Đặc Điểm Điều Kiện Lập Địa Khu Vực Nghiên Cứu


hiện qua kết cấu phẫu diện đất: Tầng A thường mỏng có tỷ lệ sét cao nên khi mưa rất dính. Tầng B nằm trong khoảng từ 10 - 110 cm có tỷ lệ sét từ 25 - 26%. Tầng C thường dày và một số đá lẫn đã bị phong hóa tạo ra tầng BC xen kẽ. Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng mùn từ 2 - 4%, độ ẩm từ 6 - 9%. Tỷ lệ đá lẫn trong đất ở mức độ trung bình.

3.2. Đặc điểm lịch sử rừng trồng

Trước năm 1984, thực vật trong khu vực chủ yếu là cây bụi thảm tươi, gồm những loài cây chủ yếu như: Sim, mua, bồ cu vẽ, cỏ lào, trinh nữ…Từ sau năm 1984 trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành trồng rừng với các loài cây chủ yếu như: Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn trắng,…sau đó ở dưới tán những loài cây này tiến hành trồng các loài cây bản địa có nguồn gốc ở rừng tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen và phục hồi đa dạng sinh học.

Sau năm 1985, trường Đại học Lâm nghiệp đã trồng rừng với các loài cây chủ yếu là Thông mã vĩ, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn trắng.

Năm 1993, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp đã trồng thử một số loài cây bản địa dưới tán rừng như: Đinh, Lim, Lát hoa, Gội trắng,…nhưng chưa thành công do rất nhiều nguyên nhân gây nên.

Đến năm 1996 - 1997, Trung tâm tiếp tục trồng mới thêm một số lượng lớn các loài cây bản địa dưới tán rừng như: Dẻ ăn quả, Re hương,…và trồng dặm các loài cây đã trồng năm 1993. Phần lớn các loài cây bản địa trồng ở núi Luốt được mua hạt từ rất nhiều nguồn khác nhau về ươm tại vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp. Một số ít loài còn lại được mua cây con ở khu vực lân cận như Sơn Tây, Ba Vì, Cúc Phương về trồng. Đến nay, các loài cây bản địa này sinh ra và trưởng thành tốt góp phần rất lớn vào công tác nghiên cứu, học tập của Thầy, cô giáo và sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp.


Tổng diện tích núi Luốt theo ranh giới xác định giao cho Trường Đại

học Lâm nghiệp là 130,03 ha. Trong đó:

Diện tích đất có rừng là 71,57 ha chiếm 55,04 %

Diện tích rừng trồng thuần loài 60,36 ha chủ yếu là Keo lá tràm và Thông mã vĩ.

Rừng trồng hỗn giao chỉ có 11,21 ha, mỗi loại rừng hỗn giao thường

chỉ có 1 hoặc 2 lô, diện tích thường dưới 1ha.

Diện tích đất trống đồi trọc còn rải rác là 10,52 ha, chiếm 8,1% tổng

diện tích. Trong đó diện tích bị lấn chiếm là 29,6 ha.

Nhờ có rừng được phủ xanh trên hầu hết diện tích núi Luốt, nguồn nước giếng của gần 200 hộ gia đình ở khu vực lân cận đã tăng lên đáng kể, không còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô hay mực nước tăng lên quá nhanh vào mùa mưa, như trong thời kỳ trước năm 2000.

3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực núi Luốt

Núi Luốt nằm trong khu vực có dân cư tương đối đông, bao gồm nhiều thành phần như cán bộ công chức, bộ đội, nông dân, sinh viên, dân buôn bán có thu nhập và cuộc sống tương đối ổn định.

Do là khu rừng duy nhất ở khu vực nên núi Luốt chịu sức ép nhiều mặt từ mọi phía. Ngoài các hoạt động tích cực tác động vào rừng còn có các hoạt động diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực đến rừng như: Chăn thả trâu bò, chặt cây lấy gỗ, củi, săn bắt chim thú, và nhất là hiện tượng lấn chiếm đất đai. Đây là yếu tố bất lợi cho việc xây dựng và quản lý tài nguyên rừng ở núi Luốt.

Về cơ sở hạ tầng trong khu rừng nghiên cứu thực nghiệm:

- Đường điện cao thế: Có 2.053 km đường dây 220 KV, 1.863 km đường dây 35 KV, và 1.834 km đường dây 10 KV, chưa kể các đường dây hạ


thế khác. Các đường điện này với hành lang lưới điện đã chia cắt khu rừng

nghiên cứu thực nghiệm thành các mảng nhỏ.

- Hệ thống đường do trường xây dựng: Đường ô tô có tổng chiều dài 4,6 km; đường đổ nhựa rộng 4 m; hệ thống đường dạo có chòi nghỉ chân dài gần 2 km, đổ bêtông rộng 1,2 m.

- Hệ thống tường bao, hàng rào và các công trình khác như bể nước, đường ống dẫn khu vườn ươm Công nghệ sinh học và nghĩa trang.

- Hệ thống đường được xây dựng tập trung ở khoảnh 1 và 3 gần với

khu hành chính của trường.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm của chế độ mưa

4.1.1.1. Lượng mưa và cường độ mưa

Nguồn nước của đất là mưa. Mưa là một trong những nhân tố có tác động trực tiếp đến quá trình xói mòn và ảnh hưởng đến cấu trúc, ngoại mạo và động thái phát triển của lớp thảm thực vật. Lượng mưa là chỉ tiêu dùng để biểu thị mưa nhiều hay ít, là chiều cao của lớp nước mưa đo được ở ống đo mưa theo quy định chung sau mỗi trận mưa trong một đơn vị thời gian, nó phản ánh mưa lớn hay nhỏ.

Do cường độ mưa luôn thay đổi và khó xác định, nên cần sử dụng chỉ tiêu cường độ mưa bình quân (IBQ). Cường độ mưa bình quân phản ánh mức độ mưa to hay nhỏ của từng trận mưa hay trong một khoảng thời gian mưa xác định. Cường độ mưa bình quân trên phút (IBQ, mm/phút) được xác định bằng tỷ số giữa lượng mưa (mm) và thời gian mưa (phút), sau đó quy đổi ra cường độ mưa bình quân trên giờ (IBQ, mm/h).

Qua thu thập số liệu, đề tài tổng hợp được bảng phân bố lượng mưa và

cường độ mưa tại khu vực nghiên cứu tại phụ biểu 10.

Nhận xét:

Cường độ mưa bình quân (IBQ, mm/h) giữa các tháng có sự sai khác rõ rệt. Cường độ mưa bình quân đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 12 là 0,43 mm/h, lớn nhất vào tháng 9 là 45,70 mm/h. Như vậy, các tháng có lượng mưa lớn thì cường độ mưa bình quân (IBQ) đạt trị số lớn và ngược lại, các tháng có lượng mưa nhỏ thì trị IBQ cũng có trị số nhỏ. Đặc biệt, từ tháng 4 đến tháng 10 là các tháng có lượng mưa lớn với IBQ cũng có trị số lớn do đó, vào các tháng này có


khả năng gây xói mòn đất lớn hơn nên ta cần có các biện pháp bảo vệ đất

chống xói mòn.

600.0


500.0


400.0


300.0


200.0


100.0


0.0

450.0

400.0

350.0

300.0

250.0

200.0

150.0

100.0

50.0

0.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

P (mm)

Để biểu thị rõ ràng hơn ta nhìn vào hình 4.1



4.1:

Hình 4.1: Phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm

Tổng hợp lượng mưa và cường độ mưa các năm được trình bày tại bảng


Bảng 4.1: Lượng mưa và cường độ mưa



Năm


Lượng mưa (P,mm)


Cường độ mưa bình quân (IBQ, mm/h)

2005

2060,8

11,8

2006

1175,8

6,4

2007

1532,4

10,1

2008

1993,6

5,1

TB

1690,65

8,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội - 5


Nhận xét:

Lượng mưa bình quân năm của khu vực nghiên cứu tương đối lớn đạt 1690,7 mm. Chỉ tiêu cường độ mưa bình quân không cao. Tuy nhiên đây chỉ là trị số bình quân. Trong năm sẽ có những trận mưa rào, với cường độ mưa lớn hơn.

4.1.1.2. Phân bố mưa

Nghiên cứu phân bố mưa là theo dõi sự phân bố của lượng mưa rơi vào các tháng, các khoảng thời gian mưa. Biết được điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động nhằm phòng chống xói mòn đất, qua thu thập số liệu tổng hợp được phân bố lượng mưa và số ngày mưa theo các tháng trong năm ở bảng 4.2:

Bảng 4.2: Phân bố lượng mưa và số ngày mưa theo tháng trong năm



Tháng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

L.mưa (mm)

Số ngày mưa

L.mưa (mm)

Số ngày mưa

L.mưa (mm)

Số ngày mưa

L.mưa (mm)

Số ngày mưa

1

10,4

5

3,3

3

6,0

3

40,8

13

2

21,7

9

27,7

13

25,6

5

32,7

11

3

23,6

7

61,5

12

26,4

9

20,0

14

4

71,6

12

42,6

9

114,8

8

53,8

16

5

124,9

13

153,6

15

144,2

11

267,5

17

6

233,1

10

157,3

14

174,4

16

217,7

17

7

481,1

17

286,3

14

231,4

12

243,8

18

8

538,8

20

160,7

13

171,1

12

248,6

15

9

362,9

11

116,6

6

314,6

15

256,8

16

10

65,0

6

90,6

6

316,3

18

427,6

16

11

99,6

6

75,1

6

3,1

1

170,0

7

12

28,1

6

0,5

1

4,5

1

14,3

6

Tổng

2060,8

122,0

1175,8

112,0

1532,4

111,0

1993,6

166,0

TB

171,7

10,2

98,0

9,3

127,7

9,3

166,1

13,8


Nhận xét:

Số ngày mưa trong năm tương đối lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 127,8 ngày mưa và tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa năm phân bố không đều, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa lớn nhất vào tháng 7 và tháng 8 đạt trung bình từ 160,7 mm đến 538,8 mm. Như vậy, mùa mưa tại khu vực nghiên cứu kéo dài trong 7 tháng chiếm tới 90,8% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, với tổng lượng mưa chỉ chiếm 16,3% tổng lượng mưa hàng năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là vào tháng 12 và tháng 1, chỉ đạt trong khoảng từ 0,5 đến 40,8 mm.

4.1.2. Địa hình

Địa hình có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá vai trò điều tiết dòng chảy của rừng. Những nơi có điều kiện khác nhau về độ dốc và hướng dốc sẽ có sự khác nhau về tính chất vật lý và khả năng giữ nước của đất.

Bảng 4.3: Đặc điểm địa hình tại vị trí của các ô tiêu chuẩn


OTC

Trạng thái rừng

Độ dốc

(độ)

Hướng phơi

1

Thông + Keo

14

Đông

2

Thông + Cây bản địa

20

Tây Nam

3

Thông + Cây bản địa

22

Tây Nam

4

Thông + Cây bản địa

12

Đông Nam

5

Thông + Keo

20

Đông Nam

6

Keo + Cây bản địa

11

Đông Nam

7

Keo + Cây bản địa

20

Đông Nam

8

Keo + Cây bản địa

17

Tây Nam

Nhận xét:

Các ô tiêu chuẩn được bố trí chủ yếu ở sườn phía Đông và phía Tây.

Độ dốc mặt đất của các ô dao động trong khoảng từ 11 - 220, trung bình là


170. Việc bố trí các ô tiêu chuẩn ở các vị trí khác nhau của mỗi trạng thái rừng

sẽ làm tăng tính đại diện cho ô đối với mỗi trạng thái rừng đó.

4.1.3. Thảm thực vật

Các nhân tố cấu trúc hình thái của thảm thực vật rừng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thấm và giữ nước của đất rừng. Các nhân tố này quyết định đến đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học của đất rừng.

Tổng diện tích núi Luốt theo ranh giới xác định giao cho trường Đại

học Lâm nghiệp là 130,03 ha, trong đó:

Diện tích rừng trồng Thông + Cây bản địa là: 25,62 ha Diện tích rừng trồng Keo + Cây bản địa là: 35,93 ha Diện tích rừng hỗn giao Thông + Keo là: 1,78 ha

Tổng diện tích đất có rừng trồng Thông, Keo và Cây bản địa là 63,63 ha, còn lại là các loại đất trồng các loài cây khác và đất có mục đích sử dụng khác.

Qua phân tích sơ bộ, đề tài nhận thấy có sự khác biệt tương đối rõ nét về các đặc điểm cấu trúc giữa các lâm phần. Để làm sáng tỏ điều này, đề tài đã thống kê các chỉ tiêu điều tra lâm phần lên bảng 4.4.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí