Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Các Biện Pháp Kỹ Thuật Tổng Hợp Đến Sinh


Thời gian thí nghiệm tháng 9/2018 - 12/2018, là giai đoạn cây ra nụ từ 10

% - 50 %.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol (PBZ) đến sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT 1: phun PBZ nồng độ 400 ppm CT 2: phun PBZ nồng độ 800 ppm CT 3: phun PBZ nồng độ 1.200 ppm CT 4: phun nước lã (đối chứng)

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C

± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018.

Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun 2 lần vào lúc chiều mát, mỗi lần cách nhau 2 ngày.

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0% CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5%


CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75% CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2,0 %

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun vào chiều mát (thời điểm phun 16/12/2018) ( trước tết 50 ngày).

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử vào dịp tết Nguyên Đán.

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT1: Để tự nhiên, không kích nhiệt CT2: Nhiệt độ 24 0C ± 1 0C

CT3: Nhiệt độ 28 0C ± 1 0C CT4: Nhiệt độ 32 0C ± 1 0C

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.


Thí nghiệm được bố trí số lượng 15 cây/công thức. Mật độ trồng 1 cây/chậu/2 m2, kích thước chậu 40 x 50 cm (chậu làm bằng nhựa plastic màu nâu).

Nhà xử lý tăng nhiệt trên mái và xung quanh được lợp và quây kín bằng nilon, máy lạnh 2 chiều tự động, sản xuất tại Trung Quốc, để tăng hoặc giảm nhiệt trong thời gian xử lý.

Trong giai đoạn nhà tăng nhiệt, nhiệt độ được đặt ở các mức: 24 0C ± 1 0C, 28 0C ± 1 0C, 32 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Ngày xử lý 25/12/2018 (trước tết 40 ngày).

Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa tập trung và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm với 4 công thức:

CT 1: Phun GA3 nồng độ 20 ppm CT 2: Phun GA3 nồng độ 40 ppm CT 3: Phun GA3 nồng độ 60 ppm CT 4: Phun nước lã (đối chứng)

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Ngày phun: 27/01/2019 và 29/01/2019.

Cách phun: Phun ướt toàn bộ nụ, trước tết 8 ngày, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày vào buổi chiều.


2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh

trưởng và phát triển của mai vàng Yên Tử khi áp dụng trên địa bàn Hà Nội

- Địa điểm: Sóc Sơn, Ba Vì, Gia Lâm - Hà Nội

- Thời gian thực hiện: 14/02/2019 - 14/01/2020

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng:


Biện pháp áp

dụng

Áp dụng biện pháp kỹ

thuật của đề tài

Biện pháp kỹ thuật

truyền thống

Tuổi cây đưa vào thử nghiệm

5 năm tuổi

5 năm tuổi

Ngày trồng

16/02/2019

16/02/2019

Giá thể

Đất phù sa + trấu + xơ dừa+ phân

chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)

Đất phù sa + trấu, phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)

Cắt tỉa

Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng

Đốn đau 1 lần, chỉ để cành cấp 1

Phân bón giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng

NPK: 30-10-10+ TE

20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần

NPK: 16-12-8+TE

20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần

Phun Paclobutrazol

Phun 2 lần, nồng độ 800ppm.

Không phun

Phân bón giai đoạn sinh trưởng sinh thực

NPK: 10-60-10+TE

20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần

NPK: 9-25-17+TE

20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần

Phun Thiorea

Phun 1 lần, nồng độ 1,5%

Không phun, vặt lá thủ công

Xử lý nhiệt độ

40 ngày trước tết, nhiệt độ

280C± 10C, thời gian xử lý 30 ngày

30 ngày trước tết, quây

nilon, thắp điện, thời gian xử lý 20 ngày

Phun GA3

Phun 2 lần, nồng độ 40ppm.

Không phun

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội - 8


2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và phương pháp đo đếm

* Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá được áp dụng theo TCN: Quy phạm khảo nghiệm DUS, số 10 TCN 686: 2006/QĐ BNN, ngày 6/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

* Số liệu được tính trung bình cho các cây theo dõi ở mỗi công thức thí nghiệm, định kỳ theo dõi 3 ngày hoặc 15 ngày/lần tùy theo từng thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học: bao gồm các đặc điểm về thân, lá, nụ và hoa.

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:

+ Thời gian sinh trưởng, phát triển của giống: tính từ trồng đến bật mầm, phân cành, xuất hiện mầm hoa, ra nụ và ra hoa 10 %, 50 % và 80 % (chỉ tiêu được đo trên tổng số cây theo dõi).

+ Tỷ lệ sống sau trồng (%): tổng số cây sống/ tổng số cây theo dõi x 100

+ Số cành/cây (cành): đếm toàn bộ số cành cấp 1/cây

+ Đường kính thân: đo cách gốc 10 cm, khi cây đã ổn định về tăng trưởng, bằng thước Palme

+ Số lá/cành (lá): đếm toàn bộ số lá/cành cấp 1

+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá (lấy lá theo thứ tự 1,3,5 tính từ trong ra)

+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất (lấy lá theo thứ tự 1,3,5 tính từ trong ra)

+ Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây

+ Khả năng phân cành: sớm, trung bình, muộn

+ Khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá theo các cấp độ:

1. Cây yếu, kém thích nghi.

3. Cây sinh trưởng, phát triển chậm.

5. Cây sinh trưởng, phát triển bình thường, có khả năng thích nghi.

7. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao.


- Chỉ tiêu theo dõi hình thành và tăng trưởng mầm hoa:

+ Thời gian hình thành mầm hoa: theo dõi sau khi quan sát mẫu dưới kính hiển vi.

+ Sự tăng trưởng mầm hoa: theo dõi kích thước mầm (đo chiều dài, chiều rộng của mầm bằng trắc vi thị kính) qua các lần quan sát mẫu.

+ Sự tăng trưởng của nụ: khi nụ nhú ra ngoài tiến hành đo kích thước nụ bằng thước palme, đo chiều dài và đường kính nụ (10 ngày đo 1 lần).

- Các chỉ tiêu về chất lượng hoa:

+ Đường kính nụ và chiều dài nụ: tổng số đo kích thước các nụ theo dõi (cm)/ tổng số nụ theo dõi.

+ Đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở hoàn toàn

+ Chiều dài, chiều rộng cánh hoa: đo bằng thước palme khi hoa nở hoàn toàn

+ Chiều dài nhị, nhụy: đo bằng thước palme khi cánh hoa nở hoàn toàn

+ Độ bền chậu hoa (ngày): được tính từ khi có 10% hoa trên cành nở đến khi 80 % hoa tàn.

- Các chỉ tiêu về màu sắc, mùi thơm

+ Màu sắc hoa, nhụy, nhị được quan sát và so bằng bảng màu chuẩn ROHS gồm 920 màu thực vật sản xuất tại Trung Quốc.

+ Mùi thơm: cảm nhận và đánh giá mùi hương bằng khứu giác

- Chỉ tiêu theo dõi về mức độ sâu bệnh hại:

Thành phần sâu bệnh hại được điều tra và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. Các loài sâu, bệnh hại được theo dõi trên toàn bộ cây thí nghiệm.

+ Đối với sâu hại: (Cấp 1-3) Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)

Cấp 2: Trung bình (phân bố <1/3 cây) Cấp 3: Nặng (phân bố >1/3 cây)


+ Đối với bệnh hại: (Cấp 1-9) Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: từ 1-5% diện tích lá bị hại

Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại

+ Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Tổng số cây bị bệnh / tổng số cây theo dõi) x100.

- Chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế:


Tổng số cây thu hoạch

+ Tỷ lệ cây thu hoạch (%) =

×100

Tổng số cây trồng

+ Lãi thuần (đồng) = Tổng thu - tổng chi

- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng

Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng đều ở các công thức thí nghiệm. Các công thức được trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh áp dụng quy trình trồng, chăm sóc hoa mai của Viện Nghiên cứu Rau quả.

- Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel 2016 và Irristat 5.0.

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Gia Lâm, Hà Nội, năm 2016-2017.

- Nghiên cứu về thời điểm phân hóa mầm hoa của giống mai vàng Yên Tử tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2017 - 2018.

- Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều tiết sinh trưởng, ra hoa tại Gia Lâm, Hà Nội, năm 2018 - 2019.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp vào sản xuất của mai vàng Yên Tử tại các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Gia Lâm của Thành phố Hà Nội, năm 2019- 2020.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG MAI

3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống mai trong nghiên cứu

Việc đánh giá các đặc điểm hình thái cơ bản của cây mai là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc phân loại cũng như xác định những đặc trưng hình thái cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái khác nhau (Đặng văn Đông, 2015). Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017‌

hiệu

Tên giống

Thân cành

Màu sắc

thân chính

Khả năng phân cành

MV1

Mai YênTử

Thân gỗ, cành mềm

Nâu nhạt

Phân cành sớm, cành

dài

MV2

Mai Huế

Thân gỗ, cành mềm

Nâu nhạt

Phân cành sớm, cành

dài

MV3

Mai Cam

Thân gỗ, cành cứng

Nâu xám

Trung bình, cành ngắn

MV4

Mai Sẻ

Thân gỗ, cành mềm

Nâu nhạt

Phân cành sớm, cành

dài

MV5

Mai vàng năm

cánh tròn

Thân gỗ, cành mềm

Nâu xám

Trung bình, cành ngắn

MV6

Mai Giảo

Thân gỗ, cành cứng

Nâu xám

Trung bình, cành ngắn

MV7

Mai Vĩnh Hảo

Thân gỗ, cành cứng

Nâu xám

Phân cành muộn, cành

dài

MV8

Mai Quắn

Thân gỗ, cành cứng

Nâu nhạt

Phân cành muộn, cành

ngắn

MV9

Mai Kem

Thân gỗ, cành cứng

Nâu nhạt

Trung bình, cành ngắn

MV10

Mai Trâu

Thân gỗ, cành cứng

Nâu xám

Trung bình, cành dài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023