Đặc Điểm Nuôi Cấy Vi Khuẩn Của Tổn Thương Lbc Do Đtđ

chúng tôi giảm nhẹ tỉ lệ kháng với ceftazidime, imipenem, piperacillin/ tazobactam, gentamicin, ciprofloxacin. Kết quả này cho thấy các kháng sinh kháng Pseudomonas theo phác đồ kinh nghiệm của IWGDF đều có thể dùng được [64].

Proteus spp. trong nghiên cứu này đề kháng hoàn toàn với cefuroxime; đề kháng trung bình với ceftazidime, imipenem, ciprofloxacin, TMP/SMZ (50%); nhạy hoàn toàn ceftriaxone, ertapenem, piperacillin/tazobactam, gentamycin, levofloxacin; tỉ lệ chủng đa kháng là 50%. So với nghiên cứu của K. A. Benwan thì Proteus spp. trong nghiên cứu này tăng tỉ lệ đề kháng với cefuroxime, imipenem, ciprofloxacin, TMP/SMZ, nhạy hơn với gentamicin và luôn nhạy với piperacillin/tazobactam [71].

Nghiên cứu này cho thấy những kháng sinh có tỉ lệ nhạy cao với vi khuẩn gram âm là nhóm Carbapenem, nhóm Aminoglycosid và piperacillin/tazobactam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của K. A. Benwan mặc dù tỉ lệ kháng của vi khuẩn với kháng sinh có nhiều sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu [71], mặt khác cũng cho thấy sự đúng đắn của phác đồ theo kinh nghiệm của IWGDF khi kê những kháng sinh này cho các trường hợp đã dùng kháng sinh trước hoặc có nguy cơ nhiễm trực khuẩn gram âm kháng thuốc [64].

Chúng tôi cũng ghi nhận một số chủng đa kháng hiếm gặp:

- A. baumannii: gặp ở 1 bệnh nhân, kết quả kháng sinh đồ kháng với nhiều kháng sinh: nhóm Cephalosporin thế hệ 3, nhóm Carbapenem, nhóm ức chế β- lactamase, gentamycin, nhóm Quinolone, TMP/SMZ. Đây là vi khuẩn gram âm mang gen kháng nhiều kháng sinh, là một tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện [76]. Một số nghiên cứu về NTBC gần đây tại Việt Nam đều gặp vi khuẩn này [2, 4]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Liễu, A. baumannii có tỉ lệ kháng trên 80% với imipenem, piperacillin/tazobactam, ceftazidime và nhạy với colistin – lựa chọn cuối cùng khi nhiễm vi khuẩn gram âm đa kháng [4]

- E. cloacae: gặp ở 1 bệnh nhân, kháng với nhiều kháng sinh: nhóm Cephalosporin, nhóm Carbapenem, piperacillin/tazobactam, gentamycin, ciprofloxacin, TMP/SMZ .

- C. braakii: gặp ở 1 bệnh nhân, kháng với gentamycin, nhóm Quinolone, TMP/SMZ, nhạy với nhóm Cephalosporin, nhóm Carbapenem và piperacillin/ tazobactam.

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn của tổn thương LBC do ĐTĐ

- Tỉ lệ nuôi cấy mọc vi khuẩn của vết loét NTBC do ĐTĐ là 74,4%, xét nghiệm có độ nhạy khá cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

- Đa số bệnh nhân nuôi cấy dương tính mọc 1 loài vi khuẩn (78,1%), những bệnh nhân dương tính còn lại (21,9%) nuôi cấy mọc 2 loài vi khuẩn là tối đa. Những bệnh nhân nhiễm 2 loài vi khuẩn thì thường có vi khuẩn gram âm.

- Trực khuẩn gram âm được phân lập nhiều hơn với tỉ lệ 53,85%, cầu khuẩn gram dương chiếm 46,15%.

