Một Số Đặc Điểm Hình Thái Lá Của Các Giống Mai Nghiên Cứu Tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017


Kết quả bảng 3.1 cho thấy các giống mai đều có dạng thân gỗ, tùy từng giống mai có cành cứng hay mềm, thân cành khá đa dạng về hình dáng, các giống có cành mềm dẻo (MV1, MV2, MV4, MV5) dễ uốn và tạo thế hơn các giống mai có cành cứng (MV3, MV6, MV7, MV8, MV9, MV10).

Về màu sắc thân chính, các giống mai có hai màu chủ yếu là nâu xám và nâu nhạt, màu sắc thường do yếu tố di truyền của giống, một số giống như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV4 (Mai Sẻ), MV8 (Mai Quắn), MV9 (Mai Kem) thân có màu nâu nhạt, các giống còn lại như MV3 (Mai Cam), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV6 (Mai Giảo), MV7 (Mai Vĩnh Hảo), MV10 (Mai Trâu) có màu nâu xám.

Căn cứ vào khả năng phân cành của các giống mai giúp người trồng có biện pháp kỹ thuật tác động làm cho cây mai sinh trưởng phát triển theo ý muốn.

Kết quả theo dõi khả năng phân cành của các giống mai cho thấy các giống theo dõi có khả năng phân cành khác nhau, giống phân cành sớm: MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV4 (mai Sẻ), giống phân cành trung bình: MV3 (Mai Cam), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV6 (Mai Giảo), MV9 (Mai Kem), MV10 (mai Trâu), khả năng phân cành muộn có 2 giống là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) và MV8 (Mai Quắn).

54



MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu 1

MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu 2

MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu 3

MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu 4

MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu 5

MV1

MV2

MV3

MV4

MV5


MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 2 Một số 6


MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 2 Một số 7


MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 2 Một số 8


MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 2 Một số 9


MV6 MV7 MV8 MV9 MV10 Hình 3 1 Thân các giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 2 Một số 10

MV6

MV7

MV8

MV9

MV10


Hình 3.1. Thân các giống mai trong nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái lá của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017

Ký hiệu


Tên giống


Màu lá non

Màu lá

trưởng thành


Phiến lá


Chóp lá


Mép lá


MV1

Mai YênTử

Xanh nõn

chuối

Xanh đậm

Hình trứng

Răng cưa thưa


MV2

Mai Huế

Xanh nõn

chuối

Xanh đậm

Hình trứng

Răng cưa thưa

MV3

Mai Cam

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình mác

Nhọn

Răng cưa thưa

MV4

Mai Sẻ

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình mác

Nhọn

Răng cưa thưa


MV5

Mai vàng năm

cánh tròn

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình mác

Nhọn

Răng cưa dày

MV6

Mai Giảo

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình elip

Nhọn

Răng cưa thưa


MV7

Mai Vĩnh Hảo

Xanh nõn

chuối

Xanh đậm

Hình elip

Răng cưa dày

MV8

Mai Quắn

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình elip

Răng cưa thưa

MV9

Mai Kem

Đỏ nhạt

Xanh nhạt

Hình trứng

Răng cưa thưa

MV10

Mai Trâu

Đỏ nhạt

Xanh đậm

Hình elip

Nhọn

Răng cưa to, thưa

Về đặc điểm hình thái lá của các giống mai cho thấy: màu sắc lá non của các giống mai có hai màu là xanh nõn chuối và đỏ nhạt tùy từng giống. Đây là đặc điểm rất dễ nhận biết giống khi lá còn non như giống MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV7 (Mai Vĩnh Hảo) có màu xanh nõn chuối, các giống còn lại lá non có màu đỏ nhạt.

Lá trưởng thành từ các lá non của các giống mai đã chuyển từ màu xanh nõn chuối, màu đỏ nhạt sang màu xanh đậm như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV3 (Mai Cam), ... và xanh nhạt đặc trưng như MV9 (Mai Kem).


Các phiến lá cũng có hình dáng khác nhau: hình trứng (MV1 (Mai vàng Yên Tử); hình elip MV6 (Mai Giảo); hình mác MV3 (Mai Cam). Các chóp lá của các giống mai cũng có sự khác nhau: nhọn MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ); tù MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế). Mép lá của các giống mai đều có răng cưa, có giống răng cưa dày như: MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV7 ( Mai Vĩnh Hảo), các giống còn lại có mép lá răng cưa thưa. Đặc điểm về hình thái lá có thể nhận biết và phân biệt các giống mai. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Vương Trung Hiếu (2006) khi đánh giá các đặc điểm về lá của một số giống mai Giảo, mai Sẻ và mai Trâu.


Hình 3 2 Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 3 Một số đặc điểm sinh 11


Hình 3 2 Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu Bảng 3 3 Một số đặc điểm sinh 12

Hình 3.2. Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu


Bảng 3.3. Một số đặc điểm sinh trưởng lá của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017‌


Ký hiệu


Tên giống

Chiều dài

phiến lá (cm)

Chiều rộng

phiến lá (cm)

Tỷ lệ Dài/Rộng phiến lá


Thế lá

MV1

Mai vàng Yên Tử

15,8±0,4

5,7±0,2

2,8

Xiên

MV2

Mai Huế

14,6±0,4

5,2±0,1

2,8

Xiên

MV3

Mai Cam

15,5±0,3

5,4±0,1

2,9

Xiên

MV4

Mai Sẻ

15,1±0,3

5,6±0,2

2,7

Xiên

MV5

Mai vàng năm cánh tròn

15,1±0,4

5,8±0,1


2,6

Ngang

MV6

Mai Giảo

14,8±0,3

4,8±0,2

3,1

Xiên

MV7

Mai Vĩnh Hảo

15,5±0,4

5,5±0,1

2,8

Xiên

MV8

Mai Quắn

15,4±0,3

5,2±0,1

3,0

Xiên

MV9

Mai Kem

14,5±0,4

5,1±0,2

2,8

Xiên

MV10

Mai Trâu

15,7±0,4

5,6±0,1

2,8

Ngang

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: chiều dài phiến lá của các giống mai theo dõi không có sự chênh lệch nhau nhiều, lá mai có chiều dài dao động từ 14,5 - 15,8 cm giữa các giống. Một số giống có chiều dài phiến lá lớn hơn 15cm là MV1, MV3, MV4, MV5, MV7, MV8 và MV10, các giống có chiều dài phiến lá nhỏ hơn 15 cm là MV2, MV6 và MV9.

Chiều rộng phiến lá của các giống mai cũng cho thấy sự khác nhau không nhiều, phiến lá rộng nhất là MV5 (Mai vàng năm cánh tròn) 5,8 cm và chiều rộng lá nhỏ nhất là MV6 (Mai Giảo) 4,8 cm. Chiều dài và chiều rộng lá của giống mai theo dõi không có sự khác nhau đáng kể có thể do các giống trên cùng loài Ochna Integerrima.


Thế lá là cách đính của lá vào cành, hầu hết các giống đều có kiểu đính lá với thể lá hình xiên như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), có giống MV5 (Mai vàng năm cánh tròn) và MV10 (Mai Trâu) là thế lá đính ngang. Với thế lá xiên sẽ tiếp cận với ánh sáng nhiều hơn và quang hợp tốt hơn, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Điều này thể hiện sự thích nghi cao của các giống mai trong điều kiện tự nhiên (Trần Văn Hậu, 2005).

Bảng 3.4. Một số đặc điểm nụ của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017‌

Ký hiệu


Tên giống

Hình dạng nụ

Màu sắc nụ

Chiều dài nụ (cm)

Đường kính nụ (cm)

MV1

Mai vàng Yên Tử

Oval

Xanh nâu

1,23±0,01

0,78±0,01

MV2

Mai Huế

Elip

Xanh nâu

1,20±0,01

0,75±0,01

MV3

Mai Cam

Elip

Nâu nhạt

1,17±0,01

0,73±0,02

MV4

Mai Sẻ

Oval

Nâu nhạt

1,15±0,01

0,70±0,01

MV5

Mai vàng năm cánh tròn

Elip

Nâu xanh

1,19±0,01

0,73±0,01

MV6

Mai Giảo

Elip

Xanh nâu

1,19±0,01

0,74±0,01

MV7

Mai Vĩnh Hảo

Elip

Nâu nhạt

1,17±0,01

0,73±0,01

MV8

Mai Quắn

Oval

Nâu nhạt

1,18±0,02

0,74±0,02

MV9

Mai Kem

Elip

Nâu nhạt

1,17±0,01

0,74±0,02

MV10

Mai Trâu

Elip

Xanh nâu

1,20±0,01

0,75±0,01

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy hình dạng nụ của các giống mai trong nghiên cứu có hình oval như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV4 (Mai Sẻ) hoặc elip MV9 (Mai Kem), MV10 (Mai Trâu) với dạng búp và nhọn ở đỉnh mang tính đặc trưng của từng giống. Ngoài ra màu màu sắc nụ cũng khác nhau với hai màu là nâu nhạt MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ) và xanh nâu MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) biểu hiện của từng giống.


