Đánh Giá Chung Về Tiềm Năng Khai Thác Sản Phẩm Từ Rừng


khu vực như: Báo hoa mai (Nomascus leucogenlys), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Vượn má trắng (Nomascus neucogenlys), Rái cá lớn (Lutra lutra), Lửng chó (Nyctereutes procyonoides) nhưng đến nay không còn nữa.

* Thú:

So với tài nguyên thú của cả nước có 322 loài, 43 họ, 15 bộ thì tài nguyên thú của khu vực có 55 loài chiếm 17,1%, có 20 họ chiếm 46,5%, có 7 bộ chiếm 46,7% tài nguyên thú của cả nước. Trong đó đã ghi nhận 40 loài thú quý hiếm có giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn cao.

Trong 7 bộ thú có mặt tại khu vực, bộ Gặm nhấm có số loài nhiều nhất (18 loài), tiếp theo là bộ Dơi (17 loài), bộ ăn thịt (12 loài). Các bộ khác có số loài rất ít (1 - 4 loài). Điều đáng lưu ý là trong số 55 loài thú ghi nhận được ở khu vực thì chủ yếu là thú nhỏ, gồm các loài Dơi, Chuột, Sóc… là những loài không phải mục tiêu săn bắn, ít có giá trị thực phẩm và có khả năng thích nghi tốt với môi trường bị tác động, lẩn trốn tốt. Thú lớn và trung bình có số loài và số lượng cá thể rất thấp.

* Chim:

Kết quả điều tra ghi nhận tại khu vực nghiên cứu có 156 loài chim thuộc 45 họ, 16 bộ. Trong đó bộ Sẻ có số lượng họ (chiếm 51,1%), loài (chiếm 54,59%) là nhiều nhất; tiếp theo là bộ Cú có 2 họ, 9 loài (chiếm 5,77%). Các bộ có số lượng ít nhất là: bộ Ngỗng, Chim lặn, Cú muỗi, Nuốc và mỗi bộ có 1 họ và 1 loài.

So với tài nguyên Chim cả nước có 828 loài, 81 họ, 19 bộ; tài nguyên Chim ở khu vực nghiên cứu có 56 loài chiếm 18,8%, có 45 họ chiếm 55,6%, 16 bộ chiếm 84,2% tài nguyên Chim của cả nước. Như vậy ở khu vực nghiên cứu có nguồn tài nguyên Chim có mức đa dạng cao về số lượng bộ, họ và có mức đa dạng trung bình về thành phần loài.

* Tài nguyên bò sát:


Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu 52 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ. So với tài nguyên bò sát cả nước có 489 loài, 23 họ, 3 bộ; tài nguyên bò sát ở khu vực nghiên cứu có 51 loài chiếm 10,4%; 13 họ chiếm 56,5% và có 2 bộ chiếm 66,7%. Từ kết quả này cho thấy nguồn tài nguyên bò sát rừng đặc dụng tại khu vực nghiên cứu kém đa dạng về thành phần loài nhưng có mức đa dạng cao về số bộ, họ.

* Tài nguyên lưỡng cư:

Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã điều tra ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu có 26 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 1 bộ. Căn cứ vào chỉ số đa dạng thì khu hệ động vật rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng rất cao về số lượng bộ, họ; có mức độ đa dạng khá về thành phần loài và có mức đa dạng trung bình về thành phần loài.

* Tài nguyên côn trùng:

Thành phần côn trùng gồm có 374 loài thuộc 65 họ của 13 bộ tại khu vực nghiên cứu. Trong đó có 7 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2000, năm 2007 và trong phụ lục IIB của Nghị định số 32 của Chính phủ.

Côn trùng ở khu vực nghiên cứu khá phong phú và đa dạng, với nhiều dạng sống đã và đang mang những vai trò, giá trị nhất định đối với hệ sinh thái rừng và con người nơi đây. Có nhiều loài có hại cho cây trồng nhưng sự phá hại chỉ có trở thành vấn đề khi chúng có số lượng cá thể lớn và gặp điều kiện rừng trồng hoặc một phương thức độc canh, các hệ sinh thái nông nghiệp. Trong số các loài ở khu vực nghiên cứu có rất nhiều loài có ích, các loài thiên địch, loài đặc sản, loài thụ phấn.

4.2.3. Tiềm năng khác

4.2.3.1. Tiềm năng du lịch cảnh quan từ rừng

Thưởng ngoạn trong các hệ sinh thái rừng được hiểu là việc xem ngắm thưởng thức phong cảnh kỳ thú của tự nhiên trong các hệ sinh thái rừng. Tương


tự như đi dạo ngắm cảnh công viên, ngắm cảnh sông núi, ngắm cảnh sinh sống của người dân, thưởng ngoạn trong các hệ sinh thái rừng là việc đi dạo thăm ngắm, tìm hiểu, khám phá những điều kỳ thú của thiên nhiên.

Bao quanh chùa Hương là cảnh non nước hùng vĩ, vẻ đẹp hoang sơ bình


yên, thanh tịnh càng tô điểm cho một bức tranh non nước hữu tình. Và ngay cả hành trình đi đò trên sông nước đến chùa Hương cũng làm nao lòng du khách, một hành trình kéo dài từ bến Đục trên con suối Yến đến bến Trò khiến bao du khách thổn thức, ngắm nhìn khung cảnh núi rừng kỳ vĩ, đẹp thơ mộng. Đây chính là một nét riêng độc đáo và nổi bật mà du khách có thể tận hưởng, khám phá và cảm nhận khi đến chùa Hương.

Hình 4.5: Khách du lịch đi đò tham quan trên suối Yến

Du lịch cảnh quan thiên nhiên của rừng đặc dụng chùa Hương không chỉ có núi rừng, hệ sinh thái đa dạng mà còn có những hang động đá vôi với nhiều nhũ đá hình thù kì thú,…tất cả tạo nên một vẻ đẹp trữ tình, đầy quyến rũ, xiêu lòng


du khách phương xa.Với độ cao 390m, động Hương Tích được ví như trung tâm danh lam thắng cảnh của chùa Hương.

Trước đây du khách muốn leo lên nơi này cần phải đi bộ qua rất nhiều bậc thang với dộ dốc lớn, nhưng giờ đây, với công trình cáp treo hiện đại, bạn đã có

thể dễ dàng đi lại, đồng thời lại được ngồi trong cáp treo nhìn xuống, thưởng

thức vẻ đẹp nên thơ của núi rừng sông nước và những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp tuyệt, chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Hình 4.6: Động Hương Tích

4.2.3.2. Du lịch tâm linh

Trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục

được nhấn mạnh. Những năm qua, lượng khách đi du lịch tâm linh không ngừng

tăng cao, trong đó Việt Nam nổi lên là một đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng


khá lớn trong tổng số lượng khách du lịch. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hương đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian…

Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân; hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất các hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh.

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với sự phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần gìn giữ hòa bình, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho việc tôn vinh, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại.

Với khu vực Chùa Hương có quần thể nhũng di tích nổi tiếng và hết sức giá trị, đó là những ngôi đền, chùa và chùa trong động. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của Chùa Hương, hình thành loại hình du lịch tâm linh. Từ đầu thế kỷ XX toàn khu Hương Sơn đã có hơn 100 chùa, trong đó có những ngôi chùa có quy mô lớn với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo như chùa Tam Bảo và nhà thờ Thiên Trù.

Các ngôi đền chùa trong quần thể Chùa Hương du khách không thể bỏ qua


khi đến đây đó là: Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Chùa Hương Tích, Chùa Giải Oan, Đền Trần Song, Chùa Hinh Bồng, Chùa Bảo Đài, Chùa Thanh Sơn, Chùa Long Vân…

* Lễ hội văn hóa, tín ngưỡng tại chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức TP. Hà Nội. Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày khai hội, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày lễ Khai Sơn Lễ “Mở cửa rừng” của địa phương. Đến nay Lễ “Mở cửa rừng” đồng nghĩa với mở cửa chùa - Khai hội chùa Hương.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Đây có thể coi là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với nhiều du khách. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

4.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng khai thác sản phẩm từ rừng

Do đặc điểm cấu tạo địa chất nên địa hình ở khu vực khá đa dạng, phong phú sinh động hấp dẫn du khách với những phong cảnh thiên nhiên đặc sắc. Các điều kiện khí hậu, thời tiết tại khu vực nghiên cứu tương đối thuận lợi cho sức khỏe của con người và các hoạt động du lịch.

Môi trường sinh thái của khu vực khá đa dạng, phong phú phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên đất của khu vực còn nhiều tiềm năng có thể mở rộng phát triển dịch vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.


Bảng 4.5. Phân bố diện tích các hệ sinh thái chủ yếu ở rừng đặc dụng huyện Mỹ Đức (ha)


Hệ sinh thái

Mỹ Đức

Rừng tự nhiên núi đất

327.3

Rừng tự nhiên núi đá

4,140.4

Rừng keo

93.0

Rừng trồng thông

0.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 9

Hầu hết các hệ sinh thái của rừng đặc dụng chùa Hương đều mang lại những giá trị nhất định về du lịch. Không những tạo cảnh quan du lịch mà còn tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu về ẩm thực, dược liệu cho du khách khi đến nơi này. Một số loài rau có thể khai thác được ở tất cả các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng như rau đắng cẩy, rau dớn, rau má, rau tòm bóp, rau sam, rau dền cơm v.v.... nhưng có một số loài chỉ phát triển tốt trong rừng tự nhiên như rau sắng, các loại quả, củ v.v... Các loài động vật được khai thác chủ yếu cho du lịch gồm ốc núi, cá suối, cua suối, sóc và dúi. Các loài này chủ yếu gặp được ở rừng tự nhiên.

Trong tổng số 301 loài động vật có xương sống trên cạn phát hiện được tại Hương Sơn: Có nhiều loài có vai trò quan trọng góp phần bảo vệ rừng (tiêu diệt côn trùng có hại, thụ phấn và phát tán hạt cây rừng,…) đó là các loài thú trong Bộ ăn sâu bọ (Insectivora), họ cầy (Viverridae), cu li, dơi, đồi, các loài chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes), bộ cu cu (Cuculiformes), bộ gõ kiến (Piciformes), bộ cú (Strigiformes),…và hầu hết các loài bò sát, ếch nhái. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đó là những loài có kích thước lớn có giá trị thực phẩm, dược liệu, da lông làm cảnh và thương mại (cầy giông, cầy hương, sóc đen, sóc bụng đỏ, yểng, sáo đen, gà lôi trắng, các loài khướu, họa mi, chích chòe lửa, ba ba gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang, rắn ráo, trăn đất, kỳ đà, ếch trơn, ếch gai,….). Đặc biệt, có 41 loài có giá trị khoa học, bảo tồn nguồn gen, là những loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 2007; Danh lục đỏ thế giới IUCN, 2009


và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Những loài quý hiếm có giá trị đặc biệt đang bị đe dọa tuyệt chủng cần thiết phải bảo tồn nguồn gen của chúng. Các loài động vật nói chung đều có giá trị nhất định về mặt kinh tế, khoa học, môi trường và đặc biệt là đa dạng sinh học.

Với các loài động vật mang hình dáng, màu sắc đẹp, tiếng hót hay sẽ làm tăng sự sinh động của sinh cảnh Hương Sơn và tăng hấp dẫn đối với du khách. Nếu được bảo vệ tốt, số lượng cá thể các loài sẽ tăng cao tạo khả năng tổ chức các loại hình sinh thái mới cho khu vực: Du lịch xem chim, thú (ban đêm, ban ngày); Du lịch khảo sát hang dơi,…

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu là khu vực có tiềm năng tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú. Nếu được quản lý khai thác hợp lý hơn thì chắc chắn nơi đây sẽ là điểm DLST hấp dẫn của cả nước và nối tiếng trên Thế giới. Rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu, ngoài chức năng bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn nguồn gen, còn nhiều chức năng chức năng phục vụ du lịch, tham quan giải trí. Các loài động vật, thực vật có hình dạng, màu sắc đẹp sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Nếu được bảo vệ tốt, số lượng cá thể loài sẽ tăng cao tạo khả năng tổ chức các loại hình DLST cho khu vực như du lịch xem chim, thú, tham quan hang động, tìm hiểu về côn trùng…

Như vậy, rừng đặc dụng chùa Hương có rất nhiều tiềm năng về du lịch: Tiềm năng cung cấp bãi cắm trại phục vụ du lịch ; Tiềm năng cung cấp các thực phẩm sạch phục vụ du lịch ;Tiềm năng cung cấp dịch vụ thăm ngắm phục vụ du lịch ; Tiềm năng cung cấp dịch vụ thưởng ngoạn; Tiềm năng cung cấp dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ và du lịch tâm linh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022