Một số đặc điểm lớp cây tái sinh rừng


Trong đó: N: số lượng cá thể của loài hay tổng số cá thể trong OTC S: Diện tích OTC

- Một số đặc điểm lớp cây tái sinh rừng

Tương tự như tầng cây cao, tiến hành tính toán và xác định biến động các chỉ số của tầng cây tái sinh bao gồm:

Mật độ tầng cây tái sinh : N/ha = Ni *104

si

Trong đó:Ni: là số cây tái sinh của ô dạng bản thứ i trong OTC Si : là diện tích của ODB thứ i trong OTC

(2.6)

- Xác định số cây tái sinh có triển vọng: là những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình của tầng cây bụi thảm tươi và có chất lượng tốt, trung bình.

- Tỷ lệ phần trăm số cây có triển vọng: Ntv/ha=

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


fi: là số cây triển vọng n : là tổng số cây

- Đặc điểm cây bụi, thảm tươi

Tính chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi:

fi .100 n

(2.7)



Hvn =

Xi N


(m)


(2.8)


Trong đó:

Hvn

: là chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi trong OTC

Xi : là tổng chiều cao của cây bụi thảm tươi trong các ODB N : là số ODB trong OTC

d. Kiểm định sự khác biệt về các chỉ tiêu nghiên cứu

Để thực hiện nội dung này, luận án sử dụng:

- Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê của Kruskal - Wallis cho nhiều mẫu độc lập (đối với luận án là 3 OTC/1 đối tượng nghiên cứu) để kiểm định cho các chỉ tiêu nghiên cứu về lượng như: Đường kính, chiều cao, tiết diện ngang, v.v.


Kiểm định Kruskal - Wallis: Giả thuyết đặt ra:

H0 : Không có sự sai khác về giá mặt thống kê giữa các mẫu độc lập H1: Có sự khác về mặt thống kê giữa các mẫu độc lập.

Sử dụng phần mềm SPSS để tính giá trị χ2 và P-value với mức ý nghĩa thống kê 0,05. Với giá trị χ2 và p. tính toán được và giá trị p < 0,05 sẽ có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và đồng nghĩa với chấp nhận đối thuyết H1 hay nói cách khác giá trị của các mẫu độc lập có sự sai khác (với mức ý nghĩa bằng 0,05).

- Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê χ2 (Pearson's chi-squared test) để kiểm tra sự đồng nhất về chất lượng cây tái sinh, nguồn gốc cây tái sinh và chất lượng cây tầng cao.

Giả thuyết đặt ra:

H0: Không có sự sai khác về chất lượng giữa các lâm phần; H1: Có sự khác nhau về chất lượng giữa các lâm phần

Tiêu chuẩn χ2 được tính như sau:


2 9 Trong đó Giả sử ta có hàng là số ô tiêu chuẩn và cột là cấp chất 1

(2.9)

Trong đó:

Giả sử ta có hàng là số ô tiêu chuẩn, và cột là cấp chất lượng thì

Tổng hàng(THi) nhân với tổng cột (TCj) chia cho tổng số quan sát N mij là trị số ứng với mỗi hàng và cột.

Sử dụng phần mềm SPSS để tính giá trị χ2 và P-value với mức ý nghĩa thống kê 0,05. Với giá trị p < 0,05 sẽ có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và đồng nghĩa với chấp nhận đối thuyết H1 hay nói cách khác giá trị của các mẫu độc lập có sự sai khác (với mức ý nghĩa bằng 0,05).

e. Cơ sở phân chia cấp độ cháy theo các đặc trưng phục hồi rừng sau cháy để tác động các biện pháp phục hồi rừng

- Các tiêu chí rừng phòng hộ đầu nguồn


Theo Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông Lâm nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường số 24/2019/TTLT-NLN-TNMT, loài cây chính được chọn khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên hay gây trồng nhằm xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du phải đạt được một số tiêu chí chính yếu sau. Loài cây phục hồi, gây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn phải duy trì và từng bước tái cấu trúc rừng tự nhiên đặc trưng của khu vực; loài cây có bộ rễ sâu, bám chắc. Do vậy, luận án tiến hành chọn cây đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ làm đối tượng tác động các biện pháp lâm sinh phục hồi.

- Tiêu chí lựa chọn loài cây áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

+ Xác định tiêu chí: Để được chọn là loài cây áp dụng biện pháp phục hồi đáp ứng được tiêu chí rừng phòng hộ, các loài cây được lựa chọn cần đạt được 8 tiêu chuẩn cơ bản sau: (i). Khả năng phòng hộ (giữ nước) (TC1); (ii). Khả năng thích ứng với điều kiện lập địa và lửa rừng (TC2); (iii). Đặc tính sinh trưởng tốt (TC3); (iv) Khả năng sống hỗn giao (TC4); (v). Khả năng gieo trồng (TC5); (vi). Khả năng tái sinh sau cháy (TC6); (vii) Khả năng chống chịu lửa rừng (TC7) và

(viii) Mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống (TC8).

Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria Analysis) để xác định loài cây đáp ứng chức năng phòng hộ và thích ứng cao với lửa rừng.

+ Lượng hóa các tiêu chuẩn: lượng hóa các tiêu chuẩn bằng cách cho điểm cơ bản theo 3 mức: tốt, khá, trung bình (hoặc xấu).

+ Chuẩn hóa các tiêu chuẩn bằng phương pháp đối lập theo công thức tiêu chuẩn tăng có lợi là:

Yij

X ij

MaxX ij


(2.10)

Với Xij: là đại lượng quan sát được lượng hóa


+ Tính điểm bằng phương pháp đối lập có trọng số. Trong đó, trọng số được xác định dựa vào kết quả phân tích thành phần chính thứ nhất. Các loài cây được lựa chọn là những loài có điểm cao. Dựa vào phương pháp đối lập có trọng số, theo quan hệ của các biến với thành phần chính thứ nhất, xác định hệ số của các nhóm tiêu chuẩn có tham khảo ý kiến chuyên gia. Theo đó, điểm đánh giá cho chủ thể thứ j được tính như sau:

Cj = 0.11 (TC1 + TC2 + TC3 + TC4 + TC6) + 0.07 (TC5 + TC8 ) + 0.13 TC7 (2.12)

- Phân chia các cấp độ cháy theo đặc trưng cấu trúc và tái sinh mục đích sau cháy để áp dụng các pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng

Việc phân chia đối tượng tác động được thực hiện theo 3 phương án. Sự khác nhau giữa 3 phương án là ở thành phần, số lượng các chỉ tiêu đưa vào để phân chia. Các chỉ tiêu là các đại lượng đặc trưng về khả năng tái sinh, phục hồi rừng sau cháy (các đặc trưng nghiên cứu).

Phương án 1

Phương án dựa vào mật độ cây cao mục đích phòng hộ hiện tại năm 2021 (Ncmđph) theo Thông tư liên tịch giữa bộ Nông Lâm nghiệp và bộ Tài nguyên và Môi trường Lào: số 24/2019/TTLT-NLN-TNMT (tương tự Thông tư số 29/2018/TT - BNN&PTNT)

+ Nếu cây cao mục đích phòng hộ Ncmđph > 500 cây/ha, áp dụng biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên.

+ Nếu cây cao mục đích phòng hộ Ncmđph < 500 cây/ha, áp dụng biện pháp phục hồi rừngtự nhiên.

Phương án 2

Phương án dựa vào mật độ cây tái sinh mục đích phòng hộ hiện tại năm 2021 (Ntsmđph) theo Thông tư này:

+ Nếu cây tái sinh mục đích phòng hộ Ntsmđph > 1000 cây/ha, áp dụng biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên.

+ Nếu Ntsmđph < 1000 cây/ha, áp dụng biện pháp phục hồi rừngtự nhiên.


Phương án 3

Dựa vào cả Nccmđph và Ntsmđph để xác định giải pháp: Nuôi dưỡng rừng tự nhiên hoặc phục hồi rừngtự nhiên.

2.4. Một số thông tin cơ bản về điều kiện tư nhiên khu vực nghiên cứu

2.4.1. Vị trí địa lý

Khu rừng phòng hộ Nam Ngưm thuộc địa phận tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào. Cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 400 km về phía Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 217.195 ha, nằm trên 4 huyện gồm: Pạch; Khăm; Pha xay và Phu cụt. Khu rừng phòng hộ có độ cao trung bình so với mức nước biển 1.094 m, có mật độ dân số đang sinh sống khoảng 158.774 người.

Hình 2 5 Vị trí địa lý khu rừng phòng hộ Nam Ngưm Phía Bắc tiếp giáp với 2

Hình 2.5. Vị trí địa lý khu rừng phòng hộ Nam Ngưm


Phía Bắc tiếp giáp với huyện Pạch và huyện Khăm; Phía Nam tiếp giáp với huyện Phu cụt;

Phía Đông tiếp giáp với Việt Nam; Phía Tây tiếp giáp với huyện Pha xay.

1.4.2. Địa hình, địa mạo

Khu rừng phòng hộ Nam Ngưm nằm trên các huyện miền núi, có địa hình hiểm trở với khoảng 90% diện tích là núi cao và cao nguyên, là khu phòng hộ đâu nguồn thiết yếu cho các tỉnh trung du Bắc Lào.

