Bảng 2.3: Biến số của vi khuẩn
Loại biến | Giá trị | |
Định danh | ||
Tên loài | Định danh | |
Phân loại vi khuẩn | Định tính | 1. Cầu khuẩn gram dương 2. Trực khuẩn gram âm |
Kháng sinh đồ | ||
penicillin G | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
oxacillin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
cephalothin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
cefuroxime | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
ceftriaxone | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
ceftazidime | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
ertapenem | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
imipenem | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
amoxicillin/acid clavulanic | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
ampicillin/sulbactam | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
piperacillin/tazobactam | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
vancomycin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
gentamicin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
erythromycin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
clindamycin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
doxycycline | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
linezolid | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
ciprofloxacin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
levofloxacin | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
trimethoprim/sulfamethoxazole | Định tính | 1.R 2.S 3.I |
Đa kháng | Định tính | 1. Có 2. Không |
R: kháng, S: nhạy cảm, I: trung gian Đa kháng quy ước là kháng với ≥ 1 kháng sinh trong ≥ 3 họ kháng sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Mất Chức Năng Chống Sốc Bàn Chân Do Biến Chứng Thần Kinh Ngoại Vi [16]
- Cơ Chế & Các Vi Khuẩn Gây Nhiễm Trùng Bàn Chân
- Một Số Tiêu Chuẩn Và Thang Điểm Dùng Trong Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Nuôi Cấy Vi Khuẩn Của Tổn Thương Lbc Ở Bệnh Nhân Đtđ
- Tình Trạng Bệnh Nhân Mắc Chủng Vi Khuẩn Đa Kháng Thuốc
- Đặc Điểm Nuôi Cấy Vi Khuẩn Của Tổn Thương Lbc Do Đtđ
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
2.2.6. Kĩ thuật thu thập thông tin
Danh sách bệnh nhân nội trú bị LBC do ĐTĐ trong năm 2021 được tra cứu bằng phần mềm của viện tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Bệnh án được thu thập tại phòng lưu trữ hồ sơ của bệnh viện, loại những bệnh án không có chỉ
định hay kết quả nuôi cấy mủ bàn chân. Các thông tin có liên quan tới đề tài được thu thập theo bộ phiếu thu thập thông tin (bệnh án nghiên cứu).
2.3. Xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 với 2 biểu mẫu nhập liệu: một biểu mẫu cho bệnh nhân, một biểu mẫu cho các chủng vi khuẩn nuôi cấy được.
Số liệu được mã hóa, chỉ thành viên trực tiếp nghiên cứu được quyền tiếp cận số liệu.
Dữ liệu được phân tích trên phần mềm thống kê Stata 11.1 với các phép tính thống kê y học.
Các phép tính thống kê được dùng trong nghiên cứu:
- Với biến số định tính, dùng phương pháp thống kê tỉ lệ %
- Với biến số định lượng, tính giá trị trung bình, đồng thời chia biến số thành các khoảng giá trị có ý nghĩa và thống kê tỉ lệ %
2.4. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh án bệnh nhân LBC do ĐTĐ đạt tiêu chuẩn lựa chọn
Thu thập bệnh án & thu thập thông tin theo bệnh án nghiên cứu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata
Xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm Stata
Phân tích số liệu
Mô tả tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nuôi cấy được
Mô tả đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn của tổn thương LBC ở bệnh nhân ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu
Kết luận
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
2.5. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành đã được thông qua của Trường Đại học Y Dược – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và và có sự cho phép nghiên cứu ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án, không can thiệp trên người bệnh, không làm sai lệch kết quả điều trị của người bệnh.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, không nhằm mục đích nào khác. Đảm bảo quy định về đạo đức nghiên cứu y học của Bộ Y tế đã quy định.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian phát hiện ĐTĐ và BMI
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian phát hiện ĐTĐ và BMI
Số lượng (n = 43) | Tỷ lệ (%) | ||
Tuổi (năm) | Dưới 50 | 3 | 7 |
50 - dưới 60 | 12 | 27,9 | |
60 - dưới 70 | 16 | 37,2 | |
Từ 70 trở lên | 12 | 27,9 | |
Trung bình ±SD | 64,2 ± 11,5 | ||
Giới | Nam | 22 | 51,2 |
Nữ | 21 | 48,8 | |
Thời gian phát hiện đái tháo đường (năm) | Dưới 10 | 19 | 44,2 |
Từ 10 trở lên | 24 | 55,8 | |
Trung bình ±SD | 9,3 ± 6,9 | ||
BMI (kg/m2) | Gầy (dưới 18,5) | 3 | 7,0 |
Bình thường (18,5 - 22,9) | 25 | 58,1 | |
Thừa cân (23 - 25) | 8 | 18,6 | |
Béo phì (trên 25) | 7 | 16,3 | |
Trung bình ±SD | 22,6 ± 3,4 |
Nhận xét:
Tổng số bệnh nhân được nghiên cứu là 43. Số lượng hai giới xấp xỉ nhau, giới tính nam chiếm tỉ lệ 51,2%, giới tính nữ chiếm tỉ lệ 48,8%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,2 tuổi, cao nhất là 87 tuổi, thấp nhất là 38 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 60 đến dưới 70 tuổi (37,2%), tiếp đến là nhóm từ 70 tuổi trở lên (27,9%) và nhóm từ 50 đến dưới 60 tuổi (27,9%). Nhóm tuổi dưới 50 chiếm tỉ lệ thấp nhất với chỉ 7%.
