Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hoa Lay Ơn Trên Thế Giới Và Việt Nam

đã đóng một vai trò quan trọng trong sự đa dạng và tiến hóa của Gladiolus L. (Goldblatt & cs., 2001).

Sự lai tạo giữa các loài có quan hệ họ hàng gần cũng đã xảy ra do di cư như

G. Communis subsp. byzantinus lai với G. illyricus ở miền nam Tây Ban Nha, tạo ra một loạt các loài trung gian với hình thái đồng đều. Khả năng tạo hạt thấp trong một số phép lai giữa các loài khác nhau là những vấn đề lớn trong tạo giống hoa lay ơn (Cantor & Tolety, 2011). Những giống lai lay ơn đầu tiên được Herbert trồng vào những năm 1820, là con lai giữa các loài khác nhau ở Cape, bao gồm G. angustus, G. cardinalis, G. carneus G. tristis. Kết quả của phép lai giữa G. cardinalis G. tristis đã tạo ra G. colvillei, được mô tả vào năm 1826 và vẫn được trồng đến ngày nay. Năm 1874, Max Leichtlin thu được giống lai lay ơn đầu tiên từ phép lai giữa G. gandavensis Van Houtte với G. saundersii Hook (Chis & cs., 2010).

Chọn tạo giống là vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu hoa lay ơn trên toàn thế giới, điều này góp phần tăng mức độ đa dạng của các loài lay ơn (Hort & cs., 2012). Lai giữa các loài dại và các loài trồng là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra các cá thể (kiểu gen) với các đặc điểm mong muốn. Tuy nhiên, các loài Âu - Á đã không được sử dụng để phát triển các giống lay ơn hiện đại bởi vì độ cứng cành kém và mức độ mẫn cảm với nấm bệnh (Cantor & Tolety, 2011).

2.2. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA LAY ƠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa lay ơn trên thế giới

Lay ơn là một loại hoa trồng củ quan trọng đối với thương mại hoa cắt trên thế giới, có nhu cầu tiêu dùng nội địa và quốc tế cao. Diện tích trồng hoa lay ơn của toàn thế giới ước tính khoảng 50.000 ha (Hübner, 2020). Các quốc gia có diện tích sản xuất lay ơn lớn gồm Hà Lan, Hoa Kỳ, Ý, Pháp, Ba Lan, Bungary, Brazil, Ấn Độ, Úc và Israel (Memon & cs., 2016).

Hà Lan là đất nước sản xuất hoa và củ giống lay ơn lớn trên thế giới. Giátrị xuất khẩu củ giống hoa lay ơn của nước này năm 2020 đạt 25.720 nghìn Eurosvà giá trị nhập khẩu cũng đạt 671 nghìn Euros(Gelder, 2021a). Diện tích sảnxuất hoa và củ giống lay ơn ở Hà Lan là 800 ha, xếp thứ 5 sau Tulips, lilies,Narcicuss Hyacinthus (Gelder, 2021b). Tại đây, sản xuất hoa cắt được tiến hành trên đồng ruộng và trong nhà kính. Cả hai phương pháp này cũng có thể

được sử dụng ở các nước khác, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu của địa phương. Nguồn hoa được người tiêu dùng mua trực tiếp chủ yếu là từ người trồng hoa (chiếm 40%), ở các chợ (20%), ở các gian hàng (25%), ở siêu thị (8%) và ở các nơi khác (7%).

