Sản Lượng Khải Thác Cá (Kg) Hàng Năm Ở Hồ Tây

Bảng 3.4. Sản lượng khải thác cá (kg) hàng năm ở hồ Tây


Năm

Sản lượng (kg)

Năm

Sản lượng (kg)

Năm

Sản lượng (kg)

1971

341.192

1982

225.488

1992

318.967

1972

400.926

1983

242.964

1993

332.000

1973

416.317

1984

309.385

2003

331.000

1974

483.369

1985

258.546

2005

318.915

1975

333.061

1986

340.806

2007

289.320

1976

361.936

1987

369.549

2009

350.725

1977

338.769

1988

380.541

2011

306.863

1978

405.103

1989

380.365

2012

350.487

1980

400.309

1990

296.832

2013

376.519

1981

261.248

1991

256.773

2014

406.780

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: [Ban Quản lý Hồ Tây, 2014]


Từ bảng kết quả cho thấy, sản lượng cá thịt hàng năm ở hồ Tây cao nhất là 483 tấn/năm 1974 và thấp nhất là 225 tấn/năm 1981, trung bình khoảng 250 - 380 tấn/năm. Sản lượng cá của hồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) và xã hội (trật tự an toàn, đời sống và công tác bảo vệ). Mặt khác, các yếu tố như mật độ cá thả, cơ cấu giống loài cá thả, độ lớn của cá giống, thời điểm hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cá. Ngoài bị ảnh hưởng diễn thế của hồ thì hiện tượng khai thác cá trộm cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cá thu được từ hồ. Việc quản lý lỏng lẻo từ các cơ quan chức năng đã dẫn tới tình trạng đanh bắt thủy sản trái phép tại hồ Tây ngày càng nhiều. Trong vài năm trở lại đây do đã thành lập được Ban quản lý hồ Tây, ban hành các văn bản quản lý cũng như xây dựng được nhà máy xử lý nước thải hồ Tây giai đoạn 1 đã góp phẩn nâng cao năng suất, giảm lượng cá chết hàng loạt. Cụ thể từ năm 2011- 2014 sản lượng khai thác từ 306-406 tấn.

Ngoài nguồn lợi từ cá thì trước đây tôm và trai ốc ở hồ Tây cũng là một nguồn lợi lớn, trung bình hàng năm 1-2 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 0,92% so với tổng

thể sản lượng cá thịt. Nhưng hiện nay nguồn lợi từ tôm và trai ốc là không đáng kể. Tôm và trai ốc không còn cho sản lượng khai thác. Chỉ có một số ngư dân ven hồ vẫn đánh bắt trộm nhưng sản lượng rất ít.

(3) Cung cấp nguyên liệu: hồ Tây là nơi cung cấp nước tưới và nước ngầm phục vụ cho việc khai thác nước ngầm cho một số lượng dân cư khu vực xung quanh với mục đích đơn giản như tưới, rửa xe, giặt giũ một số công việc đơn giản.

(4) Cung cấp, điều tiết mực nước ngầm: hồ Tây với dung tích lớn và khả năng đã cung cấp một lượng nước và điều tiết lượng nước ngầm cho khu vực. Chính khả năng này đã làm cho mực nước ngầm tại khu vực được ổn định quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô.

b. Dịch vụ điều hòa


(1) Điều hòa vi khí hậu tại khu vực (gió mát, hơi nước..): Khu vực hồ Tây với đặc trưng là diện tích mặt nước rộng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho việc điều hòa không khí cũng như khuếch tán các khí thải độc hại. Thực tế cho thấy khu vực xung quanh hồ Tây có môi trường trong lành và mát mẻ quanh năm và là nơi người dân tập trung cho các hoạt động ngỉ ngơi, giải trí.

(2) Làm sạch môi trường/ ô nhiễm: hồ Tây là một khu vực ngập nước, quá trình tự làm sạch diễn ra tự nhiên. Với đặc trưng của hồ Tây rất rộng, khả năng làm sạch tự nhiên của hồ Tây là rất lớn. Tuy nhiên, chức năng này hiện tại đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

c. Dịch vụ lịch sử, văn hóa – xã hội


(1) Về giá trị văn hóa – lịch sử:


Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.

Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hóa, lịch sử như:


+ Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo;

+ Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi

tiếng;


+ Làng Xuân Đỉnh với đền Sóc thờ Thánh Gióng;


+ Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt

lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;


+ Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;

+ Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,


+ Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh.

+ Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp.

+ Trường Chu Văn An Hồ Tây và những di tích lịch sử, những làng nghề cổ truyền xung quanh nó không chỉ đẹp và nên thơ mà còn tiềm ẩn nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kinh tế. Nhân dân ven hồ từ thời này qua thời khác, đã chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay trong cuộc sống, về mặt thiên nhiên cũng như mặt xã hội. Chính vì thế, trong quá trình quy hoạch, xây dựng thành Thăng long khi xưa và Thủ đô Hà Nội mới hiện nay, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với tiêu chí xây dựng một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, hồ Tây vẫn và cần luôn được gìn giữ để vẹn nguyên giá trị lịch sử, danh thắng và văn hóa.

Danh mục di tích Lịch sử - văn hóa đã xếp hạng (Bảng 3.5):


Bảng 3.5. Danh mục di tích Lịch sử - văn hóa đã xếp hạng


TT

Tên di tích

Địa điểm

Năm xếp hạng

1

Đền Quán Thánh

Nhà số 192 phố Quán Thánh

1962

1

Chùa Trấn Quốc

Nhà số 32 Đường Thanh

1962

2

Chùa Kim Liên

Phường Quảng Bá

1962

3

Nhà Bà Hai Vẽ

Phường Phú Thượng

1980

4

Đền Thụy Khuê

Nhà số 251, đường Thụy

1986

5

Đình Yên Phụ

Phường Yên Phụ

1986

6

Đền Vệ Quốc

Phường Bưởi

1989

7

Chùa Mật Dụng

Phường Bưởi

1989

8

Đền Đồng Cổ

Phường Bưởi

1992

9

Chùa Thiên Niên (Trích Sài)

Phường Bưởi

1992

10

Đình An Thái

Phường Bưởi

1994

11

Chùa Vạn Ngọc

Phường Tứ Liên

1990

12

Đình Quảng Bá

Phường Quảng An

1991

13

Đình Quán La

Phường Xuân La

1992

14

Chùa Tào Sách

Phường Nhật Tân

1993

15

Đình Nhật Tân

Phường Nhật Tân

1994

16

Chùa Vạn Niên

Phường Xuân La

1996

17

Phủ Tây Hồ

Phường Quảng An

1996


18

Chùa Thanh Lâu

Phường Bưởi

1996

19

Chùa Bà Già

Phường Phú Thượng

1996

20

Đình Nghi Tàm

Phường Quảng Bá

2002

21

Đền Voi Phục

Phường Thụy Khuê

1986


Nguồn: [Ban Quản lý Hồ Tây, 2014]


Với diện tích gần 527ha mặt nước, quanh khu vực hồ Tây và vùng phụ cận có tới 64 di tích, trong đó nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng. Nhưng những năm gần đây môi trường hồ bị ô nhiễm, cảnh quan quanh hồ cũng đang bị phá vỡ. Nước thải của các nhà hàng, cư dân xung quanh hồ, các nhà máy, khách sạn, du thuyền... chảy tự nhiên vào hồ không qua xử lý. Nhiều điểm rác đổ trực tiếp xuống hồ hoặc thành các đống lưu cữu ở ven hồ ngay tại các di tích đình, đền, miếu, phủ vừa mất mỹ quan lại có mùi hôi thối rất khó chịu. Hiện tượng cá chết hàng loạt do ô nhiễm nước ngày càng nhiều.

d. Dịch vụ hỗ trợ


(1) Nơi sống của sinh vật/ đa dạng sinh học: Hiện tại, hồ Tây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật (đã được trình bày ở trên), các loài sinh vật này gồm cả những động vật và thực vật sống trên cạn và dưới nước.

(2) Là nơi chứa đựng, xử lý chất thải theo cơ chế tự nhiên và điều tiết ngập lụt tại khu vực: Hiện trạng: Mỗi ngày, hồ Tây đang phải tiếp nhận một lượng rất lớn nước thải từ khu vực xung quanh với hàm lượng amoniac trong nước tới 1,5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, khu vực hồ Tây là còn là nơi chứa đựng lượng nước mưa giúp cho việc thoát nước của cả khu vực xung quanh, đặc biệt trong những thời gian có mưa nhiều; chính đặc điểm này đã giúp cho khu vực xung quanh Hồ Tây ít khi bị ngập úng so với các khu vực trong thành phố.

Nhưng chính lượng nước mưa được dồn về khu vực hồ này cũng mang theo rất nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là nước chảy qua các vùng trồng cây khu vực xunh quanh hồ (như vùng trồng đào, trồng quất…) còn mang theo dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón đổ xuống hồ. Vào mùa khô hồ là nơi chứa và xử lý một phần nước thải bằng cơ chế tự làm sạch.

