Tình Hình Phân Bổ Và Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Phường Khánh Xuân

PHẦN 3‌

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu cụ thể trên địa bàn phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thông tin số liệu sử dụng trong thời gian là 3 năm, từ năm 2012 ­ 2014 Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là 16/03/2015 đến 19/06/2015

3.1.3. Nội dung nghiên cứu

­ Đánh giá tình hình sản xuất cây lúa các hộ nông dân trên địa bàn phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

­ Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn phường Khánh Xuân.

­ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Phường Khánh Xuân nằm ở phía Tây Nam TP. Buôn Ma Thuột cách trung tâm thành phố 6km. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 2.184 ha có vị trí địa lý như sau :

­ Phía Tây giáp với xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột.

­ Phía Đông giáp xã Ea Kao và phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột.

­ Phía Bắc giáp với phường Thống Nhất, phường Tân Thành, Tp Buôn Ma Thuột và xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn.

­ Phía Nam giáp với xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột.

Phường Khánh Xuân được nối liền với trung tâm thành phố và các phường khác bởi hệ thống đường bộ nội thị, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế­ xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch…

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Khí hậu của phường mang tính chất của thành phố Buôn Ma Thuột, vừa chịu sử chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp.

­ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 23­240C. Trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 360C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao (9 – 120C). Bình quân giờ chiếu sáng/năm là từ 1700­2400 giờ.

­ Chế độ ẩm trung bình năm 82,4%, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mưa 87%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3).

­ Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.773mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất 610mm (tháng 9), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 3 – 4mm (tháng 2).. Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80­ 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn và tập trung mưa nhiều nhất trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 10­20% cả năm, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc thoát hơi nước trong mùa khô lớn.

­ Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3. Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mưa là nhỏ hơn 200 giờ.

­ Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40­70% mùa mưa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ gió trung bình 5­6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s. Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão Nam trung Bộ, gây mưa to kéo dài.

­ Chế độ bốc hơi nước: Lượng nước bốc hơi nước bình quân năm

1.178mm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất 183mm (tháng 3) và thấp nhất là 45mm (tháng 9). Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình, địa mạo của phường Khánh Xuân nói chung là dốc thoải, bị chia cắt bởi các dòng suối, tương đối gồ ghề và có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, độ dốc từ 0,5 – 10%. Do địa hình không phức tạp, đất đai thuận lợi nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm…

3.1.1.4. Thuy văn

Chế độ thuỷ văn của phường phụ thuộc vào hệ thống sông, suối, hồ trên địa bàn. Hầu hết các con suối có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Mưa mưa nước dâng cao (trong các trận mưa lớn hơn 100mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 – 2 giờ), Mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt. Lưu lượng nước của các hồ trên địa bàn cũng thay đổi theo mùa, vào cuối mùa mưa nước lên cao cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu (tháng 5).

3.2.2. Tài nguyên

3.2.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai phường Khánh Xuân đa dạng về thổ nhưỡng theo số liệu điều tra của các năm thì địa bàn phường đa phần là đất có thành phần cơ giới nặng gồm các nhóm đất chính sau: đất đỏ vàng, đất sét và đất bazan.

Phường Khánh Xuân gồm có các loại đất sau:

­ Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan (Fk): phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của phường, với diện tích khoảng 430 ha chiếm 20% tổng diện tích đất của phường.

­ Đất nâu vàng trên đá Macma bazơ (Fu): phân bố ở phía Đông phường

Khánh Xuân, với diện tích 1329 ha, chiếm 61% tổng diện tích đất của phường.

­ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ (Rk): phân bố ở phía Nam của phường, với diện tích 425ha, chiếm 19% tổng diện tích đất của phường.

%

­ Đất dốc tụ thung lũng là đất phân bố ở địa hình thấp, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày, giàu mùn, thích hợp với cây hàng năm.

61

20%

19%

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất

3.2.2.2. Tài nguyên nước

Hệ thống sông suối Ea Knia và suối Ea Tam nguồn cung nước từ hồ Ea Kao. Nguồn nước trong phường chủ yếu dựa vào các hồ tự nhiên trong phường và các con suối, tuy nhiên lượng nước chảy này không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân mà dựa nhiều vào nguồn nước của hệ thống thủy lợi.

Tài nguyên nước trên địa bàn phường có trữ lượng khá. Nguồn nước mặt dồi dào bởi hệ thống khe suối, đập chứa nước với trữ lượng tương đối lớn, tuy nhiên lại phụ thuộc theo mùa trong năm. Nguồn nước mặt của phường là nơi cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng nước tốt, vào mùa mưa trữ lượng nước nhiều và mùa khô bị hạ thấp độ sâu. Hiện nay nhân dân đã và đang khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt.

3.2.2.3. Tài nguyên rừng

Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 98 ha, trong đó diện tích có cây rừng 50 ha.

3.2.3. Điều kiện kinh tế ­ xã hội

3.2.3.1. Tình hình dân số và lao động

Phường có 15 tổ dân phố và 01 buôn dân tộc tại chỗ, có 134 tổ liên gia. Dân số trung bình năm 2014 là 25.315 người, gồm với 22.483 nhân khẩu, tổng số hộ

5.325 hộ, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 4.448 hộ gồm 23.038 nhân khẩu, Êđê có 88 hộ gồm 566 nhân khẩu, các dân tộc khác là 78 hộ với 320 nhân khẩu sống rải rác ở các khu dân cư.

3.2.3.2. Lao động và việc làm

Khánh Xuân tuy là phường nội thị

nhưng lao động sống bằng nghề

sản

xuất nông nghiệp khá lớn. Số người đang trong độ tuổi lao động là 11219 người, chiếm 48% tổng số nhân khẩu. Phần lớn lực lượng lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp ( chiếm trên 60% ), còn lại một bộ phận lao động đang làm ở một số ngành nghề tại địa phương như: sản xuất ống nước, cơ khí nhỏ…Một

bộ phận khác là các hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống, tạp hóa, phân bón.

Công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bằng nhiều biện pháp ( vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống, ứng phân bón trả chậm, hướng dẫn và chuyển giao kĩ thuật canh tác, các đoàn thể của phường đều có chương trình cụ thể về xóa đói giảm nghèo trong hội viên, đoàn viên…).Nên số hộ đói, nghèo ngày càng giảm, hiện nay toàn phường còn 512 hộ nghèo.

Nhìn chung lực lượng lao động của phường chưa được đào tạo cơ bản , chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm. Do vậy, khả năng tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế.

3.2.3.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn phường Khánh Xuân

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014


Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ(%)

Bình quân/hộ

(m2/hộ)

Đất nông nghiệp

1.637,7

74,9

3.075,4

Đất chuyên dùng

323,1

14,8

606,8

Đất ở

128,1

5,9

240,6

Đất chưa sử dụng

95,1

4,4

178,6

Tổng diện tích đất

2.184

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Ngun: Hi nông dân phường Khánh Xuân Diện tích đất nông nghiệp của phường mặc dù chiếm tới 74,9% song chỉ có 1.637,7 ha, bình quân 3.075,4 ha/hộ, như vậy ta thấy diện tích đất nông nghiệp

của phường khá thấp không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ trên địa bàn phường.

Diện tích đất chuyên dùng chiếm 14,8% bình quân 606,8 m2/ hộ so với các địa bàn khác trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thì là khá thấp. Diện tích đất ở mặc dù chỉ chiếm 5,9% nhưng là khá cao bình quân mỗi hộ có 240,6m2. Diện tích đất chưa sử dụng là 95,1 ha tuy nhiên đây là diện tích các suối tự nhiên và diện tích đất đồi núi rất khó cải tạo để đưa vào sử dụng.

3.3. Thực trạng phát triển kinh tế ­ xã hội của phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

3.3.1. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông Số km đường bộ: 39,2km

+ Xây dựng cơ bản:

Hoàn thành xây dựng công trình và đưa vào sử dụng đập Cây Rướng;

đường trục chính tổ dân phố 12; một phần tường rào và nhà để xe của UBND phường. Đang tập trung thi công công trình đường giao thông tại TDP14 (2 trục) và đường giao thông liên tổ 2­3­5. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Công văn số 1365/UBND­KT, ngày 06/8/2014 của UBND Thành phố Buôn Ma Thuột về việc triển khai xây dựng đường giao thông liên tổ liên gia trên địa bàn phường Khánh Xuân theo hình thức Nhà nước hỗ trợ xi măng đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí và ngày công làm được 32.625 mét đường. Đến nay thành phố đã hỗ trợ cho phường 990 tấn xi măng làm 8.450 mét đường, số còn lại chờ Thành phố cấp tiếp xi măng.

Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của phường được xây dựng khá tốt với 5 hồ đập thủy lợi, tuy nhiên các hồ đập này quy mô nhỏ, lượng nước trữ khá thấp. Tổng diện tích kênh mương của phường 5.040m tuy nhiên đã có nhiều đoạn bị sạt lở cần phải được sửa chữa lại.

Hệ thống dẫn nước của phường chủ yếu phục vụ sản xuất là ở các kênh dẫn nước N 2, N 4 dài khoảng 6,6 km. Ngoài ra phường còn có hệ thống hồ đập như. Hệ thống sông suối Ea Knia và suối Ea Tam, hệ thống hồ đập: có hồ Thống

Nhất, hồ Đồi Thông, đập Giò Gà… và hệ thống thoát nước ở các rãnh ven đường phố.

Điện, trường học, trạm y tế

Có 04 trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học và 04 trường trung học.

Trạm y tế phường, số 180 Phan Huy Chú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Huy động 100% trẻ em đến độ tuổi đến trường. Tổng số học sinh đầu năm học 2013 – 2014 có 4.344 em, duy trì đến cuối năm học 4.305 em (bằng 99,10%)

Đội ngũ giáo viên và nhân viên ở 3 cấp học có 271 người ( trong đó cán bộ giáo viên là 230 người), có 148/230 người có trình độ trên chuẩn đạt 64,34 % số còn lại đều đạt chuẩn theo quy định.

Năm học 2014­2015 toàn phường có 4220 em. Trong đó bậc Mầm non là 824 cháu, bậc Tiểu học là 2000 em, bậc Trung học cơ sở là 1396 em

3.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

Mặc dù phường đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế của phường vẫn còn chậm phát triển so với các địa bàn khác trong thành phố Buôn Ma Thuột. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông (chiếm 70% dân số) nhưng diện tích đất canh tác ít, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có 1.000 m2 đất canh tác, chủ yếu là trồng lúa nước và cà phê, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của phường, 70% dân số chủ yếu

dựa vào nông nghiệp. Nhờ có những điều kiện thuận lợi, cùng với công tác

khuyến nông của phường hoạt động có hiệu quả nên nền nông nghiệp của

phường khá phát triển. Tuy nhiên do quy mô sản xuất nhỏ, lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn, phương pháp canh tác nên chưa đạt hiệu quả cao.

Theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân phường Khánh Xuân năm 2014 cơ cấu diện tích các loại cây trồng như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014.


Loại cây

Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản

lượng(tấn)

Lúa vụ 1

399

0,62

2.481

Lúa vụ 2

254

0,58

1.473,2

161

­

­

Ngô

150

0,53

829,5

Đậu các loại

24

0,13

29,52

Cây chất bột lấy củ

10

­

­

Cây cà phê

426

0,21

894,6

Cây tiêu

42

0,19

79,8

Cây điều

44

0,24

105,6

Tổng diện tích gieo

trồng

1.256,5



Hoa màu

Nguồn: Hội nông dân phường Khánh Xuân

+ Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân

Tổng diện tích tự nhiên của phường 2.184 ha, cơ cấu các loại đất như sau:

­ Diện tích đất nông nghiệp 1.637,14 ha. Chiếm 74,96%.

­ Diện tích đất phi nông nghiệp 541,32 ha. Chiếm 24,79%.

­ Diện tích đất chưa sử dụng 95,1 ha. Chiếm 74,96%


Nguồn Hội nông dân phường Khánh Xuân Sơ đồ 3 2 Cơ cấu sử dụng đất tại 1

Nguồn: Hội nông dân phường Khánh Xuân

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân

Diện tích cà phê, lúa nước, ngô, rau, điều chiếm diện tích cao nhất và đây là 5 loại cây đang được chú trọng hiện nay nhất là cây rau. Trong một vài năm trở lại đây do giá cà phê trên thị trường giảm nên phường đã mạnh dạn giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là chuyển đổi mạnh từ các diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng điều, tiêu và rau. Diện tích lúa là lớn nhất đối với cơ cấu cây lương thực nhưng các hộ sản xuất chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022