Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 14

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu ở trên Luận văn, tác giả rút ra một số kết luận như sau:


Khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2013 trở lại đây đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng; vị trí, vai trò ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố Huế. Nổi bật là, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Huế, giải quyết việc làm, đóng góp vào nguôn thu ngân sách nhà nước,… và đang dần thể hiện vai trò, vị thế của mình. Khu vực KTTN được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường. Chính khu vực kinh tế tư nhân đã làm đa dạng hóa nền kinh tế của thành phố Huế, đáp ứng nhu cầu về vốn rất lớn cả về phía người tiêu dùng lẫn chủ sở hữu. Hơn thế nữa, với phạm vi hoạt động lớn trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng như địa bàn, kinh tế tư nhân đã và đang tận dụng tối đa nguồn lực của từng khu vực. Ngoài ra, nhận thức về phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã có sự chuyển biến theo hướng coi trọng vai trò của khu vực này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, điều này sẽ dẫn đến tâm lý, thái độ xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN; đây cũng chính là nhân tố khích lệ tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp KTTN ngày càng cao...

Tuy vậy, vẫn cón nhiều rào cản, hạn chế trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh; về vốn, trình độ công nghệ còn thấp, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp cũng như năng lực của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khó tiếp cận thị trường vốn, thị trường đất đai, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN gặp nhiều khó khăn, khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Để đẩy mạnh việc phát triển KTTN thành phố Huế giai đoạn tới, cần có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Huế, sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng, ban, ngành, đoàn thể để cùng các doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho khu vực KTTN ngày một phát triển và phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó.

Tác giả luận văn tin tưởng rằng, với xu thế hội nhập mạnh mẽ và sự phát triển nhanh chóng như hiện nay của khu vực kinh tế tư nhân, cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại, các “điểm nghẽn” và rào cản trong giai đoạn tới, KTTN ở thành phố Huế sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, đóng góp to lớn hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, thực sự là “một động lực quan trọng” của nền kinh tế.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Trung ương

- Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017, vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định, Quy định về ban hành một số cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

- Tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của các cơ quan Trung ương về đổi mới

cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt bằng sản xuất kinh doanh từ quỹ nhà, đất do nhà nước sở hữu. Bổ sung nhiệm vụ cho Quỹ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời, ủy thác hoạt động cho Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh.

- Ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch cụ thể, trong đó phải định hướng hoạt động của doanh nghiệp gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bảo lãnh tín dụng cho những doanh nghiệp có dự án khả thi nhưng không

có tài sản thế chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-----------

1. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Công văn 345/BHXH-KT-TN, ngày 10/4/2018, Danh sách các đơn vị nợ BHXH, BHYT,BHTN từ 1 tháng trở lên, tính đến ngày 31/3/2018.

3. Nguyễn Thanh Bình (2015), Luận văn Thạch sĩ Kinh tế chính trị “Phát triển kinh tế tư nhân ở Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.

4. Trần Ngọc Bút, “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”

(2002), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Vũ Hùng Cường (chủ biên) (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Lê Anh Dũng (2008), Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học nông nghiệp Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2010

trong Văn kiện Đại hội lần XI của Đảng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII).

12. Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa

XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

13. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017.

14. Quốc hội (2014), “Luật số 68/2014/QH13”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, Báo cáo khoa học Hoàn thiện môi

trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2004.

16. Thành ủy Huế (2017), Kế hoạch về phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII).

17. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

18. Tỉnh ủy Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. “

19. Tỉnh ủy Quảng Nam (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân

20. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

21. Võ Xuân Tiến (2005), "Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới", Tạp chí khoa học và công nghệ.

22. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề án phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

23. Văn phòng Trung ương Đảng (năm 2018), Thông tin chuyên đề số 30-

TTCĐ/VPTW, ngày 29/5/2018.

24. Website: http://www.huecity.gov.vn


PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁC THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ

-----------

Kính gửi: Quý Ông (Bà)!

Tôi tên là Đặng Hồng Sơn, hiện tại tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn

thạc sỹ: “Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Tôi kính mong Ông (Bà) giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Sự quan tâm của Ông (Bà) và tính chính xác của những thông tin mà ông (bà) cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ thành công luận văn của cá nhân tôi. Tất cả những thông tin trên phiếu mà ông (bà) cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Xin Ông (Bà) đánh dấu vào ô tương ứng với suy nghĩ, đánh giá của mình về mức độ của tiêu chí đưa ra trong bảng câu hỏi dưới đây:

Xin trân trọng cảm ơn!

1. Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………………





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 14

- Tên giao dịch (nếu có):………………………………..…………………………

- Năm bắt đầu sản xuất, kinh doanh:

- Địa chỉ: …………...........................................................................................................





2. Thông tin về chủ cơ sở điều tra:


+ Họ và tên:………………………………....……..Năm sinh:

+ Giới tính: Nam Nữ





+ Trình độ, chuyên môn được đào tạo: (đánh dấu x vào ô vuông)

1. Trình độ Đại học, trên Đại học:

2. Trình độ Cao đẳng, trung cấp:

3. Chưa qua đào tạo:

4. Nắm Luật Doanh nghiệp: Có: Không:




3. Loại hình: (đánh dấu x vào ô thích hợp)

+ Doanh nghiệp tư nhân:……………………………………

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn:…………………………….

+ Công ty Cổ phần……………………………………………

4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh






Tên ngành nghề:……………………………………….…………………………. Thuộc loại hình: (đánh dấu x vào ô thích hợp)

+ Công nghiệp, Xây dựng:……….………………………………

+ Thương mại, Dịch vụ:……………….…………………………

+ Nông lâm ngư nghiệp:………………………………………….

+ Giao thông, vận tải kho bãi:…..…………………………………

+ Khác:…………………………………………………………….

5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của đơn vị (đánh dấu x)

1

Thị trường trong tỉnh


2

Thị trường trong nước


3

Thị trường nước ngoài







6. Theo Quý đơn vị các chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Nhà nước hiện nay là: (đánh dấu x vào ô thích hợp)

+ Rất phù hợp và cởi mở:

+ Phù hợp và cởi mở:

+ Chưa phù hợp:

+ Rất không phù hợp:




7. Quý vị đã tiếp cận với các chính sách ưu đãi hay chưa:(đánh dấu x vào ô thích hợp)

+ Đã tiếp cận:

+ Chưa tiếp cận:


8. Quý vị đã được ưu đãi về chính sách nào dưới đây (đánh dấu x vào ô thích hợp)

a

Ưu đãi về thuế


b.

Hỗ trợ về thông tin


c.

Ưu đãi về giải phóng mặt bằng nhanh gọn


d.

Thủ tục vay vốn thuận lợi, nhanh gọn


e

Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, thuận lợi


***

Cho răng ưu đãi quan trọng nhất là


a.

Ưu đãi về thuế


b.

Hỗ trợ về thông tin


c.

Ưu đãi về giải phóng mặt bằng nhanh gọn


d.

Thủ tục vay vốn thuận lợi, nhanh gọn


e

Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, thuận lợi


f

Ưu đãi khác



9. Chính quyền địa phương đã có hoạt động gì nhằm hỗ trợ cho Quý đơn vị: (Đánh dấu x





vào ô thích hợp)

+ Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà Nước

+ Hỗ trợ Đào tạo, tuyển dụng lao động

+ Thủ tục hành chính nhanh gọn

+ Hổ trợ khác

a

Vốn sản xuất kinh doanh


b

Mặt bằng sản xuất kinh doanh


c

Máy móc thiết bị lạc hậu


d

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm


e

Quan hệ với cơ quan quản lý địa phương


f

Kinh tế tư nhân chưa được đối xử bình đẳng


g

Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động chưa đáp ứng trình độ


h

Khó khăn khác


10. Những khó khăn chính mà doanh nghiệp anh, chị gặp phải là gì? (Đánh dấu x vào ô thích hợp)


a

Mạng internet


b

Mạng Lan


c

Website


d

Phần mềm kế toán


e

Phần mềm quản trị nhân lực


f

Khác


11. Doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ thông tin nào trong số những hạng mục dưới đây: (Đánh dấu x vào ô thích hợp)


12. Doanh nghiệp của anh chị đang sử dụng những công cụ quảng cáo nào sau đây?

(Đánh dấu x vào ô thích hợp)

a

Truyền hình phát thanh


b

Báo chí


c

Pano, băng rôn, áp phích, tờ rơi…


d

Các công cụ marketing online


e

Tổ chức sự kiện


f

Các công cụ marketing khác



13. Đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển kinh tế tư nhân:

…,…………………………............………………………………………………….

……………………………………………………………...........……………………

………………………………………………………...............………………………

……………………………………………………...................………………………

Xin trân trọng cảm ơn quý vị!

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023