Nghiên cứu đặc điểm vi sinh của loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 - 9

- S. aureus luôn là loài có tỉ lệ cao nhất, hai loại cầu khuẩn gram dương khác là Streptococcus spp. và Enterococcus spp. cũng có tỉ lệ khá cao. Bốn loại vi khuẩn gram âm hay gặp nhất là Klebsiella spp., E. coli, Proteus spp., P. aeruginosa. Klebsiella spp. chiếm tỉ lệ cao trong các nghiên cứu tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai (bao gồm nghiên cứu này). P. aeruginosa có tỉ lệ dao động nhiều nhất (phụ thuộc vào địa điểm, thời gian nghiên cứu, môi trường, khí hậu, điều trị).

- Kết quả ghi nhận được 3 loài vi khuẩn ít gặp trong NTBC là là A. baumannii, S. maltophilia, B. cepacia

2. Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn

- Tỉ lệ bệnh nhân mắc chủng vi khuẩn đa kháng là 50% (quy ước là kháng với ≥ 1 kháng sinh trong ≥ 3 họ kháng sinh khác nhau)

- MRSA chiếm 77,8% các chủng S. aureus phân lập được. S. aureus nhạy hoàn toàn với vancomycin và linezolid, khá nhạy với TMP/SMZ, tỉ lệ đề kháng thấp với amoxicillin/acid clavulanic và doxycycline.

- Những kháng sinh nhạy với cầu khuẩn gram dương là vancomycin (100%), linezolid (100%), TMP/SMZ (88,9%), doxycycline (55,6%),

amoxicillin/acid clavulanic (55,6%)


khác.

- Klebsiella spp. tăng đề kháng với nhiều kháng sinh so với nghiên cứu


- E. coli giảm đề kháng với một số kháng sinh so với nghiên cứu khác

- P. aeruginosa trong nghiên cứu này nhạy với nhiều kháng sinh.

- Nghiên cứu này cho thấy những kháng sinh có tỉ lệ nhạy cao với vi

khuẩn gram âm là nhóm Carbapenem, nhóm Aminoglycosid và piperacillin/ tazobactam

- Ghi nhận một số chủng vi khuẩn đa kháng hiếm gặp: A. baumannii, E. cloacae, C. braakii.

ĐỀ XUẤT

- Với nhiễm trùng nhẹ, nghi do tụ cầu vàng kháng thuốc nên dùng linezolid, TMP/SMZ, amoxicillin/acid clavulanic, doxycyclin, nếu nặng dùng vancomycin

- Với nhiễm trùng vừa và nặng, có thêm vi khuẩn gram âm nên dùng piperacillin/ tazobactam, nhóm Aminoglycoside, nhóm Carbapenem

- Hạn chế một số kháng sinh mà viện đang dùng có tỉ lệ kháng cao: clindamycin, nhóm Cephalosporin thế hệ 2, ciprofloxacin

- Nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân hơn, nhiều kháng sinh hơn và tìm thêm mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh và các đặc điểm lâm sàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2020), "Đái tháo đường", Bệnh học Nội khoa Tập 2, Nhà Xuất bản Y học, tr. 360-381.

2. Lê Bá Ngọc (2018), Nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Trần Thị Kim Sa (2016), Nghiên cứu tình hình loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

4. Trần Thị Liễu và Nguyễn Thị Bích Đào (2016), Khảo sát vi trùng học của vết loét bàn chân đái tháo đường có nhiễm trùng và sự nhạy cảm kháng sinh ban đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy.

5. Lê Tiến Dũng (2017), "Viêm phổi cộng đồng: Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh in vitro tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM", Thời sự Y học, 10, tr. 64-68.

6. Nguyễn Văn Chi và Trần Hậu Khang (2011), "Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ", Các thang điểm thiết yếu sử dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà Xuất bản Y học, tr. 378- 379.

7. Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Bích Đào và Nguyễn Thị Lệ (2012), "Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trên vết loét nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Chợ Rẫy", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 390-393.

