Hiện Trạng Chất Thải Rắn Ở Việt Nam Và Tình Hình Xử Lý

tinh ở châu Âu được thu hồi là gần 65 triệu tấn. Khoảng 28.000 tấn pin và ắc quy được thu gom và tái chế.

Tái chế nhựa và giấy: Tỷ lệ tái chế nhựa ở các nước OECD vẫn thấp với tỷ lệ trung bình là 15%. Gần 22% nhựa thải được thu hồi để chuyển đổi thành năng lượng.

Lượng chất thải tái chế liên tục tăng và hiện nay ở châu Âu chỉ hơn 3 triệu tấn trong số 22,5 triệu tấn được tái chế. Thị trường nhựa được thu hồi chiếm tỷ lệ thấp là 169 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới vào năm 2003.Tỷ lệ tái chế giấy dao động từ 10% ở Ai len đến 100% ở Áo. Tỷ lệ này ở Liên minh châu Âu tăng từ 41,5% năm 1991 lên 54% năm 2004. (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)

Thị trường kim loại thứ cấp: Lần đầu tiên vào năm 2004, tổng sản lượng thép trên thế giới đạt 1 tỷ tấn. Sản lượng kim loại vụn đã tăng 450 triệu tấn. Tỷ lệ tái sử dụng kim loại này có thể ở mức cao từ 60-70%. Năm 2005, hầu hết các kim loại không chứa sắt đạt mức giá cao kỷ lục đã làm tăng nhu cầu đối với kim loại thứ cấp. Ví dụ, việc sản xuất nhôm thứ cấp từ nhôm thải chiếm 20% tổng sản lượng (7,6 triệu tấn).

Quản lý các dòng chất thải điện và điện tử là ưu tiên đối với các chính trị gia ở các nước OECD. Chất thải điện tử chứa khối lượng lớn nguyên liệu có khả năng tái chế như kim loại, thủy tinh, kim loại quý và nhựa. 10 triệu máy tính chứa‌

135.000 triệu tấn nguyên liệu có thể thu hồi. Mối lo ngại lớn nhất là khối lượng loại chất thải này ngày càng tăng. (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)

1.4. Hiện trạng chất thải rắn ở Việt Nam và tình hình xử lý

1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

1.4.1.1. Tình hình chung

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Công trình khảo sát chất thải toàn cầu (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) đã thống

kê, cứ tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 1 tỉ USD sẽ làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp, 20% trong đó là chất thải nguy hại.

Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ. Thống kê cho thấy, năm 2004, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 – 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,5 – 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4 kg/người/ngày tại khu vực nông thôn. (Trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010).

Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150-200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%...(Trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010).

Bảng 1.5: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008


Loại CTR

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

CTR đô thị

tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR công nghiệp

tấn/năm

2.638.400

4.786.000

CTR y tế

tấn/năm

21.500

179.000

CTR nông thôn

tấn/năm

6.400.000

9.078.000

CTR làng nghề

tấn/năm

774.000

1.023.000

Tổng cộng

tấn/năm

15.459.900

27.868.000

Phát sinh CTR sinh

hoạt trung bình tại khu vực đô thị

kg/người/ngày

0,8

1,45

Phát sinh CTR sinh

hoạt trung bình tại khu vực nông thôn

kg/người/ngày

0,3

0,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội - 4

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng năm 2010

Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, năm 2020 là 68 triệu tấn/năm và năm 2025 sẽ là 91 triệu tấn/năm (cao gấp 2-3 lần hiện nay)

Hình 1.3: Biểu đồ thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi trong thời gian tới (Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường


3.70%


32.60%

45.90%


0.60%

17.20%

Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)


Năm 2015

4.10%

22.50%

0.50%

50.80%

22.10%

Năm 2008


Năm 2025

8.30%

4%

0.20%

30.60%

56.90%

Năm 2020



CTR đô thị CTR công nghiệp CTR y tế CTR nông thôn CTR làng nghề


3.80%

13%


0.50%


52%


30.70%

1.4.1.2. Chất thải sinh hoạt.

Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải

mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có lối sống khá giả hơn, có nhiều các hoạt động thương mại hơn và đô thị hóa cũng diễn ra ở cường độ cao hơn. Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. (Cục bảo vệ môi trường, 2008)

Ngược lại, lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị). (Cục bảo vệ môi trường, 2008)

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1.4 và bảng 1.6).


