Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng (DAFX, 1995), báo cáo luận chứng kinh tế, kỹ thuật tiền khả thi thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn, trong báo cáo gồm các báo cáo hợp phần: (i). Khoanh vùng diện tích rừng, đặc điểm địa hình, địa chất khu phòng hộ đầu nguồn; (ii). Tài nguyên động, thực vật; (iii). Đánh giá cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, v.v phục vụ cho thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.3. Thảo luận và xác định hướng nghiên cứu
1.3.1. Về khái niệm cháy, phân loại và quan niệm tái sinh phục hồi rừng sau cháy
Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận thức đúng đắn và toàn diện về cháy rừng, phân loại cháy rừng cũng như quan niệm tái sinh phục hồi rừng sau cháy. Theo đó, tái sinh phục hồi sau cháy không chỉ là tái sinh tự nhiên phục hồi những lỗ đất trống, trơ trụi, những khu rừng sau cháy trước khi cháy đã có rừng để trở thành rừng sau cháy mà còn là việc xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động để đưa một khu rừng nào đó bị tổn thương do cháy dưới một cấp độ cháy nào đó thành rừng tốt hơn, có khả năng thích ứng với lửa rừng, đạt trữ lượng cao hơn, với chất lượng tốt nhất có thể và đáp ứng mục đích kinh doanh cũng như phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Với quan điểm nêu trên, nghiên cứu tái sinh phục hồi rừng sau cháy là một quá trình lâu dài và cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến, tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau, phù hợp với từng cấp độ tổn thương, từng đối tượng, từng khu vực cháy và từng giai đoạn tái sinh phục hồi rừng sau cháy.
1.3.2. Về phục hổi rừng sau cháy bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận biết các biện pháp kỹ thuật tác động xúc tiến tái sinh phục hồi rừng sau cháy. Những biện pháp tác động nổi bật có thể tóm tắt như sau:
- Biện pháp tuân theo quy luật diễn thế tái sinh tự nhiên theo từng mức độ tổn hại sau cháy;
- Biện pháp xúc tiến, tác động tái sinh tự nhiên theo từng mức độ tổn hại sau cháy;
- Biện pháp thi công công trình để hạn chế sói mòn, giữa độ ẩm đất, ngăn và lưu giữ nguồn hạt giống tại chỗ.
1.3.3. Về khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các nghiên cứu về tái sinh phục hồi rừng sau cháy vẫn còn những tồn tại và chưa thể bao quát cho mọi khu rừng ở kiểu cháy hay cấp độ cháy khác nhau, ở mọi thành phần loài cây trong đó có rừng bị cháy năm 2016 ở Khu phòng hộ đầu nguồn Nam Ngưm, tỉnh Xiêng Khoảng. Có thể tóm tắt một số tồn tại chính sau:
- Chưa xác định được đặc điểm tái sinh cũng như khả năng tái sinh phục hồi tự nhiên của rừng sau cháy cho từng đối tượng lâm phần cụ thể là rừng sau cháy tại khu rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Ngưm.
- Còn ít công trình nghiên cứu phân loại khả năng tái sinh phục hồi sau cháy tác động riêng biệt, trong đó chưa có công trình phân loại khả năng tái sinh theo cấp độ cháy rừng để tác động ở khu rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Ngưm, nên chưa thể đề ra các biện pháp xúc tiến tái sinh phù hợp nhằm rút ngắn thời gian phục hồi rừng sau cháy cho từng đối tượng cụ thể.
- Còn chưa có cơ sở làm căn cứ đề xuất biện pháp tác động kỹ thuật lâm sinh tác động.
1.3.4. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án
Đối tượng rừng nghiên cứu của đề tài để tài luận án là những lô rừng sau cháy năm 2016, khoảng cách gần nhất từ 200 mét đến 1500 mét so với các lâm phần rừng không bị cháy, nên để tài luận án chọn hướng nghiên cứu tái sinh phục hồi rừng tự nhiên, tác động xúc tiến tái sinh tự nhiên từ rừng bị cháy để trở thành rừng tự nhiên tốt hơn sau cháy.