Các giống nghiên cứu có chiều dài nụ từ 1,15 - 1,23 cm, trong đó giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có chiều dài nụ lớn nhất 1,23 cm, nhỏ nhất là giống MV4 (Mai Sẻ) có chiều dài nụ 1,15 cm.

Đường kính nụ của các giống mai theo dõi có sự khác nhau, giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có đường kính nụ lớn nhất 0,78 cm và đường kính nụ nhỏ nhất là giống MV4 (Mai Sẻ) 0,70 cm, các giống còn lại như MV2 (Mai Huế), MV10 (Mai Trâu) là 0,75 cm. Kết quả theo dõi cho thấy giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có đường kính nụ và chiều dài nụ lớn nhất, khi nụ mai cực đại, nụ tách khỏi vỏ trấu và sẽ tạo thành cụm hoa.

Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017‌


Ký hiệu


Tên giống

Số lá

đài

Số cánh hoa

Hình dáng đài và cánh

Hương

thơm

MV1

Mai vàng Yên Tử

5

5

Tròn

Thơm

MV2

Mai Huế

5

5

Tròn

Thơm

MV3

Mai Cam

5

5

Tròn

Không

MV4

Mai Sẻ

5

5

Oval

Không

MV5

Mai vàng năm cánh tròn

5

5

Tròn

Không

MV6

Mai Giảo

5

8

Oval

Không

MV7

Mai Vĩnh Hảo

5

5

Tròn

Thơm

MV8

Mai Quắn

5

5

Oval

Không

MV9

Mai Kem

5

6

Tròn

Không

MV10

Mai Trâu

5

5

Tròn

Không


Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy đặc điểm hình thái hoa có sự khác nhau về hình dáng lá đài, cánh hoa và hương thơm. Cụ thể: hình dáng đài và cánh hình oval chỉ có ở 3 giống: MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo) và MV8 (Mai Quắn); các giống còn lại có hình tròn (MV1, MV2, MV3, MV5, MV7, MV9, MV10). Đánh giá cảm quan hương thơm của các giống mai cho thấy, có 3 giống hoa có hương thơm là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) và MV7 (Mai Vĩnh Hảo). Các giống còn lại hoa không có hương thơm (MV3, MV4, MV5. MV6, MV8, MV9, MV10).

Số lá đài các giống mai theo dõi không có sự khác nhau, tất cả các giống đều có 5 lá đài. Tuy nhiên, số cánh hoa giữa các giống lại có sự khác nhau, giống mai Kem (MV9) có 6 cánh và mai Giảo (MV6) có 8 cánh, còn lại đều là 5 cánh.

Kết quả theo dõi một số đặc điểm hoa của các giống mai (Bảng 3.6) cho thấy nụ lớn đến cực đại sẽ tách vỏ trấu và xuất hiện cụm hoa, trên mỗi cụm hoa cho số hoa tùy theo giống. Các giống nghiên cứu có số hoa/cụm từ 6 - 12 hoa. Thấp nhất là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) có 6 hoa/cụm và cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) có 12 hoa/cụm. Số lượng hoa/cụm nhiều sẽ làm tăng số lượng hoa và làm tăng giá trị cho cây mai.

Chỉ tiêu số nụ/cây của các giống mai cũng có sự khác nhau giữa các giống. Số nụ/cây cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) có 89,3 nụ/cây và thấp nhất MV7 (Mai Vĩnh Hảo) có 74,5 nụ/cây. Các giống có trên 80 nụ/cây gồm có 7 giống (MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV8 (Mai Quắn) và MV9 (Mai Kem). Các giống có số nụ/cây dưới 80 nụ/cây là mai Giảo (MV6), mai Vĩnh Hảo (MV7) và mai Trâu (MV10). Kết quả nghiên cứu cho thấy giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) đã phát triển lâu năm ở khu vực phía Bắc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sinh trưởng phát triển tốt, số nụ/cây cũng như số lượng hoa/cụm đều cao so với các giống mai khác trong nghiên cứu.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí