phía trên đất mặt. Thí nghiệm được kéo dài cho tới khi nước thấm ổn định là kết thúc. Thông thường từ 3 - 6h, đất đạt tốc độ thấm nước ổn định. Việc điều tra tốc độ thấm nước của đất rừng được thực hiện cho từng ô thí nghiệm ở các trạng thái thảm thực vật. Tổng số đã điều tra 24 vị trí.
2.4.3.3. Điều tra khả năng giữ nước của đất
* Biến động độ ẩm:
- Theo chiều ngang: Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành xác định độ ẩm tầng đất mặt (0 - 10 cm) ở 3 vị trí khác nhau vào lúc 10h sáng bằng phương pháp sấy. Tổng số điều tra là 24 vị trí. Kết quả điều tra được, ghi vào mẫu biểu.
- Theo chiều đứng: Trong mỗi ô thí nghiệm chọn đào 1 vị trí đại diện điển hình, tiến hành đào sâu 60 cm, lấy mẫu đất để xác định độ ẩm theo các vị trí, 0 - 10 cm; 10 - 30 cm; 30 - 60 cm bằng phương pháp sấy. Tổng số đã điều tra 8 vị trí. Kết quả điều tra được, ghi vào mẫu biểu.
- Theo thời gian giữa các trạng thái rừng: Độ ẩm tự nhiên của lớp đất mặt (0 - 10 cm) được xác định hàng ngày vào lúc 9h sáng bằng phương pháp sấy. Tổng số đã điều tra 8 vị trí. Kết quả điều tra được, được ghi vào mẫu biểu.
* Lượng nước bốc hơi nước vật lý từ đất: Lượng nước bốc hơi vật lý của đất được xác định bằng cách lấy mẫu ở trạng thái tự nhiên vào ống đo hình trụ có đường kính 5,5 cm, để mẫu đất bốc hơi tự nhiên sau 1h dưới tán rừng. Tổng số đã điều tra 16 vị trí. Xác định lượng bốc hơi bằng cân cơ học với độ chính xác đến 0,01 g, sau đó ghi kết quả vào mẫu biểu.
* Xác định lượng chứa nước lớn nhất: Sau khi xác định được khả năng thấm nước của đất ta lấy cỏ khô hoặc rơm rạ ủ kín toàn bộ khu vực nghiên cứu. Sau 12h ta bỏ rơm rạ và lấy đất ở độ sâu 5 cm ở gần tâm để xác định độ
ẩm bằng đốt cồn. Tổng số đã điều tra 8 vị trí. Kết quả điều tra được, được ghi
vào mẫu biểu.
* Xác định sức hút ẩm tối đa: Đất phơi khô, nghiền nhỏ, qua rây 0,25 mm, cân từ 5 - 10 gam (trên cân phân tích) cho vào chén thủy tinh đã sấy. Tốt nhất nên dùng loại chén có đường kính 5 cm, cao 3 cm, có nắp đậy. Chén có đất đem cân và đặt vào bình hút ẩm, đáy bình có chứa axít sunfuric 10% (ước chừng 100 - 300 cc). Tùy số lượng cho vào bình hút ẩm mà lấy lượng axít sunfuric cho vừa phải (cứ 1gam đất thì lấy 2cc H2SO4 10%). Không nên cho axít đầy quá.
Trên mặt axít tạo ra không khí chứa đầy hơi nước (gần 100% độ ẩm
tương đối). Trong không khí đó đất sẽ hút hết hơi nước.
Bình hút ẩm (trong đựng chén có đất) cần bôi vadơlin trên miệng và đậy nắp lại. Dùng bơm (chân không) hút hết không khí trong bình ra để cho nắp bình dính chặt vào với bình. Sau đó đặt vào chỗ tối có nhiệt độ ổn định.
Sau 3 ngày đem ra cân các chén trên, ghi số liệu vào sổ. Sau khi cân lần 1, đặt chén trở lại bình hút ẩm, sau 3 ngày nữa cân trở lại. Thường lần cân thứ 2 khối lượng tăng lên. Tiếp tục làm như vậy đến khi đạt kết quả gần cố định (có thể khác nhau số lẻ thứ 3 là được). Cuối cùng đem các chén đó sấy đến trọng lượng cố định ở 1050 C. Thời gian bão hòa như vậy khoảng 1 tháng.
Tổng số đã điều tra 8 mẫu.
Nước mất khi sấy tính ra % so với khối lượng đất khô cho ta sức hút ẩm tối đa.
Nước mất khi sấy tính ra % so với khối lượng đất khô cho ta sức hút ẩm tối đa. Từ sức hút ẩm cực đại này bằng cách nhân với hệ số 1,5 ta tính được độ ẩm cây héo.
Lượng nước giữa sức chứa ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo là lượng nước hữu hiệu mà cây có thể sử dụng được.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các chỉ tiêu điều tra cấu trúc rừng được thống kê và xác định theo phương pháp nghiên cứu trong Lâm học và điều tra rừng.
- Các chỉ tiêu: Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, hàm lượng mùn, thành phần cơ giới của đất được xác định theo phương pháp phân tích truyền thống tại phòng phân tích đất trường Đại học Lâm nghiệp.
- Cường độ mưa bình quân (IBQ, mm/h) được xác định bằng tỷ số giữa lượng mưa (P, mm) và thời gian mưa (t, giờ):
IBQ (mm/h) = P
t
- Đặc điểm phân bố mưa được xác định thông qua các chỉ tiêu: Phân bố số ngày mưa theo tháng trong năm, phân bố số trận mưa theo thời gian mưa, phân bố lượng mưa trong năm, phân bố lượng mưa và cường độ mưa theo tháng trong năm. Những chỉ tiêu này được biểu diễn bằng phương pháp lập bảng kết hợp với biểu đồ.
Sử dụng mô hình Horton (1933, 1939) và mô hình Philip (1957, 1969)
để mô phỏng quá trình thấm nước của đất rừng.
- Mô hình Horton (1933, 1939):
Vt = Vc + (V0 - Vc)e-kt
Trong đó: Vt : là tốc độ thấm nước ở thời điểm t
Vc : là tốc độ thấm nước ổn định
V0 : là tốc độ thấm nước ban đầu, với V0 =
10.Q
S.t
trong đó:
Q là lượng nước tiêu hao (cm3 hoặc ml), S là diện tích mặt cắt ngang của ống đo nước (cm2), t là thời gian (phút)
k: là một tham số của mô hình t: là thời gian thấm nước
- Mô hình Philip (1957, 1969):
V = ( 1) St-1/2 + A
2
Trong đó: S : là tỷ lệ hút nước
t : là thời gian
A : là tốc độ thấm nước ổn định.
- Độ xốp của đất: Được xác định thông qua tỷ trọng và dung trọng đất.
- Độ xốp tổng số của đất được xác định thông qua tỷ trọng và dung trọng đất.
- Độ xốp ngoài mao quản được xác định thông qua độ xốp tổng số và độ xốp mao quản.
- Độ ẩm cây héo bình quân của đất rừng: Được xác định bằng 1,5 lần
sức hút ẩm tối đa của đất.
- Độ xốp tổng số X% được tính theo công thức:
X% = 1 D 100
d
Trong đó: d: tỷ trọng (g/cm3)
D: dung trọng (g/cm3
- Độ xốp mao quản được tính bằng công thức:
Xmq % = % độ ẩm đồng ruộng + % độ ẩm cây héo
- Độ xốp ngoài mao quản:
Xnmq = X% - Xmq%
- Các phương trình tương quan được thiết lập hướng dẫn của giáo trình “Thống kê toán học trong lâm nghiệp” của Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1996).
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu nghiên cứu thực nghiệm núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp nằm ở phía Bắc trường Đại học Lâm nghiệp, cách thị xã Hòa Bình 45km về phía Đông Nam và thị xã Hà Đông 35km về phía Tây Bắc có tọa độ địa lý:
- 20050'30" độ vĩ Bắc, 05030'45" độ kinh Đông
- Phía Đông giáp Quốc lộ 21A
- Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình.
- Phía Nam giáp thị trấn Xuân Mai và Quốc lộ 6
- Phía Bắc giáp đội 6 nông trường chè Cửu Long
3.1.2. Địa hình
Khu nghiên cứu có địa hình tương đối đơn giản, gồm hai quả đồi nối tiếp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, một đỉnh có độ cao 133 m so với mặt nước biển và một đỉnh có độ cao 90 m. Độ dốc trung bình của khu nghiên cứu là 150.
3.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khu vực Xuân Mai thuộc tiểu vùng khí hậu 3 của miền Bắc Việt Nam, hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu - thủy văn khu vực Xuân Mai
(theo trạm khí tượng thủy văn Ba Vì, Hà Nội)
Nhiệt độ (oC) | Lượng mưa (mm) | Độ ẩm khôg khí (%) | |
1 | 15,7 | 30 | 85,1 |
2 | 17,1 | 40 | 85,8 |
3 | 19,9 | 47 | 84,4 |
4 | 23,5 | 112 | 96,9 |
5 | 27,1 | 287 | 84,0 |
6 | 28,5 | 284 | 82,1 |
7 | 28,4 | 340 | 82,9 |
8 | 27,9 | 360 | 85,6 |
9 | 26,8 | 286 | 84,9 |
10 | 24,1 | 273 | 83,3 |
11 | 20,5 | 54 | 81,9 |
12 | 17,2 | 12 | 81,1 |
TB | 23,1 | 2125 | 84,83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội - 1
- Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội - 2
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Cải Thiện Khả Năng Thấm, Giữ Nước Của Đất
- Đặc Điểm Điều Kiện Lập Địa Khu Vực Nghiên Cứu
- Một Số Chỉ Tiêu Cấu Trúc Và Sinh Trưởng Tầng Cây Cao Trên Các Otc
- Tốc Độ Thấm Nước Ban Đầu Bình Quân Của Các Trạng Thái Rừng
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Lượng mưa (mm), nhiệt độ
400
350
300
250
Độ ẩm (%)
100
95
90Nhiệt độ
200
150
100
50
0
85
80
75
70
1 3 5 7 9 11
Tháng
Lượng mưa
Độ ẩm
Hình 3.1: Biểu đồ vũ nhiệt khu vực nghiên cứu
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C; nhiệt độ tháng nóng
nhất (tháng 6) là 28,50C; nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 1) là 15,70C.
Chế độ mưa: Chế độ mưa hàng năm trung bình là 2125 mm, phân bố không đều qua các tháng trong năm: Lượng mưa bình quân tháng cao nhất (tháng 8): 360 mm; lượng mưa tháng bình quân thấp nhất (tháng 12): 12 mm. Số ngày mưa trong năm là khoảng 210 ngày.
Độ ẩm không khí: Khu vực nghiên vứu có độ ẩm không khí tương đối cao nhưng phân bố không đều qua các tháng trong năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là: 84,83%; tháng có độ ẩm không khí cao nhất (tháng 4) là 96,9%; tháng có độ ẩm không khí thấp nhất (tháng 12) là 81,1%.
Chế độ gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai luồng gió
chính:
Lào.
+ Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
+ Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7
+ Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió
* Thủy văn: Là vùng đồi thấp, không có hệ thống sông suối chảy nên
nguồn cung cấp nước bề mặt và nước ngầm chủ yếu là nước mưa. Do lượng mưa biến động lớn giữa các tháng và cả giữa các năm nên lượng nước cũng biến động lớn giữa các năm. Tuy nhiên xung quanh khu vực núi Luốt có nhiều ao, hồ nên khả năng tích nước mặt là cao nhưng chế độ sử dụng chưa hợp lý nên thưòng thiếu nước về mùa khô. Lượng nước ngầm ở khu vực trường Đại học Lâm nghiệp là lớn hơn khu vực xung quanh nên khả năng cung cấp nước khoan tương đối tốt, không bị thiếu nước về mùa khô.
3.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Đất khu vực nghiên cứu là đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá
mẹ Foocfiarit chủ yếu là tầng trung bình đến dày, diện tích có đất tầng mỏng
chiếm tỷ lệ rất ít, những nơi tầng đất dày tập trung chủ yếu ở hai chân quả đồi, sườn Đông Nam quả đồi thấp (90 m so với mặt nước biển) và phía sườn Tây Nam quả đồi cao (133 m so với mặt nước biển). Tầng đất mỏng tập trung ở đỉnh đồi, sườn phía Đông Bắc quả đồi thấp, sườn Tây Bắc quả đồi cao. Những nơi tầng đất mỏng tỷ lệ đá lẫn lớn. Đá lộ đầu tập trung chủ yếu ở đỉnh và phía gần đỉnh 133.
Đất ở núi Luốt thuộc nhóm được hình thành trên đá mẹ thuộc nhóm Mắcma Bazơ và trung tính. Theo tên gọi của FAO - UNESCO được gọi là nhóm ferrasols (Kí hiệu: FR), loại đất Rhocdic Ferrasols (Kí hiệu: FRr).
Đất trong khu vực khá đồng nhất về tính chất và sự hình thành, sự khác nhau chủ yếu ở tỷ lệ đá lẫn, tầng dày và sau này sự tác động của thực vật đã được phát huy. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét trung bình, hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu, nghèo mùn và đạm tổng số trung bình. Nhìn chung đất núi Luốt có tính chất phù hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp.
Theo thời gian, tác động của các trạng thái thực vật (rừng) khác nhau đã bắt đầu có ảnh hưởng đến tính chất của đất. Các loài keo, thông có tác dụng cải tạo đất khá rõ, bạch đàn làm chua đất chút ít, những chỉ tiêu khác vẫn bình thường. Nhìn chung đất khá chặt, đặc biệt là đất ở khu vực chân đồi và những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh yên ngựa. Kết von thật và giả được tìm thấy ở khắp nơi trong khu vực, có những nơi kết von chiếm tới 60 - 70 %. Điều này chứng tỏ sự tích lũy sắt khá phổ biến và trầm trọng trong đất, ở một số nơi đá ong được phát hiện với mức độ nhiều hoặc ít. Đá ong chủ yếu tập trung ở chân đồi phía Tây Nam, Đông Nam đồi cao. Hàm lượng mùn trong đất nhìn chung là thấp, quá trình tích lũy mùn kém. Những đặc điểm trên phần nào nói lên mức độ ferralit khá mạnh trong khu vực. Trong những năm trước đây, quá trình xói mòn và rửa trôi khá nghiêm trọng. Điều đó được thể