Tại Hoa Kỳ, lay ơn là một loại hoa cắt quan trọng, khoảng 60 triệu cành hoa lay ơn đã được bán ra thị trường với trị giá 16 triệu đô la, chiếm 4,5% tổng số hoa cắt cành được sản xuất trong năm 2011 (Sajjad & cs., 2014). Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng nhỏ hoa lay ơn từ Mexico còn phần lớn sản lượng hoa cắt cành là trong nước. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sản lượng tiêu thụ hoa lay ơn ở Mỹ chiếm 5% tổng lượng tiêu thụ hoa cắt cả nước (USAID, 2017). Sản lượng hoa lay ơn liên tục tăng lên 61,6 triệu cành năm 2018 (Hübner, 2020).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Ở Anh, hoa lay ơn bắt đầu trồng nhiều từ năm 1998 và duy trì diện tích trồng khoảng 100 ha. Những năm trước đây, củ giống hoa lay ơn trồng tại Anh chủ yếu được nhập từ Hà Lan. Từ năm 2010, Anh bắt đầu trồng và xuất khẩu củ giống lay ơn sang các nước khác, lượng xuất khẩu dưới 0,1 triệu bảng Anh. Năm 2016, Hà Lan vẫn chiếm thị phần xuất khẩu hoa lay ơn thương phẩm sang Anh trị giá 29,2 triệu euro. Các nhà xuất khẩu lớn nhất tiếp theo là Columbia (0,4 triệu euro) và các nước EU khác (0,2 triệu euro). Năm 2016, Vương quốc Anh cũng đã xuất khẩu một lượng nhỏ hoa lay ơn, trị giá 0,135 triệu euro sang Hoa Kỳ và các nước EU khác (Hübner, 2020).

Hoa lay ơn là một trong số các loại hoa cắt chính, được trồng rất phổ biến ở Ấn Độ và mỗi năm có hàng triệu cành lay ơn được bán ra thị trường. Tại nước này, hoa lay ơn được trồng ngoài trời (chiếm 98,55%) và trong nhà kính (chiếm 1,5%). Diện tích trồng hoa lay ơn là 21.000 ha với sản lượng 632 triệu cành. Các vùng trồng hoa lay ơn chính ở Ấn Độ là: West Bengal, Madhya Pradesh, Maharashtra, Chattisgarh, Assam, Uttarakhand, Karnataka, Haryana, Himachal Pradesh, Telangana (National Horticulture Board, 2016).

Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lay ơn Gladiolus sp. chất lượng cao - 4

Thị trường chủ yếu của hoa lay ơn là hoa cắt cành, nhưng nó cũng được sử dụng trong cảnh quan, trang trí sự kiện và các ngày đặc biệt. Ở Brazil, màu sắc được người tiêu dùng chấp nhận nhất là trắng (40%), đỏ (25%), vàng (12%), hồng (10%), san hô (10%) và tím (10%). Phần lớn doanh số bán hoa lay ơn diễn

ra vào các ngày lễ như ngày của mẹ (ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5) và ngày của các linh hồn (ngày 2 tháng 11) (Tomiozzo & cs., 2018).

Tại Mexico, diện tích sản xuất hoa lay ơn chiếm vị trí dẫn đầu trong tổng diện tích sản xuất hoa ngoài trời ở nước này 3.983,03 ha năm 2015 và tăng lên 4638 ha năm 2019, trong đó bang Mexico diện tích nhiều nhất với 1.429,58 ha. Sản lượng tập trung ở hai vùng chính là vùng phía bắc đóng góp 6,95% diện tích trồng và vùng đông nam chiếm 77,37% (Valdez & cs., 2020).

Một số quốc gia Châu Á cũng có diện tích trồng hoa lay ơn lớn như Trung Quốc (diện tích trồng lay ơn tại Trung Quốc đạt 2.038 ha năm 2015, tăng lên 2959 ha năm 2017), Đài Loan (diện tích trồng hoa lay ơn tại Đài Loan khoảng 189 ha năm 2015 đến năm 2017 là 144 ha và sản lượng tiêu thụ hoa lay ơn tại Đài Loan năm 2017 đạt hơn 20 triệu cành) và Hàn Quốc (diện tích trồng hoa lay ơn ở nước này năm 2012 khoảng 23 ha và sản lượng thu được 5 triệu cành) (Hübner, 2020).

2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa lay ơn tại Việt Nam

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh, năm 2020 hoa lay ơn chiếm khoảng 12% trong cơ cấu chủng loại hoa được sản xuất ở Việt Nam, sau cúc (16%), hồng (15%) và lily (15%). Năm 2018, số lượng củ lay ơn nhập nội từ Hà Lan là khoảng 2.740 triệu củ. Một số vùng trồng hoa lớn ở nước ta theo thứ tự về diện tích là Lâm Đồng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang,… Hoa lay ơn hiện nay được sản xuất quanh năm, tuy nhiên các vùng hầu hết tập trung vào vụ đông xuân, cung cấp cho nhu cầu hoa Tết Nguyên Đán (Nguyễn Văn Tỉnh, 2020).

Năm 2019, tỉnh Lâm Đồng có gần 1.100 ha hoa lay ơn. Diện tích này tăng thêm hơn 100 ha so với năm 2018. Ngoài tập trung phần lớn diện tích ở huyện Đức Trọng, diện tích hoa lay ơn đã tăng lên ở một số địa phương khác như Đà Lạt với trên 345 ha, sản lượng đạt gần 97 triệu bông; Đơn Dương với 107 ha, sản lượng trên 21 triệu bông; Lạc Dương gần 21 ha, sản lượng trên 5 triệu bông; Lâm Hà với 7,6 ha, sản lượng gần 1,7 triệu bông và thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung (Đặng Văn Đông, 2020).

Tại Hải Phòng, diện tích nông nghiệp gần 49.000 ha, trong đó diện tích trồng hoa khoảng gần 650 ha. Hải Phòng có vùng hoa lay ơn nổi tiếng tại xã

Đằng Lâm - Hải An. Các mô hình trồng hoa lay ơn cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như nuôi cấy mô, tách mầm và nhân giống, bảo quản giống trong kho lạnh đồng thời chủ động xây dựng được vùng trồng hoa chất lượng cao với các giống mới. Điển hình là lay ơn đỏ đô Pháp, đỏ mập Đài Loan, đỏ đô cần đen, tím cẩm Hà Lan (Phạm Trang, 2019).

Hoành Bồ là một trong số ít vùng chuyên canh trồng hoa lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cung ứng hoa ra thị trường quanh năm và hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Riêng hoa lay ơn, ngoài trồng hoa thương phẩm thì địa phương còn tự nhân giống và cung cấp nhu cầu giống cho sản xuất. Vụ Đông Xuân 2017 - 2018, toàn huyện Hoành Bồ có 350 hộ trồng hoa các loại với diện tích gần 80 ha (tăng 9 ha so với năm trước). Sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 6 triệu bông, tổng doanh thu 40 tỷ đồng (Đặng Văn Đông, 2020).

Hoa lay ơn được trồng tại xã Dĩnh Trì - thành phố Bắc Giang từ năm 2007, đến nay diện tích trồng hoa lay ơn toàn xã là 50 ha. Các thôn thường xuyên trồng nhiều hoa lay ơn là thôn Núm, Núi, Riễu và Đìa Đông. Dĩnh Trì có đặc điểm của thời tiết khí hậu mát mẻ của vùng trung du. Đất canh tác chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ nên hoa lay ơn có thể trồng được ở đây quanh năm. Sản phẩm cung ứng cho các đầu mối tiêu thụ ở Hà Nội rất thuận lợi. Địa bàn xã nằm liền kề đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Cách trung tâm TP Bắc Giang 4 km. Các giống lay ơn được trồng phổ biến ở Bắc Giang là Đỏ tai vuông, hồng đầu tròn, song sắc, tím cẩm, xanh, Đỏ 09 (Nguyễn Hải, 2018).

Hoa lay ơn cũng sinh trưởng và phát triển khá tốt tại điều kiện thành phố Pleiku, khoảng 70 ha trồng hoa trong đó có hơn 30 ha trồng lay ơn; tập trung nhiều nhất ở xã Trà Đa, chiếm 20 ha. Nguồn giống được sử dụng tại đây chủ yếu là nguồn sản xuất lại Lâm Đồng (Đặng Văn Đông, 2020).

Như vậy, khả năng mở rộng diện tích sản xuất hoa lay ơn ở nước ta là rất lớn, hình thành nhiều vùng trồng chuyên canh. Thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cũng đầy tiềm năng. Tuy nhiên số lượng và chất lượng củ giống sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Bộ giống hoa lay ơn còn đơn điệu, chủ yếu là màu đỏ. Do đó vấn đề về cải tiến giống mới và nhân giống là yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoa lay ơn ở Việt Nam.

