Thay Đổi Diện Tích Sử Dụng Đất Từ Năm 2005 – 2014(Đơn Vị: Ha)

b. Sự tăng lên các công trình xây dựng


Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong những năm qua trên địa bàn quận đã có nhiều dự án lớn được triển khai xây dựng: đường Vành đai 2, cầu Nhật Tân, khu đô thị Tây hồ Tây, Nam Thăng Long, đường Văn Cao- hồ Tây… do dó đã tạo cho quận một diện mạo đô thị hoàn toàn đổi khác. Từ năm 2010 đến nay, với 114 dự án đã được triển khai, mở ra một diện mạo mới cho vùng đất Tây Nam của thành phố. Các tuyến đường giao thông được mở rộng, bê tông hóa, nhà văn hóa phường, nhà sinh hoạt khu dân cư, sân chơi thiếu nhi… được quan tâm đầu tư. Cụ thể, trong những năm qua, quận đã xây dựng mới được 22 sân chơi thiếu nhi, đầu tư xây mới 9 trường học, cải tạo 10 trường với số vốn đầu tư lên tới 30 tỷ đồng. Các khu đô thị mới, khu vui chơi, giải trí được xây dựng mang đặc trưng của khu đô thị hiện đại. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước sạch, thoát nước được cải tạo, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt, toàn bộ khu vực quanh hồ Tây như được “khoác một tấm áo mới” với hệ đường dạo xung quanh hồ, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ…

Việc tăng lên của các công trình xây dựng đã tác động không nhỏ đến cảnh quan và sự đa dạng sinh học ở hồ Tây. Các dự án chung cư, các khu đô thị xung quanh khu vực hồ Tây như: Chung cư The Link Ciputra, D’ Le Roi Soleil – QuảngAn, Chung cư Oriental Westlake, dự án Golden Westlake, dự án Udic Westlake,chung cư Watermark hồ Tây, Tây Hồ Residence, Khu đô thị Tây hồ Tây – StarlakeHà Nội... đi vào hoạt động sẽ làm tăng dân số ở quận hồ Tây và kéo theo các dịchvụ giải trí, ăn uống, thể dục thể thao (ước tính khi một tòa nhà chung cư khi bàngiao nhà thì dân số của quận tăng lên khoảng 1000 người). Dân số tăng kéo theo cáchệ lụy như nước thải sinh hoạt, tắc đường, khói bụi...

Theo số liệu của BQL hồ Tây cung cấp thì diện tích hồ Tây vào năm 1981 là526,16ha, năm 1987 là 516ha, đến năm 2014 là 519,75 ha (không tính hồ senQuảng An ~ 3,8ha và hồ Vả ~ 4ha). Diện tích hồ hiện nay đã giảm khá nhiều so vớinăm 1981 không kể phần phía Tây Bắc của hồ được mở rộng tự nhiên do sóng bàomòn nhiều năm nên mặt hồ ngày càng tiến sát vào bờ. Ước tính từ năm 1987, hồ

Tây đã bị lấn chiếm khoảng 50 ha để xây dựng các công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

c. Sự thay đổi việc sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất trong địa bàn quận Tây Hồ bảng 3.7, hình 3.2:

Bảng 3.7. Thay đổi diện tích sử dụng đất từ năm 2005 – 2014(đơn vị: ha)


TT

Mục đích sử dụng

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

1

Đất nông nghiệp

933,28

848,84

270,5

2

Đất phi nông nghiệp

1338,18

1.423,81

1859,81

3

Đất chưa sử dụng

129,35

128,16

126,5

Tổng diện tích đất tự nhiên

2.400,81

2.400,81

2.400,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Nguồn: [Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ, 2014]


2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0


Năm 2001


Năm 2005


Năm 2010


Đất nông nghiệp


Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng


Năm 2014


Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất qua các năm

Nguồn: [Tác giả, 2015]


Nhìn vào biểu đồ thì diện tích đất nông nghiệp quận Tây Hồ ngày càng bị thu hẹp từ 1.107,4ha năm 2001 xuống còn 270,5ha vào năm 2014. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là do được sử dụng vào mục đích trồng cây cảnh (trồng đào, hoa…), trồng cây lâu năm. Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng năm 2001 là 684,6ha đến năm 2014 là 1859,81ha tức là tăng gần 3 lần để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chung cư, khu đô thị . Đặc biệt diện tích chưa sử dụng được chuyển sang đất phi nông nghiệp, diện tích đất này hiện còn rất ít năm 2011 chỉ còn 126,5ha.

Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ đến năm 2020 (Phụ lục 2). Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2014 (Phụ lục 3).

d. Sự gia tăng các loại hình dịch vụ, du lịch tại khu vực hồ Tây


Với cảnh quan đẹp và 64 di tích lịch sử xung quanh hồ, lâu nay hồ Tây được coi là một danh thắng, điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của thủ đô với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí.

Theo BQL hồ Tây hiện có hơn 200 tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh hồ (kể cả trên ven bờ và mặt nước). Các loại hình kinh doanh chủ yếu là ăn uống, giải khát, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ giải trí, thăm quan, mua sắm, công viên nước, đua thuyển. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp có tàu du lịch, thuyền , xuồng hoạt động trên hồ.

Trong những năm gần đây, số lượng và quy mô các loại hình dịch vụ tại khu vực hồ Tây tăng lên nhanh chóng. Tại tất cả các vị trí thuận lợi, người dân và các doanh nghiệp đều tận dụng tối đa để bố trí các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Theo thống kê của quận Tây Hồ, hiện có 6 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ trên mặt nước hồ Tây với các phương tiện nhà nổi, sàn nổi, tàu và cầu tàu. Do chưa có quy chế quản lý hồ Tây thống nhất, nên các công trình đang được khai thác, sử dụng không có sự đồng bộ về quy hoạch, cao thấp khác nhau, tập trung với số

lượng lớn tại bờ hồ phía đường Thanh Niên. Các công ty chỉ quan tâm đầu tư mở rộng kinh doanh, ít lo tới việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Một số công ty không có chức năng kinh doanh dịch vụ, địa điểm hoạt động chỉ là địa điểm tạm thời nhưng vẫn ký kết khai thác kinh doanh dịch vụ ăn uống, gây phức tạp trong quản lý.

Các cơ sở, đơn vị kinh doanh khách sạn, dịch vụ, ngoại trừ một số rất ít đã cung cấp các tài liệu cần thiết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: Giấy xác nhận đăng ký đề án Bảo vệ môi trường, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Hợp đồng phục vụ vệ sinh môi trường, Hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt… cho cơ quan quản lý có trách nhiệm (BQL hồ Tây) như: Khu căn hộ cho thuê Lake View, Khách sạn Thắng Lợi, Cty TNHH Nhuận Mai, Câu lạc bộ Hà Nội. Còn lại hầu hết đều thiếu Bản cam kết Bảo vệ môi trường, Giấy phép xả thải vào nguồn nước. Có thể nói, tất cả các Đơn vị, Doanh nghiệp, Tổ chức kinh doanh… xung quanh hồ Tây hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều gây ảnh hưởng không ít thì nhiều đến chất lượng đất, nước, không khí khu vực hồ Tây.

Cùng với lượng dân định cư, do vùng xung quanh bờ hồ Tây và trên hồ Tây có gần 150 khách sạn và nhà hàng dịch vụ vui chơi, ăn uống [Ban quản lý Hồ Tây, 2014], cho nên số lượng khách vãng lai hàng ngày trên vùng lưu vực hồ Tây là rất lớn. Theo số liệu tác giả khảo sát khu vực quanh hồ Tây thì khoảng 56% lượng người đến hồ Tây lưu trú dưới 2 giờ, 27 % lưu trú từ 2-5h, 17% lưu trú trên 5h. Ngoài số lượng các cá nhân, đơn vị kinh doanh ven hồ Tây (ở trên bờ), còn có một số doanh nghiệp có tàu du lịch, xuồng, thuyền hoạt động trên hồ Tây (trên mặt nước).

Ngoài ra tại các khu vực này còn có một lượng khá lớn loại hình thuyền tự đạp để cho khách hàng có nhu cầu muốn tự đạp vịt trên hồ.

Hồ Tây, với vị trí và cảnh đẹp của cảnh quan đã trở thành nơi cung cấp các loại hình du lịch, dịch vụ và giải trí: khu vực, loại hình, số lượng lớn (nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, câu cá, ….), nơi vui chơi thể thao, nghỉ dưỡng…. Tổng

cộng khu vực hồ Tây có 10 Tàu, 06 Bến, 04 Nhà nổi, 115 xe đạp nước và 23 xuồng, thuyền máy [Ban quản lý hồ Tây, 2014].

e. Các công trình thu gom, xử lý nước thải xung quanh khu vực hồ Tây


+ Nước thải: Hiện nay quanh khu vực hồ Tây có 1 trạm xử lý nước thải với công suất 15.000 m3/ ngày đêm, theo số liệu của BQL hồ Tây thì lượng nước thải từ 8 cống lớn đổ xuống hồ khoảng 18.000 m3/ ngày đêm vì vậy trạm luôn phải hoạt động quá công suất. Nhằm góp phần bảo vệ môi trường hồ Tây, UBND thành phố Hà Nội cho xây dựng thêm các hạng mục, xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2, đáp ứng công suất cho nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. Dự án đã xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây theo quy hoạch (không bao gồm hệ thống thu gom nước thải do Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây thực hiện); lưu vực bổ sung là khu vực phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước liên quan.

+ Chất thải rắn (chất thải rắn từ lòng hè đường, chất thải rắn từ nước mặt): Việc thu gom chất thải phát sinh tại khu vực hồ được thực hiện bởi Xí nghiệp môi trường hồ Tây, một số khu vực nhà vệ sinh công cộng phục vụ việc vệ sinh, và một số thùng rác bố trí tại các điểm xung quanh hồ. Theo BQL hồ Tây, 2014 thì lượng chất thải rắn ở khu vực hồ trong 6 tháng đầu năm 2014 là khoảng hơn 1000 tấn.

Chất thải rắn của Hồ Tây từ các doanh nghiệp và người dân xung quanh Hồ Tây đã từng bước được thu gom, phân loại và xử lý. Tuy nhiên, cần đầu tư hơn nữa cho công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường Hồ Tây nói chung và phải hạn chế tối đa chất thải rắn xuống Hồ Tây. Đồng thời cần bổ sung thêm các thùng rác công cộng ven hồ. Trồng cây xanh, tạo cảnh quan đẹp ven hồ để ngày càng thu hút khách đến với Hồ Tây.


Hình 3 5 Trạm xử lý nước thải Hồ Tây Nguồn Khánh Nguyên 2013 3 4 Ảnh 1


Hình 3.5. Trạm xử lý nước thải Hồ Tây


Nguồn: [Khánh Nguyên, 2013]


3.4 Ảnh hưởng của phát triển đô thị và đô thị hóa tới dịch vụ hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của hồ Tây


3.4.1 Làm thu hẹp diện tích và không gian


Việc phát triển cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới cảnh quan chung và vẻ đẹp tự nhiên của hồ Tây.

Hiện nay, hồ đang bị đe dọa bởi tình trạng lấn chiếm để kinh doanh các loại hình dịch vụ, xây dựng các công trình như nhà hàng, khách sạn đã phần nào phá vỡ cảnh quan chung ở khu vực này.

Có rất nhiều số liệu liên quan đến hồ Tây nhưng hiện nay chưa có một con số cụ thể và thống nhất giữa các ban ngành.

Cho đến ngày nay khi hồ đã được kè, làm đường quanh hồ dài gần 18km, mặt đường có bề rộng khoảng 3m, bên cạnh đó là hệ thống vỉa hè dành cho người đi bộ rộng từ 2 - 15m đã làm cho không gian tự nhiên của hồ Tây bị thu hẹp lại đáng kể so với các thời kỳ trước., diện tích hồ Tây đã bị thu hẹp rất nhiều.

3.4.2 Làm giảm khả năng trao đổi nước


Các công trình kè bờ và đường giao thông làm giảm khả năng trao đổi nước điển hình tại khu vực bờ xung quanh hồ.

Hiện tại, chu vi của hồ Tây khoảng 17-18km, xung quanh bờ đã được kiên cố hóa bằng bờ kè theo chiều dốc của bờ hồ với chiều dài khoảng 2- 4m. Xung quanh hồ còn được xây dựng đường đi để phục vụ cho giao thông hàng ngày. Với việc xuất hiện con đường có bề rộng khoảng 3m, cùng với hệ thống vỉa hè và bờ kè, dễ dàng thấy rằng việc xây dựng công trình kè bờ và các công trình khác xung quanh sẽ làm giảm khả năng thẩm thấu nước, giảm khả năng trao đổi bề mặt giữa đất và nước – nơi giáp ranh giữa đất trên cạn và đất ngập nước từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh sống và phát triển của các loài động thực vật sinh sống tại khu vực này. Đồng thời công trình kè bờ còn làm giảm khả năng thẩm thấu dẫn đến việc chảy thẳng các chất ô nhiễm và khả năng xử lý tự nhiên các chất ô nhiễm chảy từ khu vực xung quanh xuống hồ, từ đó các chất ô nhiễm sẽ bị kéo thẳng theo bề mặt bê tông xuống lòng hồ ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh vật sống ở đáy hồ.


3.4.3 Ảnh hưởng đến quang cảnh, chất lượng nước, sinh cảnh, đa dạng sinh học của hồ

Kinh doanh ven khu vực hồ Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến quang cảnh, chất lượng nước cũng như đa dạng sinh học của hồ, mất sinh cảnh của các động vật bản địa do các hoạt động như du lịch, dịch vụ và giao thông

Đường ven hồ Tây là nơi lý tưởng để người dân vãn cảnh, đi dạo, tập thể thao nhưng hiện đang bị các hàng quán cà phê, nước giải khát, quán ăn lấn chiếm để hoạt động buôn bán, kinh doanh. Tập trung chủ yếu ở đường Trích Sài, Nguyễn Đình Thi, Nhật Chiêu. Thậm chí ở vỉa hè, bãi cỏ, vườn hoa ven đường Thanh Niên còn bị lấn chiếm để mở hàng quán trà đá vỉa hè gây mất mỹ quan. Hoạt động bán hàng khá đông vui, nhộn nhịp, cả hàng giải khát và cả các quán nhậu bán hàng tới

khuya. Rác thải vứt bừa bãi xuống lòng hồ và vỉa hè vừa gây mất mỹ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước (Hình 3.6, hình 3.7).



Hình 3 6 Rác thải vứt bừa bãi ở lòng đường vỉa hè hồ Tây Nguồn Tác 2


Hình 3.6. Rác thải vứt bừa bãi ở lòng đường, vỉa hè hồ Tây


Nguồn: [Tác giả, 2015]


Hình 3 7 Hoạt động kinh doanh ven hồ Tây Nguồn Tác giả 2015 3


Hình 3.7. Hoạt động kinh doanh ven hồ Tây


Nguồn: [Tác giả, 2015]

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí