Tổng Hợp Về Khối Lượng Ctr Công Nghiệp Phát Sinh Ở Một Số Tỉnh

hình công nghệ thu hồi và tái chế chất dẻo đã bước đầu hoạt động và góp phần làm giảm lượng chất dẻo thải ra bãi chôn lấp.

1.4.1.3. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

Tính trên phạm vi toàn quốc, năm 2008, khối lượng CTR công nghiệp vào khoảng 13.100 tấn/ngày. Theo thống kê, CTR công nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam (Bảng 1.10), CTR công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo khối lượng phát sinh CTR cho các giai đoạn khá lớn:

- Đến năm 2015: Tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 4.604 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt 4.253 tấn/ngày; CTR công nghiệp 310 tấn/ngày và CTR y tế: 41 tấn/ngày.

- Đến năm 2020: Tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 7.539 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt: 5514 tấn/ngày; CTR công nghiệp: 973 tấn/ngày và CTR y tế: 52 tấn/ngày.

Các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim là các ngành phát sinh nhiều CTNH nhất.

(Theo trang web: http://www.monre.gov.vn)

Bảng 1.10: Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh ở một số tỉnh

Tỉnh/TP

Năm có số liệu

Khối lượng CTR công nghiệp

(tấn/năm)

Tỉnh/TP

Năm có số liệu

Khối lượng CTR công nghiệp

(tấn/năm)

Hà Nội

2009


Bình Dương

2009

383.980

Hồ Chí Minh

2009

2.737.500

Tiền Giang

2009

30.634

Lai Châu

2009

314

An Giang

2009

43.205

Cao Bằng

2009

57.634

Vĩnh Long

2009

2.008

Điện Biên

2009

33.500

Bạc Liêu

2009

6.160

Sơn La

2009

210

Bình Phước

2009

8.781

Thanh Hóa

2009

48.000

Long An

2009

40.356

Nam Định

2009

1.349

Sóc Trăng

2009

57.408

Nghệ An

2009

1.876

Cà Mau

2009

60.219

Quảng Bình

2009

78.767

Tiền Giang

2009

30.634

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội - 5

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, 2010

CTR ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và tác động xấu đến cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng cho thấy, tổng lượng CTR nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2.800 tấn/ngày. Trong đó các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều CTNH nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn CTR phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày (Báo cáo Môi trường quốc gia, 2008)

Ngoài ra, nguồn phát sinh CTR công nghiệp và CTNH khác là từ các vụ vi phạm pháp luật khi các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các mặt hàng như pin, ắc quy, bản mạch…cũ hoặc hỏng từ nước ngoài vào lãnh thổ nước ta để xử lý hoặc tận thu phế liệu. Thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường Công an Hải Phòng cho thấy, trong 3 năm 2003-2006 đã có gần 2.300 container chứa gần

37.000 tấn ắc quy chì phế thải đã được nhập vào cảng Hải Phòng. Trong hai năm 2008-2009, tiếp tục phát hiện 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắc quy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập cảng. Tính đến hết quý III năm 2010, cảng Hải Phòng đã có hơn 200 container chất thải vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường lưu bãi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật nên các doanh nghiệp đã lợi dụng để nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hoá hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Nếu không có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật thì chính nguồn thải này sẽ phải tiêu huỷ và xử lý tại lãnh thổ Việt Nam.

1.4.1.4. Chất thải y tế

Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại bao gồm (1.263 cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến TW, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 1.016 cơ sở y tế dự phòng từ TW đến địa phương; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến TW-Tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã) với tổng số hơn

219.800 giường bệnh (Cục quản lý môi trường y tế, 2010). Tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó 40-50 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý. Đến năm 2008, tổng lượng CTR y tế phát sinh là hơn 490 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý. (Tổng cục Thống kê, 2010).

