàng trăm tuổi cho thu hoạch hàng tấn quả chất lượng.
Hình 4.3: Người dân xã Hương Sơn thu hoạch quả Mơ
Cũng như hai sản phẩm đặc trưng kia, củ mài (tên dược liệu là Hoài sơn), chùa Hương cũng làm say lòng du khách thập phương khi về trẩy hội. Củ mài vỏ đen, ruột trắng, nhìn hơi giống củ khoai lang nhưng to gấp hai, ba lần. Củ mài Hương Sơn không chỉ dùng để nấu canh mà còn dùng để nấu chè, làm bánh vừa ngon miệng vừa là vị thuốc bổ dân gian dùng điều trị chữa bệnh đái tháo đường, bí tiểu tiện... Người ta đem củ mài xát ra thành bột rồi mang chế biến. Chè củ mài thơm mát và trong như thủy tinh. Củ mài mọc trên đá núi nên đào rất công phu, được những người sành về ẩm thực chọn là một trong những đặc sản Hương Sơn.
Hình 4.4: Củ mài
Ngoài những đặc sản đó, người dân nơi đây còn đang phát triển một số cây trồng đặc sản khác như: địa liền, gừng gió, tam thất Nam, sâm đại hành, sạ đen, sả, đơn tướng quân, cỏ xước, thiên niên kiện, mạch môn, mơ rừng… Các cây dược liệu này phục vụ nguyên liệu phục vụ làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, ngâm rượu và đổ buôn cho các hộ cất hàng bán cho du khách đến chùa Hương.
Kết quả điều tra phỏng vấn khách du lịch 100% khách du lịch đã từng thưởng thức món ăn đặc sản Chùa Hương là Rau Sắng, quả Mơ.
4.2.2. Tiềm năng từ tài nguyên động vật
Đã thống kê được tại khu vực có 228 loài động vật thuộc 84 họ, 26 bộ thuộc các lớp động vật ở cạn: thú, chim, bò sát và ếch nhái. Trong đó:
- Thú có 18 loài, trong đó SĐVN, 2006 có 17 loài; Nghị định số 32/NĐ- CP/2006 là 7 loài.
- Chim có 7 loài, trong đó SĐVN, 2006 có 11 loài; Nghị định số 32/NĐ- CP/2006 là 8 loài; IUCN, 2009 có 1 loài.
- Lưỡng cư có 1 loài.
Theo báo cáo Viện Sinh thái & Tài nguyên phối hợp với sở KHCN & Môi trường Hà Tây trong công trình (1991) “Hương Sơn, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên sinh vật” đã ghi nhận sự tồn tại của một số loài đặc biệt quý hiếm