21.14%

3.54%

Đô thị loại đặc biệt

45.24%

Đô thị loại I

19.42%

Đô thị loại II

Đô thị loại III

10.66%

Một số các đô thị loại IV


Hình 1.4 Tỉ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị Việt Nam năm 2007


Bảng 1.6: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam


STT

Loại đô thị

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người

(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát

sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đặc biệt

0.84

8.000

2.920.000

2

Loại I

0.96

1.885

688.025

3

Loại II

0.72

3.433

1.253.045

4

Loại III

0.73

3.738

1.364.370

5

Loại IV

0.65

626

228.490

Tổng

6.453.930

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cũng cho thấy, tỷ lệ phát sinh

CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73

kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (Bảng 1.7).

Bảng 1.7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007


STT

Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người

(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát

sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đồng bằng

Hồng

sông

0,81

4.444

1.6222.060

2

Đông Bắc

0,76

1.164

424.860

3

Tây Bắc

0,75

190

69.350

4

Bắc Trung Bộ

0,66

755

275.575

5

Duyên hải

Trung Bộ

Nam

0,85

1.640

598.600

6

Tây Nguyên

0,59

650

237.250

7

Đông Nam Bộ

0,79

6.713

2.450.245

8

Đồng bằng

Cửu Long

sông

0,61

2.136

779.640

Tổng cộng

0,73

17.692

6.457.580

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương

Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây dựng về lượng phát sinh chất thải rắn ở các khu đô thị cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10-16% mỗi năm

Bảng 1.8: Tình hình phát sinh chất thải rắn


Các loại chất thải rắn

Toàn quốc

Đô thị

Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh

hoạt (tấn/năm)

12.800.000

6.400.000

6.400.000

Chất thải nguy hại từ công nghiệp

(tấn/năm)

128.400

125.000

2.400

Chất thải không nguy hại từ công

nghiệp (tấn/năm)

2.510.000

1.740.000

770.000

Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)

21.000

-

-

Tỷ lệ thu gom trung bình (%)

-

71

20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người

(kg/người/ngày

-

0,8

0,3

Nguồn: Báo cáo diễn biễn môi trường Việt Nam 2004-Chất thải rắn

Bảng 1.9: Khối lượng chất thải rắn của các đô thị miền Bắc từ năm 2000-2004


Năm

Hà Nội*

Hải Phòng**

Nam Định*

Thái

Nguyên*

Lào Cai**

PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

2000

1.478

1.075

667

504

165

110

106

55

76

46

2001

1.656

1.250

732

556

170

112

112

59

80

48

2002

1.800

1.440

785

572

177

124

116

64

84

54

2003

2.154

1.640

810

585

155

124

120

69

88

58

2004

2.540

2.080

920

690

160

127

132

76

88

58


Trung

bình

1.926

1.497

783

581

165

119

117

65

83

53

Tỷ lệ thu

gom

80

70

70

60

60

Nguồn: Số liệu quan trắc hàng năm của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học xây dựng Hà Nội và Báo cáo của Bộ xây dựng, 2005

Ghi chú:

PS: Lượng phát sinh trung bình (tấn/ngày);

TG: Lượng được thu gom trung bình theo thực tế (tấn/ngày);

* Bao gồm các quận nội thành;

** Bao gồm 5 các quận nội thành và thị xã Đồ Sơn;

***Bao gồm thị xã Lào Cai và thị trấn SaPa.

Số liệu quan trắc tại một số tỉnh thành phía Bắc (Bảng 1.9) cho thấy trong thực tế lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm ở các đô thị lớn như Hà Nội tăng khá nhanh nhưng ở một số đô thị nhỏ như Thái Nguyên, Nam Định, Lào Cai (các đô thị loại 3 và loại 4) thì không tăng nhiều, do tốc độ đô thị hóa ở các nơi này không nhanh, đặc biệt là ở vùng núi.

Theo Báo cáo diễn biễn môi trường Việt Nam 2004, thành phần chất thải rắn sinh hoạt rất đa dạng và phức tạp. Nó phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ đô thị hóa, mức sống, thói quen tiêu dùng của người dân. Thành phần chất thải rắn bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa các tông, giẻ vụn, kim loại, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65% tổng lượng chất thải. Theo kết quả quan trắc, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo trong rác thải đã có chiều hướng giảm (còn từ 3 – 7%), cá biệt ở một số đô thị nhỏ như Lào Cai và Sa Pa, tỷ lệ chất dẻo thấp (chiếm 1,1%), đó là do trong vòng hai năm nay một số loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022