Địa hình có thể phân theo ba dạng địa hình như sau:

- Vùng Thung lũng: vùng thung lũng gồm diện tích nằm ở khe các núi cao và vùng chân núi có độ cao so với mặt biển từ 700-1200 m.

- Vùng cao nguyên: đất cao nguyên ở vùng Phu khăng, có độ cao từ 700-1200 mét so với mặt nước biển.

- Vùng núi cao: Đặc điểm cơ bản của vùng đất này là có độ cao từ 1200- 1500 mét so với mặt biển và có sương mù bao phủ quanh năm.

Ngoài những đặc trưng tự nhiên về vị trí, khu rừng còn có mặt khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên rừng như: Khu vực tiếp giáp với nhiều huyện, có địa hình chia cắt mạnh, nhiều dốc cao, vực sâu nên khả năng tiếp cận để phát hiện cháy rừng là rất khó khăn, khó có thể áp dụng các biện pháp phát hiện trực tiếp từ các lực lượng chức năng. Ngoài ra với địa hình có độ dốc cao, phức tạp tạo thuận lợi cho các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng. Khó quản lý ranh giới; Công tác tuần tra kiểm soát lửa rừng gặp khó khăn, việc xây dựng các biện pháp phòng cháy, công trình phòng cháy, đặc biệt là công tác chữa cháy rừng cực kỳ khó khăn khi có cháy rừng xảy ra ở các khu rừng này; Sự phân hóa về độ cao, độ dốc là nhân tố gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, thảm thực vật rừng, đây là khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong khu rừng. Vì vậy, trong công tác quản lý tài nguyên rừng cần phát triển các loài cây có tính thích ứng với lửa rừng cao.


1.4.3. Khí hậu thủy văn

Nhiệt độ tăng lên cao nhất là 3 tháng đầu mùa mưa nhưng có nhiệt độ thấp hơn 29°C, có khi giảm xuống nhưng không quá 4°C. Thời tiết lạnh nhất là tháng l và tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp nhất 10°C, có sương mù phủ liên tục từng quãng thời gian. Lượng mưa tính trung bình ở trạm Thông Hay Hin (cánh đồng chum) là 1.580 mm.

1.4.4. Tài nguyên thiên nhiên

Khu rừng phòng hộ Nam Ngưm có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loài thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh:

- Tài nguyên thực vật: theo kết quả điều tra, báo cáo được Khu rừng phòng hộ công bố, tài nguyên thực vật bậc cao có mạch trong hệ sinh thái rừng gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành: (i).Ngành Thông đất (Lycopodiophyta);(ii). Ngành Dương xỉ (Polycopodiophyta); (iii). Ngành Hạt trần(Gymnospermae) và (iv). Ngành Hạt kín (Angiospermae) thuộc 53 họ thực vật.

Tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ: theo kết quả điều tra, báo cáo được công bố, tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành. Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8%. Kết quả công bố trên cho thấy, lâm sản ngoài gỗ cũng rất đa dạng và phong phú. Loài cây lâm sản xuất hiện chủ yếu là loài: sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô,…

Tài nguyên động vật: Khu rừng phòng hộ là nơi tập trung của trên 180 loài thú, 200 loài chim và gần 26 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như voọc xám, vượn đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lớn, báo gấm, gấu ngựa, sói đỏ, sóc bay, v.v.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng rừng và cháy rừng khu vực nghiên cứu

3.1.1. Diện tích, phân loại các loại rừng và một số chỉ tiêu đặc trưng lâm phần trên các trạng thái chính

(i). Diện tích, phân loại các loại rừng trong khu rừng phòng hộ

Kết quả điều tra, xác định diện tích, hiện trạng các kiểu rừng (kiểu rừng được xác định theo thành phần loài cây) trong khu phòng hộ và kết hợp đối chiếu, so sánh với số liệu báo cáo về hiện trạng tài nguyên rừng tại khu phòng hộ của Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông Lâm nghiệp Lào (2019). Tỷ lệ diện tích nguồn tài nguyên đất và một số kiểu rừng phân bố trong khu phòng hộ được thể hiện hình 3.1.

4 TC, Đá, đất trống

15%

3 TN-LRTX

10%

2 LRTX

15%

1 HGCLK-LR

60%


Hình 3.1. Tỷ lệ các trạng thái rừng khu rừng phòng hộ Nam Ngưm

Từ viết tắt trong hình: 1. HGCLK - LR: Diện tích rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng; 2. LRTX: Diện tích rừng lá rộng thường xanh; 3. TN - LRTX: Diện tích rừng tre nứa với cây lá rộng thường xanh và 4. TC, đá, đất: Diện tích trảng cỏ, núi đá và đất trống bỏ hoang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023