Từ rừng bị cháy năm 2016, cần chuyển thành rừng tự nhiên tốt hơn, khả năng thích ứng lửa rừng, phòng hộ tốt hơn, nên cơ sở khoa học cho phục hồi rừng tự nhiên sau cháy trong để tài luận án là những đặc điểm tái sinh tự nhiên của khu rừng sau cháy từ năm 2016 đến năm 2021; biến động của những đặc
điểm tầng cây cao, lớp cây tái sinh này theo không gian, thời gian thông qua cấp độ cháy, cự ly (bố trí OTC) và theo thời gian (theo năm điều tra). Việc áp dụng có bổ sung thông tư hướng dẫn kỹ thuật xác định mật độ tái sinh tối thiểu để tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động của Lào làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật phục hồi là rất cần thiết phải nghiên cứu.
Chương 2
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆU TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu hiện trạng rừng và cháy rừng khu vực nghiên cứu
- Diện tích, phân loại các kiểu/trạng thái rừng và một số chỉ tiêu đặc trưng trên các trạng thái chính.
- Số vụ cháy, vụ cháy nghiêm trọng và cấp độ cháy vụ cháy nghiêm trọng năm 2016
2.1.2. Nghiên cứu các thay đổi về các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc rừng, đất rừng theo thời gian sau cháy
- Thay đổi một số chỉ tiêu đất rừng trên 3 cấp độ cháy so sánh với khu vực không bị cháy (khu đối chứng) .
- Thay đổi một số chỉ tiêu cấu trúc rừng trên 3 cấp độ cháy so sánh với khu vực không bị cháy .
2.1.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy
- Đánh giá các thay đổi về một số chỉ tiêu đất rừng trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trên cấp cháy thấp; chặt nuôi dưỡng trên cấp cháy trung bình và giao sạ hạt cây bản địa trên cấp cháy cao:
- Đánh giá các thay đổi về một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc rừng trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trên cấp cháy thấp; chặt nuôi dưỡng trên cấp cháy trung bình và giao sạ hạt cây bản địa trên cấp cháy cao:
2.1.4. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng rau cháy
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Lựa chọn nhóm loài mục đích phục hồi rừng sau cháy; Phân chia cấp độ cháy áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng.
- Biện pháp quản lý, bảo vệ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Một trong những sản phẩm quan trọng của luận án là đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy phù hợp nhất trên từng cấp độ cháy cho khu vực nghiên cứu và có thể áp dụng, nhân rộng cho các khu vực bị cháy rừng khác có điều kiện tương tự khu vực nghiên cứu này. Để có được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy phù hợp, các biện pháp quản lý thích hợp, v.v, cần dựa trên các đặc trưng biến động cấu trúc tầng cây cao, lớp cây tái sinh sau cháy rừng, một số tính chất đất rừng sau cháy cũng như các ngưỡng tiêu chí đối với rừng phòng hộ của Lào mà chúng cần đạt tới, v.v, cần phân chia các khu vực rừng sau cháy này thành các cấp độ cháy khác nhau để tạo ra nhóm tương đồng về các đặc trưng biến động trên. Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến động các đặc trưng trên các cấp độ cháy làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là rất cần thiết.
Để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu biến động cấu trúc, tái sinh và một số tính chất đất rừng sau cháy, cần xác lập khu vực nghiên cứu thành: Khu vực không bị cháy (khu đối chứng), khu bị cháy trên 3 cấp độ cháy không tác động biện pháp và khu bị cháy trên 3 cấp độ cháy có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tiếp theo sẽ tiến hành lập các OTC theo từng khu vực được xác lập để đánh giá các đặc trưng biến động cấu trúc, đất rừng sau cháy. Dựa vào đặc trưng biến động nghiên cứu được làm cơ sở và căn cứ đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy và một số biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
Để đảm bảo việc phân chia đối tượng rừng sau cháy thành các nhóm đồng nhất về các chỉ tiêu trên để áp dụng các giải pháp kỹ thuật, luận án sẽ:
- Chú ý yếu tố không gian: Các OTC nghiên cứu có sự khác nhau về đặc điểm điều tra và căn cứ vào các yếu tố này để lập OTC điều tra.
Chú ý yếu tố về thời gian, cụ thể luận án tiến hành đo đếm số liệu 5 lần, cách nhau 4 năm. Số liệu về hiện trạng rừng và biến động của nó được sử dụng để phân chia đối tượng tác động
Vận dụng luận điểm của luận án, sơ đồ tiến trình tiếp cận nghiên cứu được thể hiện dưới đây (Hình 2.1).
Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 | ||||
Đánh giá hiện trạng rừng, cháy rừng, các nguyên nhân gây cháy rừng khu vực nghiên cứu | Đánh giá biến động cấu trúc, tái sinh và một số tính chất đất rừng sau cháy theo các đối tượng được xác định | Phân chia đối tượng theo đặc trưng phục hồi (cấu trúc, tái sinh, đất rừng) | Đề xuất biện pháp tác động phục hồi rừng sau cháy theo đặc trưng đối tượng được phân chia |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2
- Quan niệm về phục hồi rừng sau cháy
- Nghiên cứu phục hồi rừng sau cháy bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
- Phương pháp điều tra số vụ cháy, nguyên nhân cháy rừng
- Tính toán các chỉ tiêu đặc trưng cấu trúc rừng
- Một số đặc điểm lớp cây tái sinh rừng
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Hình 2.1. Khung logic tiến trình nghiên cứu
2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu cụ thể của luận án được thực hiện theo hình 2.2
Thu thập tài liệu thứ cấp, đánh giá hiện trạng, phân loại rừng, một số trạng thái rừng đặc trưng và các vấn đề đến cháy rừng
Đánh giá và phân cấp cấp độ cháy trận cháy nghiêm trọng năm 2016 trên kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim
Tiến hành lập 21 OTC điển hình, cố định 4 năm (2017 - 2021) điều tra biến động các chỉ tiêu đặc trưng cấu trúc rừng
trên 3 cấp độ cháy và trên 3 biện pháp kỹ thuật tác động
Tiến hành 5 lần đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu
Địa hình Cấu trúc rừng sau cháy/biện pháp Kinh độ; vĩ độ - Tầng cây cao
Độ cao - Cây tái sinh
Độ dốc, hướng phơi - Cây bụi, thảm tươi
Xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu
Đặc trưng, biến động cấu trúc, tái sinh, đất rừng sau cháy
Phâm chia các đối tương theo đặc trưng phục hồi
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với các đặc trưng phục hồi cấu trúc, đất rừng sau cháy theo thời gian
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng rừng và cháy rừng tại khu vực nghiên cứu
(i). Xác định kiểu rừng/trạng thái rừng phân bố ở khu vực:
Phân loại các loại rừng/trạng thái xác định theo hệ thống phân loại được quy định trong Luật Lâm nghiệp Lào 2019 (Quốc hội Lào, 2018). Theo Điều
16, khoản 7, điểm a, b, c, d. Kiểu rừng được phân theo thành phần loài cây và trạng thái rừng được phân loại dựa theo trữ lượng rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng) (tương tự Thông tư 33/2018/TT- BNNPTNT của Việt Nam.
(ii). Phương pháp xác định đặc điểm các trạng thái rừng
Để thu thập đầy đủ đặc điểm cấu trúc, trạng thái rừng, luận án tiến hành lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra là tuyến điển hình (điển hình theo kiểu rừng), đại diện trên các kiểu rừng, chiều dài tuyến không xác định (theo chiều dài của kiểu rừng). Trên mỗi tuyến, có lập một số ô tiêu chuẩn (OTC) làm ô tiêu chuẩn điều tra. Trình tự các bước thiết lập tuyến, OTC và thực hiện điều tra hiện trường, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau.
Sơ bộ xác định số lượng tuyến, vạch tuyến trên bản đồ phân bố hiện trạng và lập ô tiêu chuẩn theo kiểu rừng
Thông qua các tài liệu sơ cấp hiện có (bản đồ phân bố hiện trạng kiểu tài nguyên rừng; diện tích các kiểu rừng, v.v), kết hợp với tham vấn các cán bộ chuyên môn phòng Kỹ thuật và các cán bộ quản lý, kiểm lâm địa bàn của khu rừng phòng hộ để nắm bắt các kiểu rừng.
Căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu sơ cấp, luận án đã xác định và vạch ra các tuyến điển hình, lập ô tiêu chuẩn điều tra theo 2 kiểu rừng trên bản đồ và trên thực địa tại khu rừng phòng hộ. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên 2 kiểu rừng trong toàn khu vực đã lập được thống kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên các kiểu rừng
Tuyến theo kiểu rừng/ trạng thái | Số OTC | Mã số OTC | |
1 | Rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh | 15 | Từ số 1 - 15 |
1.1 | Tuyến trên trạng thái rừng giàu (M > 200 m3/ha) | 5 | Từ số 1 - 5 |
1.2 | Tuyến trên trạng thái rừng trung bình (100 m3/ha < M ≤ 200 m3/ha) | 5 | Từ số 5 - 10 |