Bảng 1.11: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương


Tỉnh/TP

Năm có số liệu

Khối lượng

chất thải y tế (tấn/năm)

Tỉnh/TP

Năm có số liệu

Khối lượng

chất thải y tế (tấn/năm)

Hồ Chí Minh

2007

2.800

Đồng Nai

2009

430,8

Hà Giang

2009

405

Bình Dương

2009

1.241

Cao Bằng

2009

175,9

Hậu Giang

2006

634,8

Điện Biên

2009

79,1

Kiên Giang

2009

642,4

Sơn La

2009

175

An Giang

2009

320,1

Hà Nam

2009

967

Vĩnh Long

2009

340,26

Nam Định

2009

488

Bạc Liêu

2009

134,8

Nghệ An

2009

187,6

Trà Vinh

2007

400

Quảng Bình

2009

46,4

Long An

2009

369

Lâm Đồng

2009

209,3

Sóc Trăng

2009

266,7

Đăk Lăk

2009

276,3

Cà Mau

2009

159,5

Nguồn: Báo cáo các địa phương, 2010 Chất thải y tế không ngừng phát sinh và có chiều hướng tăng khá nhanh, nếu

các biện pháp thu gom, xử lý và quản lý chất thải không hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.

1.4.2. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn ở Việt Nam

Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị, CTR công nghiệp và y tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng nhưng tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng.

Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa cao của người dân trong

giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi còn diễn ra rất phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn và còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại các phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và lên đến 80-82% (năm 2008). Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40-55% (năm 2003, con số này chỉ là 20%). Theo thống kê, hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. (Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng năm 2010)

Công tác thu gom và lưu chứa CTR công nghiệp, CTNH hầu như không được quan tâm tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Các đơn vị sản xuất lớn, vấn đề thu gom và xử lý chất thải đã bắt đầu nhận được sự quan tâm nhưng chưa được chú trọng. Tuy vậy, thời gian qua, với chủ trương xã hội hoá, công tác thu gom vận chuyển CTR công nghiệp đang phát triển khá mạnh.

Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ tập trung sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.

Đối với cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại…)

Báo cáo “ Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành y tế” của Cục Quản lý Môi trường y tế tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2010 đã xác định tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại, thu gom CTR y tế hàng ngày là 95,6%; 100% bệnh viện tuyến TW xử lý CTR theo hình thức thuê Công ty Môi trường đô

thị để đốt tập trung hoặc đốt tại cơ sở y tế bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn; 73,5% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xử lý CTR y tế bằng lò đốt tại bệnh viện hoặc thuê Công ty môi trường đô thị xử lý.

Thực tế khảo sát tại các bệnh viện cho thấy, hiện có khoảng 95% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải (khoảng 91% trong đó đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn); đến 90,9% các bệnh viện tiến hành thu gom CTR hàng ngày; có 53,4% bệnh viện nơi lưu giữ chất thải có mái che (45,3% trong đó đạt yêu cầu theo quy chế) (Tổng cục môi trường, 2009). Tuy nhiên, hiện vẫn còn một lượng CTR phát sinh tại trạm y tế xã/thị trấn được xử lý tại các cơ sở y tế bằng các biện pháp chôn, đốt thủ công. Một số bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị lò đốt chất thải y tế nhưng do chi phí vận hành quá cao nên phần lớn điều tiến hành xử lý chất thải y tế theo phương pháp chôn lấp hoặc đốt thủ công gây nguy cơ ô nhiễm đất, nước, không khí rất cao.

1.4.3. Tình hình xử lý và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Công nghệ xử lý CTR chưa được quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom và xử lý chất thải không thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Do vậy, các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…

Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 2-3 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó, có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài. (Tổng cục môi trường, 2009).

Theo điều 29-30 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý CTR, các công nghệ xử lý CTR gồm:

- Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.

- Công nghệ chế biến phân hữu cơ.

- Công nghệ chế biến khí biogas.

- Công nghệ xử lý nước rác.

- Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.

- Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.

- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh.

- Chôn lấp CTR nguy hại.

- Các công nghệ khác.

Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương. Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo thống kê, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý CTR công nghiệp, đặc biệt là CTNH phát sinh trên địa bàn. Do vậy, các công ty môi trường mới chỉ thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các KCN hoặc thu gom CTR công nghiệp lẫn với CTR sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị. Hà Nội, theo thông tin được cung cấp từ Urenco Hà Nội hiện cũng mới có 3 lò đốt CTR (công nghiệp và CTNH) đặt tại khu liên hiệp xử lý CTR tại Nam Sơn (Sóc Sơn) (chuyên xử lý CTR công nghiệp với công suất 200kg/giờ), Cầu Diễn (chuyên xử lý CTR y tế với công suất 120kg/giờ) và tỉnh Hưng Yên (chuyên xử lý CTR công nghiệp với công suất 1.000kg/giờ). Trong thời gian tới, Urenco đang đầu tư thêm 1 dây chuyền xử lý CTNH bằng công nghệ sinh học, hóa học và hóa lý. Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động đưa các công nghệ xử lý ô nhiễm vào thực tiễn.

Bảng 1.12: Hiện trạng của một số nhà máy chế biến compost tập trung ở Việt Nam

Địa điểm

Công suất (tấn/ngày)

Thời gian bắt đầu

hoạt động

Nguồn chất thải hữu cơ

Hiện trạng


Cầu Diễn, Hà Nội (1)


140


1992

Mở rộng 2002


Chất thải từ các khu chợ, đường

phố


Đang hoạt động, bán 3 loại sản phẩm có chất

lượng khác nhau


TP. Nam Định (1)


250


2003


Chất thải sinh hoạt chưa phân loại

Đang hoạt động. Cung cấp Compost sản xuất được miễn phí cho

người dân.

Phúc Khánh –

Thái Bình (1)

75

2001

Không rò

Đang hoạt động

Thành phố Việt Trì – Phú Thọ (1)


35,3


1998


Không rò

Đang hoạt động, bán 3 loại sản phẩm có chất lượng khác nhau, giá

khác nhau.

Hóc Môn –

TP. Hồ Chí Minh (1)


240

1982

Đóng cửa 1981

Chất thải sinh

hoạt chưa phân loại

Đóng cửa do khó bán sản phẩm

Phúc Hoà – Tân Thành – Bà Rịa Vũng

Tàu (2)


30


Không rò


Không rò


Đang hoạt động

Tràng Cát – TP. Hải

Phòng


50


2004

Bùn, rác nạo vét từ hệ thống cống

rãnh và chất thải


Đang trong thời gian thử nghiệm





sinh

phân

hoạt

loại

chưa


Thuỵ



Chất

thải

sinh

Đang

hoạt

động, sản

Phương- Huế

159

2004

hoạt

chưa

phân

phẩm

bán

cho nông

với Công



loại



dân



nghệ Seraphin









Nguồn: (1) - Nguyễn Thị Kim Thái 2004 – Báo cáo tư vấn cho Ngân hàng Thế giới

(2) -Dự án Vệ sinh cho 3 thành phố do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Tính đến tháng 10/2010, Tổng cục môi trường đã cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH liên tỉnh cho 36 cơ sở (chưa kể các cơ sở do các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cấp phép). Báo cáo quản lý CTNH, Báo cáo giám sát môi trường của các cơ sở nêu trên cho thấy các công nghệ xử lý đều đảm bảo thuân thủ các quy định hiện hành, phát thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Hiện trạng công nghệ xử lý CTNH được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1.13: Hiện trạng một số công nghệ xử lý chất thải nguy hại phổ biến ở Việt Nam

Tên công nghệ

Số cơ sở áp dụng

Số hệ thống công nghệ

Công suất phổ biến

Lò đốt tĩnh 2 cấp

21

26

50-200 kg/giờ

Đồng xử lý trong lò nung xi

măng

2

2

30 tấn/giờ

Chôn lấp

2

3

15.000 m3

Công nghệ hóa rắn (bê tông

hóa)

17

17

1-5 m3/giờ

Công nghệ xử lý, tái chế dầu

thải

13

14

3-5 tấn/ngày

Xử lý bón đèn thải

8

8

200 kg/ngày

Xử lý chất thải điện tử

4

4

0,3 – 5 tấn/ngày

Phá dỡ, tái chế ắc quy chì

thải

6

6

0,5 – 200 tấn/ngày

Nguồn: Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam hiện nay, Báo cáo tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2010

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hoạt động xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Con số thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022