Ngoài các chức năng trên, Hồ Tây còn có tầm quan trọng trong việc quy hoạch không gian đô thị thủ đô Hà Nội do có vị trí đặc biệt quan trọng. Hồ Tây là một khu vực trung tâm về văn hóa, tâm linh của thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, với vị trí đặc biệt quan trọng đã trở thành một khu vực được trú trọng và nghiên cứu kỹ để phục vụ cho việc quy hoạch không gian đô thị chung của thành phố.

Cùng với sự phát triển đô thị, khu vực Quận Tây Hồ nói chung và khu vực hồ Tây nói riêng được xác định là một vùng đặc biệt quan trọng trong quy hoạch của thủ đô. Hồ Tây cùng với lăng Chủ tịch, các kiến trúc văn hóa đã tạo nên một khu vực có vai trò quan trọng của thủ đô.

Năm 2014, UBND quận Tây Hồ vừa công bố quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, Khu đô thị hồ Tây có tổng diện tích đất quy hoạch gần 993 ha, quy mô dân số đến năm 2050 tối đa khoảng 58.000 người. Khu đô thị được chia thành 20 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển, trong ô quy hoạch bao gồm các lô đất chức năng và đường giao thông cấp nội bộ. Đây là trung tâm văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí của Thành phố, khu bảo tồn sinh thái đô thị kết hợp với xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang kiến trúc và hạ tầng đô thị.

Về tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị, quy hoạch nêu rõ, phát triển không gian đô thị theo hình thái, bảo vệ phát triển giá trị cảnh quan tự nhiên hiện có, lấy hồ Tây làm trung tâm cùng với hệ thống mặt nước tự nhiên bao quanh hồ Tây, gồm hồ Quảng Bá, hồ Đầm Bảy, hồ Thủy Sứ, hồ Hùng

Đồng, hồ Đầm Trị... và cần tạo sự kết nối không gian xanh giữa hồ Tây và khu vực hành lang xanh dọc hai bên sông Hồng.

Phần đất ở có diện tích khoảng 228ha, chiếm 23% tổng diện tich đất với chỉ tiêu 40,2m2/người. Phần đất hỗn hợp sẽ có khoảng 12ha để phục vụ cho các cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ… Việc bố trí phần nhà ở trong phần đất hỗn hợp phải đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, an toàn, sức khỏe của người dân.

Về đất công trình công cộng cấp đô thị, tổng diện tích khoảng 63ha, chiếm 6,3% tổng diện tích đất với các khu chức năng hành chính như khách sạn, dịch vụ, thương mại, tài chính, y tế, văn hóa, công trình công cộng hỗn hợp… Đất công viên, cây xanh đô thị có tổng diện tích trên 604ha, chiếm trên 60% tổng diện tích đất. Các công trình thể dục thể thao được bố trí trong khu vực cây xanh, đảm bảo nhu cầu nâng cao sức khỏe cho người dân.

Đối với khu mặt nước hồ Tây, ngoài khai thác các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, các vị trí có điểm nhìn đẹp còn được bố trí đài phun nước phục vụ nhu cầu thăm quan của khách du lịch. Đặc biệt, trong phạm vi từ mép hồ ra tối thiểu là 50m, tuyệt đối không được xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan, mặt nước hồ Tây, chiều cao công trình chỉ tối đa 12m, tương đương 3 tầng, không cho phép xây dựng thêm công trình xung quanh hồ Tây trong khoảng cách 16m, kể từ mép hồ.

3.3 Đô thị hóa ở quận Tây Hồ


a. Sự gia tăng dân số


Sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào năm 2008 thì dân số Hà Nôi tăng lên một cách nhanh chóng và quận Tây Hồ cũng không ngoại lệ. Dân số quận Tây Hồ tăng nhanh là do tập trung nhiều cơ quan của các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh đã và đang xây dựng nhiều khu đô thi, khu dân cư, khu công nghiệp, các tường tiểu học, bênh viện...

Bảng 3.6. Dân số quận Tây Hồ qua các năm



Năm


2005


2010


2011


2012


2013


2014


Dân số ( nghìn

người)


112,4


136,3


141,2


145,7


150,4


154,7

Nguồn: [Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2015]


Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số qua các năm quận Tây Hồ hình 3.[1]:


Dân số


160

140

120

100

80

60

40

20

0

2005 2010 2011 2012 2013 2014


Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số qua các năm quận Tây Hồ (đơn vị: nghìn người)

Nguồn: [Tác giá, 2015]


Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Thành phố Hà Nội nói chung và của quận Tây Hồ nói riêng ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung chủ yếu vào nội đô đã tạo ra nhiều khó khăn về kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị (lượng rác thải, nước thải sinh hoạt sẽ tăng theo).

Ngày đăng: 23/05/2022