TIẾNG ANH

8. International Diabetes Federation (2021), " IDF Diabetes Atlas 10th edition".

9. Apelqvist J, Bakker K, Van Houtum WH và các cộng sự. (1999),

International Consensus on the Diabetic Foot, The International Working

Group on the Diabetic Foot. Amsterdam, The Netherlands, John Wiley & Sons.

10. Boulton AJ, Vileikyte L và Ragnarson- Tennvall G et al (2005), "The global burden of diabetic foot disease", Lancet, 366, tr. 1719-24.

11. Driver VR, Fabbi M và Lavery LA et al (2010), "The costs of diabetic foot: the economic case for the limb salvage team", J Vasc Surg, 52(3 Suppl), tr. 17S-22S.

12. Harati Y (1994), "Diabetic peripheral neuropathy", Medical and surgical management of the diabetic foot, tr. 73-85.

13. Pecoraro RE, Reiber GE và Burgess EM (1990), "Pathways to diabetic limb amputation. Basis for prevention", Diabetes Care, 13, tr. 513-521.

14. Reiber GE và cộng sự (1999), "Causal pathways for incident lower-extremity ulcers in patients with diabetes from two settings", Diabetes Care, 22(1), tr. 157-162.

15. Robert L. Greenman et al (2005), "Foot small muscle atrophy is present before the detection of clinical neuropathy", Diabetes Care, 28, tr. 1425- 1430.

16. Carine HM et al (2004), "Muscle weakness and foot deformities in diabetes: relationship to neuropathy and foot ulceration in Caucasian diabetic men", Diabetes Care, 27 (7), tr. 1668-1673.

17. Aguilar F và Rayo MD (2000), "Diabetic Neuropathy: Classification, physiopathology and clinical manifestations.", Rev Med IMSS, 38 (4), tr. 257-266.

18. Paraskevas KI, Baker DM, Pompella A và các cộng sự. (2008), "Does diabetes mellitus play a role in restenosis and patency rates following lower extremity peripheral arterial revascularization? A critical overview", Ann Vasc Surg, 22, tr. 481-491.

19. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA và các cộng sự. (2007), "TASC II Working Group Inter-society consensus for the management of peripheral arterial disease (TASC II)", J Vasc Surg, 45, tr. S5-S67.

20. Armstrong DG và Lavery LA (1998), "Diabetic foot ulcers: prevention, diagnosis and classification", Am Fam Phys, 57 (6), tr. 1325 - 1338.

21. Reddy GK (2004), "Cross-linking in collagen by nonenzymatic glycation increases the matrix stiffness in rabbit achilles tendon", Diabesity Res 5, tr. 143-153.

22. Franco R et al (2009), "Environmental toxicity, oxidative stress and apoptosis: ménage à trois", Mutat Res, 674, tr. 3-22.

23. Goldin A et el (2006), "Advanced glycation end products: sparking the development of diabetic vascular injury", Circulation, 114, tr. 597-605.

24. Brownlee M (2005), "The pathobiology of diabetic complications: a unifying mechanism", Diabetes, 54, tr. 1615-1625.

25. Giacomozzi C et el (2005), "Does the thickening of Achilles tendon and plantar fascia contribute to the alteration of diabetic foot loading?", Clinical Biomechanics, 20, tr. 532-539.

26. Boulton AJM (2006), "The pathway to ulceration: Aetiopathogenesis", The foot in diabetes, John Wiley & Sons Ltd, tr. 61-79.

27. Edward J.Boyko et al (2006), "Prediction of Diabetic Foot Ulcer Occurrence Using Commonly Available Clinical Information", Diabetes Care, 29, tr. 1202 - 1207.

28. L. Prompers et al (2007), "High prevalence of ischaemia, infection and serious comorbidity in patients with diabetic foot disease in Europe. Baseline results from the Eurodiale study", Diabetologia, 50, tr. 18 - 25.

29. Parisi et al (2016), "Baseline characteristics and risk factors for ulcer, amputation and severe neuropathy in diabetic foot at risk: the BRAZUPA study", Diabetol Metab Syndr 8 (25), tr. 2-8.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí