Một Số Chỉ Tiêu Cấu Trúc Và Sinh Trưởng Tầng Cây Cao Trên Các Otc


Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu cấu trúc và sinh trưởng tầng cây cao trên các OTC

Số hiệu OTC


Trạng thái rừng

N/ha (cây)

D1,3

(cm)

Dt (m)

HVN

(m)

Hdc (m)

∑ G (m2/ha)

TC

CP (%)

1

Thông + Keo

690

20,00

4,52

15,31

10,28

21,68

0,75

91,0

2

Thông + Cây bản địa

560

18,77

3,25

14,01

9,01

15,49

0,70

93,4

3

Thông + Cây bản địa

410

23,69

3,08

10,72

9,50

18,07

0,80

73,0

4

Thông + Cây bản địa

450

19,88

3,64

13,62

9,38

13,96

0,80

88,6

5

Thông + Keo

280

21,47

4,83

14,60

10,63

10,14

0,75

93,0

6

Keo + Cây bản địa

380

18,48

3,81

16,66

9,98

1019

0,85

93,0

7

Keo + Cây bản địa

270

20,84

4,03

18,09

11,32

9,21

0,80

85,0

8

Keo + Cây bản địa

240

21,28

3,76

16,17

10,74

8,53

0,70

92,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

A. Mật độ (N)

Mật độ là nhân tố cấu trúc rừng theo mặt phẳng nằm ngang, có liên quan đến các nhân tố cấu trúc khác và cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thấm và giữ nước của đất rừng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến độ ẩm đất, khả năng bốc hơi nước vật lý từ đất rừng. Mật độ của các trạng thái rừng biến đổi từ 240 – 690 cây/ha, trung bình là 410 cây/ha. Sự khác biệt về mật độ giữa các trạng thái rừng sẽ dẫn đến sự khác biệt về nhiều chỉ tiêu cấu trúc khác.

B. Đường kính thân cây (D1,3)

Đường kính bình quân ngang ngực là đại lượng sinh trưởng thuyết minh sức sản xuất và mức độ trưởng thành của rừng. Đường kính trung bình cây rừng giữa các ô tiêu chuẩn biến động không lớn từ, 18,77 - 23,69 cm.

C. Đường kính tán (Dt)


Đường kính tán cây bình quân trong các ô tiêu chuẩn biến động trong khoảng từ 3,08 - 4,83 m.

D. Chiều cao (HVN)

Chiều cao bình quân cây rừng giữa các ô tiêu chuẩn biến động trong khoảng từ 10,72 - 18,09 m, sự biến động về chiều cao là tương đối ổn định chứng tỏ rừng trong giai đoạn khá ổn định về chiều cao.

E. Độ tàn che (TC)

Độ tàn che của rừng biến động từ 0,7 - 0,85% . Độ tàn che có ảnh hưởng lớn đến tiểu hoàn cảnh rừng, ảnh hưởng đến thành phần cây bụi thảm tươi cũng như loài cây tái sinh thông qua đó ảnh hưởng đến mặt đất rừng.

G. Độ che phủ (CP)

Độ che phủ của rừng thí nghiệm khá cao, nó phù hợp với trạng thái rừng. Cùng với độ tàn che thì độ che phủ cũng góp phần lớn vào việc bảo vệ đất rừng, làm tăng khả năng thấm nước và giữ nước của đất rừng.

Sau đây là một số hình ảnh về mô hình rừng trồng Thông, Keo và hỗn giao Thông + Keo ở núi Luốt:



Hình 4 2 Rừng trồng Thông và cây bản địa Hình 4 3 Rừng trồng Keo lá tràm và 1Hình 4 2 Rừng trồng Thông và cây bản địa Hình 4 3 Rừng trồng Keo lá tràm và 2



Hình 4.2: Rừng trồng Thông và cây bản địa

Hình 4.3: Rừng trồng Keo lá tràm và cây bản địa



Hình 4 4 Rừng trồng hỗn giao Thông Keo Bảng 4 5 Đặc điểm cây bụi thảm tươi 3


Hình 4.4: Rừng trồng hỗn giao Thông + Keo


Bảng 4.5: Đặc điểm cây bụi, thảm tươi trên các OTC


TT

Trạng thái rừng

Thành phần loài

CP (%)

Htb (m)


1


Thông + Keo

Đơn buốt, dương xỉ, ba soi, đẻn 5 lá, khoai nưa, cỏ Lào


91,0


1,06



Mâm xôi, Bồ cu vẽ, đơn buốt, cỏ xước,



2

Thông + Cây bản địa

trinh nữ đỏ ngọn, thao kén, cỏ Lào, đắng

93,4

0,68



cẩy



3

Thông + Cây bản địa

Cỏ, dương xỉ, đắng cẩy, đơn buốt

73,0

0,44


4


Thông + Cây bản địa

Đơn buốt, dương xỉ, ba soi, cỏ Lào, đắng

cẩy, bồ cu vẽ, thao kén


88,6


0,81


5


Thông + Keo

Cỏ lào, đơn buốt, thành ngạnh, dương xỉ,

ba soi


93,0


0,76


6


Keo + Cây bản địa

Cỏ lào, đơn buốt, thành ngạnh, dương xỉ,

ba soi, cỏ xước


93,0


0,76


7


Keo + Cây bản địa

Đơn buốt, dương xỉ, cỏ xước, cỏ lào, bồ cu

vẽ


85,0


0,62



Dương xỉ, đắng cẩy, bọt ếch, ràng ràng, bồ



8

Keo + Cây bản địa

cu vẽ, đơn buốt, thao kén, ba soi, thành

92,0

0,78



ngạnh



4.1.4. Thổ nhưỡng

Các ô tiêu chuẩn được bố trí trên những diện tích có sự thay đổi khá rõ về đặc điểm của điều kiện thổ nhưỡng. Điều này thuận tiện cho việc so sánh sự khác nhau về khả năng thấm và giữ nước của đất. Đất khu vực nghiên cứu là đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ Foocfiarit, tầng đất trung bình đến dày, diện tích có đất tầng mỏng chiếm tỷ lệ rất ít. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.6


Bảng 4.6: Một số tính chất vật lý của đất


OTC

Độ sâu

(cm)

Dung trọng (D) (g/cm3)

Tỷ trọng (d) (g/cm3)

Độ xốp (X)

(%)

Mùn (OM)

(%)


0 - 10

0,91

2,60

65,00

2,23

1

10 - 30

1,03

2,65

61,13

1,77


30 - 60

1,10

2,65

58,49

0,76


0 - 10

0,93

2,63

61,64

2,13

2

10 - 30

0,97

2,65

63,4

2,07


30 - 60

1,20

2,70

22,56

1,62


0 - 10

1,14

2,63

55,65

1,67

3

10 - 30

1,27

2,65

53,08

1,57


30 - 60

1,30

2,67

51,31

0,76


0 - 10

1,08

2,63

53,94

2,28

4

10 - 30

1,20

2,65

54,72

1,16


30 - 60

1,27

2,70

51,15

0,91


0 - 10

1,05

2,63

60,08

1,42

5

10 - 30

1,10

2,65

58,49

1,16


30 - 60

1,20

2,67

55,06

1,01


0 - 10

0,97

2,58

63,40

2,83

6

10 - 30

1,05

2,60

53,62

1,47


30 - 60

1,20

2,67

53,06

1,01


0 - 10

0,96

2,61

63,22

2,58

7

10 - 30

1,20

2,65

54,72

0,81


30 - 60

1,25

2,67

53,18

0,46


0 - 10

0,93

2,63

64,64

2,28

8

10 - 30

1,26

2,65

53,45

1,67


30 - 60

1,32

2,70

51,11

1,16


Nhận xét:


- Dung trọng đất (D): Dung trọng đất là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất khô kiệt được lấy ở trạng thái tự nhiên. Dung trọng dùng để tính toán độ xốp của đất, hàm lượng không khí trong đất. Dung trọng bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ trọng vì nó phụ thuộc vào khe hở trong đất. Đất có dung trọng bé có nghĩa là hàm lượng mùn cao, độ xốp lớn, độ ẩm cao và ngược lại. Trên các ô tiêu chuẩn dung trọng đất dao động trong khoảng từ 0,93 - 1,32 (g/cm3).

- Tỷ trọng đất (d): Đây là chỉ tiêu phần nào nói lên được tỷ lệ thành phần khoáng và các chất hữu cơ có trong đất. Tỷ trọng đất có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân tích tính chất hữu cơ và tính độ xốp của đất. Tỷ trọng đất càng nhỏ thì đất càng nhiều chất hữu cơ. Kết quả phân tích cho thấy tỷ trọng đất dao động trong khoảng từ 2,58 - 2,7 (g/cm3), tỷ trọng tăng dần theo chiều sâu của tầng đất ở các trạng thái rừng, càng xuống sâu tỷ trọng càng tăng, nghĩa là hàm lượng các chất hữu cơ có trong đất giảm.

- Độ xốp của đất (X): Độ xốp là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá đất rừng, đất tốt hay xấu cũng được thể hiện thông qua độ xốp. Độ xốp đất phụ thuộc vào tỷ trọng, dung trọng, thành phần cơ giới, kế cấu đất và cấu trúc rừng. Đất càng tốt độ xốp càng cao, số lượng khe hổng trong đất càng nhiều, đất càng dễ hút thấm nước. Kích thước lỗ hổng càng to, lượng nước giữ lại trong đất càng nhiều và ngược lại.

Độ xốp trên các tiêu chuẩn dao động trong khoảng từ 22,56 - 65%, trong đó độ xốp trung bình của trạng thái rừng Thông + Cây bản địa là 51,9%, độ xốp trung bình của trạng thái rừng Keo + Cây bản địa là 57,1%, độ xốp trung bình của trạng thái rừng Thông + Keo là 59,1%.

- Hàm lượng mùn trong đất (OM): Trong quá trình hình thành đất, thảm mục và mùn có vai trò và tác dụng khác nhau, nhờ có thảm mục và mùn mà làm tăng khả năng giữ nước của đất. Hàm lượng mùn trong đất là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá độ phì đất. Mùn hình thành không những là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn ảnh hưởng nhiều tới quá


trình lý hóa của đất, tạo kết cấu đoàn lạp bền vững. Đất thoáng khí, xốp, khả năng giữ nước cao, cường độ hoạt động của vi sinh vật đất tăng, khả năng hấp phụ của đất cũng tăng lên…Trong mùn ngoài nguyên tố đa lượng còn chứa các nguyên tố vi lượng và các axit amin là các chất kích thích sinh trưởng đối với thực vật. Từ kết quả điều tra cho thấy hàm lượng mùn dưới các trạng thái thảm thực vật là rất khác nhau: Hàm lượng mùn trung bình của trạng thái rừng Thông + Cây bản địa là 1,4%, hàm lượng mùn trung bình của trạng thái rừng Keo + Cây bản địa là 1,4%, hàm lượng mùn trung bình của trạng thái rừng Thông + Keo là 1,7%. Hàm lượng mùn của đất trong khu vực nghiên cứu dao động từ 0,46 - 2,83%. Số liệu cũng cho thấy, đặc điểm chung cho tất cả các trạng thái rừng là hàm lượng mùn thay đổi theo cấp độ sâu tầng đất, càng xuống sâu hàm lượng mùn càng giảm. Kết quả này cho thấy, hàm lượng mùn của đất ở khu vực nghiên cứu biến động khá lớn - đây chính là hình ảnh trực quan cho ta thấy vai trò quan trọng của thảm thực vật đối với đất.

Ngoài ra, còn yếu tố thành phần cơ giới: Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến tính chất đất như tính chất vật lý, tính chất nhiệt, tính cơ lý, tính hấp phụ, khả năng tích lũy, chuyển hóa các hợp chất hữu cơ, các chất khoáng trong đất…Nó đóng vai trò khá quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng giữ nước của đất. Bảng 4.7 dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn về thành phần cơ giới của các ô thí nghiệm:

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí