xanh trong khu vực, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn đối với du khách phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn gen cây gỗ tại đây, bảo toàn và phục hồi đa dạng sinh học khu vực.
+ Hệ thực vật thủy sinh trên suối Yến và các mặt nước trong vùng là bức tranh phong phú gây ấn tượng mạnh đối với du khách trên đường hành hương vào cõi tâm linh, do vậy cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thực vật thủy sinh tốt hơn để du khách lúc ra về luôn ghi nhớ về bức tranh sơn thủy hữu tình nơi đây.
Về nguồn tài nguyên động vật, nơi đây trước kia đã có nhiều loài chim, thú, nay vì không có phương án bảo vệ các loài động vật ở đây trước nạn săn bắn của nhân dân địa phương nên đến nay đã có nhiều loài không còn thấy ở đây nữa. Do vậy, cần thiết phải có các quy định cũng như việc theo dõi, các biện pháp hành chính xử lý các vi phạm bảo vệ động vật ở đây. Đồng thời, phải có kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài phù hợp vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, vừa tăng thêm mức độ hấp dẫn và sinh động cho du khách viếng thăm, đồng thời có thêm sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế địa phương.
Giải pháp khác:
UBND huyện Mỹ Đức và UBND thành phố Hà Nội nên chỉ đạo các ban ngành chức năng xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cũng như thiết lập mối quan hệ với các ngành chức năng đặc biệt là Sở du lịch, Sở văn hoá thông tin, Sở NN & PTNT, Sở tài nguyên môi trường cũng như với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ban quản lý. Xây dựng chủ trương, quy hoạch phát triển DLST tại khu di tích, ban hành chương trình hành động về phát triển du lịch tại đây với những công việc và lộ trình một cách cụ thể, chi tiết.
UBND huyện và thành phố ngoài việc chỉ đạo trực tiếp và tạo môi trường
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bql Khu Dt&tc Hương Sơn
- Đánh Giá Chung Về Tiềm Năng Khai Thác Sản Phẩm Từ Rừng
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Khai Thác Bền Vững Sản Phẩm Từ Rừng Đặc Dụng
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 12
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
pháp lý thuận lợi, cần xem xét phương án hỗ trợ tài chính trong đó tái đầu tư toàn bộ diện tích du lịch của khu vực nghiên cứu.
UBND thành phố Hà Nội nên xem xét và có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển cụ thể theo quy hoạch. Cần xây dựng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động của khu du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên các công trình di tích lịch sử văn hoá văn minh trong du lịch. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp kiên quyết đối với những hành vi làm tổn hại đến lợi ích chung của khu du lịch.
Đối với Tổng cục du lịch: Nên ban hành biện pháp cụ thể về phát triển du lịch tại khu vực Hương Sơn. Phối hợp với UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu quy hoạch tổng thể du lịch phù hợp với tình hình thực tế khu du lịch. Phối hợp với Sở du lịch Hà Nội để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lao động trực tiếp tham gia công tác quản lý và hoạt động dịch vụ ở khu du lịch để nâng cao hiệu quả công tác hoạt động kinh doanh du lịch. Ngoài ra, nên tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để tạo thêm một số sản phẩm du lịch mới, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là DLST.
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trên cơ sở số liệu thu thập được, nghiên cứu đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khách quan tài nguyên du lịch sinh thái, thực trạng phát triển du lịch, tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu trong những năm qua, tóm tắt kết quả đạt được gồm:
1) Tài nguyên sinh vật rừng là một giá trị đang còn tiểm ẩn chưa được khai thác, đây là đối tượng được quan tâm trong xu thế du lịch và vấn đề chung của nhân loại. Khu vực tuy có diện tích nhỏ nhưng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú với 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn và 1 kiểu trạng thái thủy sinh ngập nước. Bên cạnh đó, đã xác định 22 loài thực vật và 40 loài động vật ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới có giá trị bảo tồn cao tại đây, là giá trị độc đáo với một khu vực có một diện tích nhỏ như ở đây.
2) Trên cơ sở phân tích và đánh giá tài nguyên DLST và thực trạng phát triển du lịch khu vực nghiên cứu trong thời gian qua, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng, DLST của khu vực phù hợp với tình hình thực tế như sau:
- Giải pháp về tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về tài nguyên du lịch
- Giải pháp về quản lý tài nguyên du lịch
- Giải pháp về nâng cao nhận thức về tài nguyên DLST
- Giải pháp về quảng bá hình ảnh và tiếp thị với khách du lịch
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học
- Giải pháp về tài chính
5.2. Tồn tại
Nghiên cứu được thực hiện trong một thời gian ngắn, nội dung liên quan nhiều lĩnh vực, do vậy kết quả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng và đề
xuất chiến lược khai thác DLST, giải pháp khai thác nguồn tài nguyên DLST phong phú tại khu vực nghiên cứu. Đây là những vấn đề mang tính bước đầu cần được nghiên cứu sâu rộng hơn.
5.3. Kiến nghị
- Nên có các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sức chứa sinh thái, sức chứa vật lý, sức chứa tâm lý, sức chứa quản lý của từng hoạt động du lịch ở khu di tích, từng đối tượng cụ thể cần được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.
- Cần tăng cường nghiên cứu cơ bản về phân bố, tập tính, sinh thái các loài quan trọng, các sản vật đặc hữu của vùng để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển được tốt hơn, bên cạnh là rõ hơn và hỗ trợ cho phát triển DLST.
- Cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DLST với cộng đồng dân cư trong khu di tích. Đánh giá tiềm năng phát triển DLST ở một số khu vực giáp với tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, nơi có nhiều bản sắc và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ.
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tài nguyên DLST khu vực lân cận, các bài học kinh nghiệm đã qua sẽ là rất hữu ích để quản lí và khai thác bền vững giá trị này của khu di tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KHCN&MT (2002), Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010, Nxb. Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
2. Võ Trí Chung (1998), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam, Tuyển tập Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Bích Đào (2007), Giải pháp chủ yếu phát triển du lịch sinh thái huyện Mỹ Đức Hà Nội, Luận văn cao học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. Bùi Thế Đồi (2004), Nghiên cứu những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên du lịch sinh thái tại Đảo Cát Bà, Huyện Cát Hải, Hải Phòng, Báo cáo tổng kết đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu Việt Nam Hà Lan.
5. Lê Hải (2007), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì. Tổng cục du lịch.
6. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án TS. Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Hợp (2007), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, Hà Nội.
8. Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển DLST trên quan điểm phát triển bền vững, Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, Hà Nội.
9. Kreg Lindberg và Richard M. Huber, Jr. (1999), Các vấn đề kinh tế trong quản lý DLST, DLST hướng dẫn cho các nhà quản lý và lập kế hoạch, Cục môi trường. Hà nội.
10. Lê văn Lanh (1998), DLST và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
11. Phạm Trung Lương (1998), Hiện trạng tiềm năng và định hướng phát triển DLST ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
12. Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung (1998), Cơ sở khoa học phát triển DLST Việt Nam, Tuyển tập báo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Mỹ, Đặng Bảo Hiền, Vũ Thu Hiền, Nguyễn Khánh Vân (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
14. Hoàng Văn Ngọc (1993), Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020, Nxb Thế giới.
15. Bùi Thị Minh Nguyệt (2012), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Ba Vì”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. No1/2012.
16. Phạm Quỳnh Phương (1998), Vài suy nghĩ về du lịch bền vững và biệc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (qua khảo sát tại Sa Pa), Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững Việt Nam, Hà Nội.
17. Vương Văn Quỳnh (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến bảo vệ môi trường ở VQG. Đề tài KHCN BộNNPTNT, Hà Nội.
18. Vương Văn Quỳnh (2012), Nghiên cứu giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho các trạng thái rừng ở Thành phố Hà Nội. Đề tài KHCN TP, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Sơn (1998), Sự cần thiết của giáo dục cộng đồng với du lịch sinh thái ở các Khu Bảo tồn tự nhiên, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Son (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng pháp
triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương, Luận văn Tiến sĩ địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Cao Văn Sung (1997). Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc tế về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
22. Trần Hoàng Tâm, Tống Thị Ngà, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), “Bước đầu nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp.
23. Nguyễn Văn Thanh (1998), Nhận thức về du lịch sinh thái và phát triển bền vững trong chương trình giảng dạy bậc Đại học, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
24. Thích Viên Thành (2002), Kỷ niệm Chùa Hương, Nhà xuất bản văn hoá thông tin.
25. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Nghị quyết về việc thông qua quy hoạch phát triển du lịchThành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
26. UBND huyện Mỹ Đức (2018). Quyết định về việc phê duyệt mặt bằng dịch vụ trong Lễ Hội chùa Hương năm 2018
27. UBND xã Hương Sơn (2017). Báo cáo kinh tế xã hội xã Hương Sơn.