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình là 9,3 năm. Có 55,8% số bệnh nhân phát hiện ĐTĐ từ 10 năm trở lên, người có tiền sử lâu nhất là 23 năm. Số bệnh nhân phát hiện dưới 10 năm chiếm 44,2% trong đó có 4 người mới phát hiện lúc vào viện.
Đối tượng nghiên cứu có chỉ số BMI trung bình là 22,6 ± 3,4 kg/m2. Bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm 58,1%, thừa cân chiếm 18,6%, béo phì chiếm 16,3%, gầy chiếm 7%.
3.1.2. Mức độ nặng của tổn thương loét bàn chân
Bảng 3.2: Tỉ lệ mức độ nặng của tổn thương LBC
Số lượng (n = 43) | Tỉ lệ (%) | |
Độ 1 | 19 | 44,2 |
Độ 2 | 5 | 11,6 |
Độ 3 | 1 | 2,3 |
Độ 4 | 13 | 30,3 |
Độ 5 | 5 | 11,6 |
Nhận xét:
Số bệnh nhân có LBC Wagner độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất (44,2%), tiếp đến là độ 4 (30,3%), độ 2 và độ 5 đều chiếm 11,6%. Chỉ có 1 bệnh nhân xếp vào độ 3
(2,3%).
3.1.3. Mức độ nhiễm trùng của tổn thương loét bàn chân
Bảng 3.3: Tỉ lệ mức độ nhiễm trùng của tổn thương LBC
Số lượng (n = 43) | Tỉ lệ (%) | |
Nhẹ | 12 | 27,9 |
Trung bình | 21 | 48,8 |
Nặng | 10 | 23,3 |
Nhận xét:
Số bệnh nhân NTBC mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (48,8%), tiếp đến là mức độ nhẹ (27,9%), mức độ nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất (23,3%).
3.1.4. Thời gian loét & tình trạng điều trị trước khi nhập viện
Bảng 3.4: Đặc điểm thời gian loét & tình trạng điều trị trước khi nhập viện
Số lượng (n = 43) | Tỷ lệ (%) | ||
Thời gian loét (ngày) | < 7 | 7 | 16,3 |
7 - 90 | 32 | 74,4 | |
> 90 | 4 | 9,3 | |
Trung bình ±SD | 34,1 ± 44,7 | ||
Điều trị kháng sinh gần nhập viện | Có | 30 | 69,8 |
Không | 13 | 30,2 | |
Đã từng nhập viện | Có | 36 | 83,7 |
Không | 7 | 16,3 |
Nhận xét:
Thời gian LBC trung bình của bệnh nhân là 34,1 ± 44,7 ngày. Thời gian này được chia làm 3 mức độ theo phân loại của Prompers [28]. Đa số bệnh nhân nhập viện trong thời gian loét từ 7 ngày đến 90 ngày (74,4%), chỉ có 16,3% bệnh nhân nhập viện khi loét dưới 7 ngày và 9,3% bệnh nhân nhập viện khi loét lâu trên 90 ngày.
Có tới 69,8% bệnh nhân đã điều trị kháng sinh gần lúc vào viện, số bệnh nhân chưa điều trị kháng sinh chiếm 30,2%.
Đa số bệnh nhân LBC do ĐTĐ đã từng nằm viện trước đó (83,7%), chỉ có 16,3% bệnh nhân chưa nằm viện.
3.1.5. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm
Bảng 3.5: Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm
Số lượng (n = 43) | Tỷ lệ (%) | ||
HbA1c (%) | <7 | 5 | 11,6 |
≥ 7 | 38 | 88,4 | |
Trung bình ±SD | 10,9 ± 3,0 | ||
Glucose máu bất kỳ lúc nhập viện (mmol/L) | <10 | 6 | 14 |
≥ 10 | 37 | 86 | |
Trung bình ±SD | 16,5 ± 6,5 | ||
Bạch cầu (G/L) | ≤ 10 | 10 | 23.3 |
>10 | 33 | 76,7 | |
Trung bình ±SD | 14,5 ± 6,4 | ||
CRP.hs (mg/dL) | <0,5 | 5 | 11,6 |
≥ 0,5 | 38 | 88,4 | |
Trung bình ±SD | 12,3 ± 11,2 |
Nhận xét:
Bệnh nhân nhập viện do LBC có HbA1c trung bình cao (10,9 ± 3,0 %) và đường máu trung bình cao (16,5 ± 6,5 mmol/L). Đa số bệnh nhân không kiểm soát đường máu tốt, 88,4% có HbA1c từ 7% trở lên và 86% có đường máu từ 10 mmol/L trở lên.
Bệnh nhân có chỉ số bạch cầu trung bình cao (14,5 ± 6,4 G/L) và CRP trung bình cao (12,3 ± 11,2 mg/dL). Đa số bệnh nhân đều biểu hiện tình trạng viêm trên xét nghiệm, với 76,7% có bạch cầu tăng và 88,4% có CRP tăng.