2.3. ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG CỦA HOA LAY ƠN

2.3.1. Đa dạng di truyền nguồn gen hoa lay ơn

2.3.1.1. Đa dạng di truyền kiểu hình ở hoa lay ơn

Đánh giá đa dạng di truyền là bước đầu tiên và quan trọng đối với chương trình cải tiến giống cây trồng. Thông tin về bản chất và mức độ đa dạng di truyền sẽ giúp nhà chọn giống trong việc lựa chọn mẫu giống bố/ mẹ phù hợp cho quá trình lai tạo giống mới. Các phép lai giữa các cặp bố/ mẹ có mối quan hệ di truyền xa nhau thường tạo ra hiệu ứng dị hợp cao hơn so với các phép lai giữa những bố/ mẹ có quan hệ họ hàng gần (Zahor, 2015).

Ba mươi kiểu gen lay ơn đã được Bhajantri & Patil (2013) nghiên cứu mối quan hệ di truyền dựa vào hình thái, kết quả chia thành 8 nhóm, trong đó nhóm V có giá trị trung bình cao nhất về khối lượng củ, đường kính củ và chiều dài đoạn mang hoa; nhóm VII có giá trị trung bình cao nhất về thời gian từ trồng đến mọc mầm. Giá trị trung bình cao nhất về chiều rộng lá, thời gian từ trồng đến ra ngồng hoàn toàn, đường kính hoa và độ bền hoa được ghi nhận ở nhóm VIII.

Kanika & Krishan (2014) cũng dựa trên các dữ liệu hình thái học, các kiểu gen lay ơn nghiên cứu được phân thành ba nhóm. Giá trị khoảng cách thấp nhất được quan sát giữa giống Happy End và Melody (0,84). Đặc biệt theo phân nhánh từ sơ đồ hình cây thì 2 giống Her Majesty và Jester có khác biệt lớn nhất với các kiểu gen khác.

Cũng dựa vào các đặc điểm hình thái, Chaieb & Haouala (2015) đã đánh giá mối quan hệ di truyền của 300 cá thể từ 15 nguồn mẫu, kết quả đã phân ra được 2 nhóm: nhóm 1 gồm các mẫu giống thuộc quần thể Gladiolus italicus, nhóm 2 là các mẫu giống thuộc quần thể hạt có cánh. Kết quả này rất hữu ích cho việc bảo tồn và khai thác các loài này trong các chương trình tạo giống.

Các thông số khối lượng củ, đường kính củ, chiều dài đoạn mang hoa, thời gian ra ngồng hoa, đường kính cành, chiều rộng lá, khoảng cách giữa các hoa, đường kính hoa và độ bền hoa là các thông số chính góp phần vào sự phân nhóm di truyền của 30 kiểu gen hoa lay ơn và đóng vai trò chi phối trong việc nâng cao chất lượng hoa (Akkamahadevi & Patil, 2015).

Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 22 kiểu gen lay ơn, tác giả Kanika & Krishan (2015) đã phân loại thành 3 nhóm với D2 trung bình giữa các nhóm từ

27,21 - 54,19. Khoảng cách giữa các nhóm cao nhất là nhóm II và IV vì vậy hai nhóm này có thể được sử dụng để lai tạo ra các con lai có ưu thế lai mong muốn. Mười lăm kiểu gen thuộc vào nhóm I cho thấy sự giống nhau về mặt di truyền, nhóm II bao gồm năm kiểu gen, tiếp theo là III và IV. Các tính trạng đóng góp nhiều nhất vào sự khác biệt di truyền là diện tích lá, số lượng củ con/củ, số lượng hoa/cành, khối lượng củ.

Cũng dựa trên phân tích D2 Mahalanobis, các tác giả Rashmi & cs. (2016) đã nghiên cứu về sự đa dạng di truyền được thực hiện ở 20 kiểu gen và đã phân thành 5 nhóm khác nhau. Trong số các tính trạng nghiên cứu, tính trạng quan trọng nhất góp phần vào sự khác biệt là đường kính củ, khối lượng cành và khối lượng củ. Khoảng cách giữa các nhóm cao nhất trong nhóm IV (93,99), tiếp theo là nhóm I (58,44). Giá trị D2 cao nhất là 244,37 giữa nhóm I và IV. Khoảng cách

nhỏ nhất ghi nhận giữa nhóm II và III (52,92). Các giống lay ơn: Arka Kesar (nhóm II), Tilak (nhóm III) và Arka Amar, Arka Gold, Arka Naveen, Sagar (nhóm IV) là các giống tiềm năng sử dụng làm bố mẹ trong các chương trình chọn tạo giống hoa lay ơn sau này.

Việc đánh giá nguồn gen mẫu giống hoa lay ơn dựa vào hình thái cần tập trung vào các tính trạng liên quan đến kích thước cành hoa, số lượng hoa, kích thước củ, đây là những yếu tố chính quyết định việc phân nhóm và lựa chọn vật liệu cho chương trình cải tiến giống.

2.3.1.2. Đa dạng di truyền mức phân tử ở hoa lay ơn

Nguồn vật liệu được đánh giá và mô tả tốt sẽ có nhiều cơ hội đóng góp hơn vào việc cải tiến và phát triển các giống mới. Chỉ thị phân tử là một công cụ hữu ích và đóng một vai trò thiết yếu trong tất cả các giai đoạn của chọn giống cây trồng, từ việc xác định các gen quy định tính trạng mong muốn đến việc quản lý các chương trình lai tạo. Một số lượng lớn các chỉ thị phân tử đã được sử dụng để quản lý các nguồn gen thực vật, bao gồm Restriction Fragment Length Polymorphism (RFLP), Random Amplified Polymorphic DNA (RAPDs), Microsatellites (SSRs), Inter simple Sequence Repeat (ISSR), Amplified Fragment Length Polymorphism (AFLP) và Single Nucleotide Polymorphism (SNPs), phát hiện các biến thể ở một hoặc một số vị trí nucleotide. Trong số các chỉ thị được sử dụng phổ biến nhất ở hoa lay ơn là RAPD và ISSR (Rana & Sharma, 2012).

Các chỉ thị ISSR và RAPD cũng được sử dụng để nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở các cây thân củ khác như lily, Iris, tulip, thủy tiên, v.v ... Sự đa dạng về di truyền được nghiên cứu dựa trên các tiếp cận khác nhau như thông qua các đặc điểm hình thái, chỉ thị SRAP và chỉ thị ISSR. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả tương đối của ba phương pháp đánh giá đa dạng di truyền có trình tự: SRAP> ISSR> đặc điểm hình thái. Nhưng dữ liệu kết hợp giữa các phân tích khác nhau có giá trị hơn trong đánh giá nguồn vật liệu (Xiaopeng & cs., 2008).

Wang & cs. (2008) đã nghiên cứu sự đa dạng di truyền của 26 giống lay ơn thuộc loài Gladiolus hybridus Hort bằng cách sử dụng 100 mồi ISSR, trong đó 19 mồi tạo ra các sản phẩm khếch đại. Tổng số có 110 băng được phát hiện, trong đó 103 băng đa hình chiếm 93,6%. Kết quả này cho thấy nguồn vật liệu từ các giống hoa cắt cành G.hybridus Hort có mối quan hệ di truyền hẹp về cấp độ phân tử.

Chỉ thị phân từ RAPD cũng được nhiều tác giả sử dụng trong đánh giá nguồn gen hoa lay ơn (Pragya & cs., 2010a; Kanika & Krishan, 2014), kết quả đều cho thấy mức độ đa hình cao >93,7%. Các cặp giống là Ripples và Anglia, Friendship và Yellow Jame, Creamy Green và Morello, Pusa Suhagin và Pusa Archana, The Barton và Christian Jane, Plumtart và Chantiler và Peter Pears và Picardy có nền di truyền rất gần nhau.

Pragya & cs. (2010b) đã sử dụng chỉ thị AFLP để nghiên cứu mối liên hệ di truyền của 55 kiểu gen hoa lay ơn. Trong số 24 cặp mồi AFLP được sàng lọc, hỉ có 9 cặp mồi cho thấy các dải đa hình rõ ràng. Khoảng 10 - 151 đoạn AFLP có kích thước từ 50 - 450 bp được tạo ra trên mỗi mồi. Tổng số 660 phân đoạn AFLP đã được phát hiện, trong đó 658 (99,7%) là đa hình. Nhóm thứ nhất chiếm ưu thế với các giống cây trồng bản địa trong khi nhóm thứ hai chiếm ưu thế với các giống cây trồng ngoại lai, do đó cho thấy mối quan hệ giữa các nguồn gen với nhau.

Việc xác định mức độ đa dạng di truyền của mười lăm giống hoa lay ơn bằng cách sử dụng chỉ thị phân tử (SRAP) được tác giả Geeta & cs. (2014) nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho tạo giống. Phân tích SRAP được thực hiện bằng cách sử dụng 25 tổ hợp mồi, trong đó có 11 tổ hợp mồi đa hình và kết quả thu được 80 băng, trong đó 68 băng đa hình với trung bình 6,18 băng đa hình trên mỗi cặp mồi. Dựa vào hệ số tương đồng di truyền, sự biến đổi di truyền cao giữa các giống hoa lay ơn được ghi nhận. Khi đánh giá sơ đồ hình cây cho thấy giống Jester Gold được xác định là giống có khác biệt lớn nhất với các giống còn lại.

Khi nghiên cứu các chỉ thị phân tử dùng trong xác định đa dạng di truyền trong hoa, cây cảnh, các tác giả Poonam & cs. (2015) đã khẳng định rằng chỉ thị phân tử ISSR là phù hợp nhất để phân tích đa dạng phân tử các kiểu gen của cây lay ơn.

Mối quan hệ di truyền ở 54 kiểu gen hoa lay ơn được Niraj & cs. (2016) xác định bằng các chỉ thị RAPD, DAMD và ISSR. Tổng số 30 đoạn mồi (10 mồi RAPD, 10 mồi DAMD và 10 mồi ISSR) tạo thành 230 đoạn ADN, trong đó 177 (75,8%) cho đa hình. Nội dung thông tin đa hình (PIC = 0,18) và chỉ số mồi (MI

= 11,4) được tìm thấy là cao nhất khi sử dụng chỉ thị ISSR. Để hiểu mức độ biến đổi di truyền giữa các giống lay ơn, bộ dữ liệu tích lũy đã được sử dụng để tạo ra biểu đồ hình cây, tất cả 54 kiểu gen chia thành 9 nhóm rộng.

Tác giả Niraj & cs. (2017) khi nghiên cứu về mối quan hệ của 50 giống hoa lay ơn đã sử dụng 10 đoạn mồi DAMD tạo ra 120 băng với 80% đa hình cho thấy nội dung thông tin đa hình (PIC = 0,28), chỉ số mồi (MI = 3,37), tính đa dạng gen của Nei (h = 0,267) và chỉ số thông tin của Shannon (I = 0,407).

Các chỉ thị phân tử ISSR được tác giả Chaudhary & cs (2018) sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể ở 53 kiểu gen bản địa và ngoại lai của hoa lay ơn (Gladiolus hybridus Hort.). Phân tích kết quả cho thấy PIC nằm trong khoảng từ 0,42 (ISSR 861) đến 0,99 (ISSR 855, ISSR 856 và ISSR 889) với mức trung bình 0,812, chỉ số MI dao động từ 0,99 (ISSR 889) đến 9,26 (ISSR 851) với mức trung bình là 4,66 và độ phân giải công suất của mồi dao động từ 0,03 (ISSR 889) đến 11,58 (ISSR 861) với giá trị trung bình là 3,80. Phân nhóm UPGMA cho thấy rằng tất cả 53 kiểu gen được nhóm lại thành ba nhóm chính.

Như vậy, việc sử dụng chỉ thị phân tử ISSR trong đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen hoa lay ơn ở Việt Nam là phù hợp, cho mức độ chính xác cao và hệ số tương đồng di truyền là một chỉ tiêu quan trọng cho xác định các cặp lai tiềm năng.

2.3.2. Hệ số biến động kiểu gen và hệ số biến động kiểu hình ở hoa lay ơn

Một chương trình tạo giống cây trồng hiệu quả phụ thuộc vào sự tồn tại của sự biến đổi di truyền trong nguồn gen gốc. Do đó, hiểu biết về mức độ biến đổi có trong nguồn gen của một loài cây trồng là vô cùng quan trọng đối với nhà tạo giống để bắt đầu một chương trình tạo giống cây trồng đúng đắn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023