Đánh Giá Các Dòng Triển Vọng Tại Một Số Địa Phương

tiếp và gió. Sau khoảng 2 ngày bao phấn khô và bung phấn, tiến hành kiểm tra độ hữu dục của hạt phấn bằng dung dịch KI - I2 1%. Trên cây mẹ, chọn các hoa có cánh nở 1/3 trên cây mẹ, tiến hành khử đực vào chiều hôm trước ngày định tiến hành lai và bao cách ly. Tiến hành thụ phấn vào buổi sáng, khô sương, khi đầu nhụy mở và tiết dịch. Dùng chổi lông lấy phấn bố và chấm kín vào đầu nhụy của hoa mẹ. Sau đó bao cách ly và ghi tổ hợp lai, ngày lai.

3.5.3. Phương pháp đánh giá, chọn lọc dòng lai

3.5.3.1. Phương pháp đánh giá cá thể trong quần thể lai

Áp dung theo phương pháp chọn giống đối với những cây sinh sản vô tính Chahal & Gosal (2004): Từng hạt đơn của từng tổ hợp được gieo riêng trong vườn chọn lọc và mỗi hạt được trồng và đánh giá qua 3 vụ: củ bi, củ nhỡ và củ thương phẩm. Trong quá trình này, các củ giống của từng cá thể tạo ra qua sinh sản vô tính được trồng riêng thành từng hàng gọi là dòng lai. Các dòng lai được sàng lọc thông qua hình thái đáp ứng tính trạng mục tiêu để chọn lọc dòng lai ưu tú.

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, chất lượng hoa. Mô tả các đặc điểm về hình thái: dựa theo Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của hoa lay ơn - UPOV 2013.

Phân cấp sâu bệnh hại cây theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN01-38:2010/BNNPTNT.

3.5.3.2. Phương pháp chọn dòng ưu tú theo mục tiêu

25 dòng lai lay ơn ưu tú được so sánh với đối chứng là giống lay ơn Đỏ 09 (giống được Bộ NN&PTNT công nhận là giống chính thức năm 2012). Các giống được bố trí trong khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Mỗi giống trồng 100 củ/lần lặp, củ giống có chu vi 10-12cm đã được xử lý phá ngủ.

Các dòng ưu tú được chọn lọc theo chỉ số được tính toán trên phần mềm Selindex (Nguyễn Đình Hiền, 1995) đối với 7 tính trạng mục tiêu là chiều dài cành hoa, chiều dài đoạn mang hoa, đường kính cành hoa, số hoa/cành, đường kính hoa, thế lá, mức độ khô đầu lá với áp lực chọn lọc 12%. Chỉ số chọn lọc được tính theo công thức sau:


i

k

A (x M )

2

i

i

i 1

I =


Trong đó: I là chỉ số chọn lọc, Ai là cường độ chọn, xi là tính trạng chọn, Mi là mục tiêu chọn.

Trong quá trình nhân giống các dòng lai lay ơn ưu tú, mức độ mẫn cảm của các dòng lai với NaF (hiện tượng khô đầu lá) được đánh giá trong điều kiện in vitro: vật liệu là chồi in vitro của 25 dòng lai lay ơn và giống lay ơn đỏ 09. Thử nghiệm trên môi trường nhân nhanh có bổ sung NaF: MS + 30 g/l đường + 6,5 g/l agar + 0,5 mg/l BAP + NaF (0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 30, 45, 50, 55, 60

ppm). Mỗi liều lượng tiến hành 30 mẫu/dòng. Đánh giá liều lượng bắt đầu gây ra hiện tượng khô đầu lá (thời gian xuất hiện triệu chứng khô đầu lá, tỷ lệ mẫu biểu hiện (%), mức độ cháy lá) và ngưỡng liều lượng NaF gây chết ở các dòng lai (thời gian gây chết, nồng độ gây chết và tỷ lệ mẫu chết (%)).

3.5.3.3. Đánh giá các dòng triển vọng tại một số địa phương

Ba dòng lai lay ơn triển vọng được so sánh, đánh giá với đối chứng là giống lay ơn Đỏ 09. Các giống được bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô là 20 m2, mỗi ô trồng 400 củ/dòng, củ giống có chu vi 10 – 12 cm đã được xử lý phá ngủ. Thí nghiệm được triển khai vào vụ Đông Xuân 2019 - 2020 tại Gia Lâm - Hà Nội, An Dương - Hải Phòng, Dĩnh Trì - Bắc Giang.

Ba dòng lai lay ơn triển vọng được so sánh với giống đối chứng về tỷ lệ mọc mầm (%), thời gian sinh trưởng (ngày), mức độ khô đầu lá (cấp), chất lượng hoa và năng suất hoa.

3.5.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng hiệu quả nhân giống của dòng lai lay ơn mới tạo ra

- Giai đoạn tạo củ bi bằng nuôi cấy in vitro

Mẫu cấy sử dụng là củ giống của dòng lai J11: 4 loại củ có đường kính < 0,5 cm; 0,5 - <1,5 cm; 1,5 - <3 cm và 3 – 4 cm cho thí nghiệm nhân giống in vitro. Khử trùng mẫu cấy bằng cách cắt với kích thước 0,3 - 1 cm và rửa nhiều lần bằng nước sạch. Ngâm ngập mẫu trong nước xà phòng loãng 5 - 7 phút, rửa sạch dưới vòi nước chảy và tráng lại bằng nước cất. Sau đó mẫu được rửa lại bằng nước cất vô trùng rồi rửa bằng cồn 70% trong 30 giây, tiếp đó khử trùng bằng dung dịch khử trùng ở các nồng độ và thời gian khác nhau, vừa ngâm vừa lắc sau đó tráng lại 3 - 4 lần bằng nước vô trùng.

Thí nghiệm được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ổn định: sử dụng đền LED chuyên dụng, cường độ chiếu sáng khoảng 2000 - 3000 lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ sáng/8 giờ tối, nhiệt độ phòng khoảng 25 - 26oC, độ ẩm từ

70 - 75%. Môi trường được điều chỉnh pH = 5,5 - 5,7 trước khi hấp khử trùng ở 121oC trong 20 phút, 1,0 atm.

Thời gian nghiên cứu: 2016 – 2017.

* Thí nghiệm 1: Xác định phương pháp khử trùng phù hợp nhất cho mẫu cấy

CT1: H2O2 10% lần 1 trong 10 phút, lần 2 trong 5 phút

CT2: H2O2 10% trong 10 phút

CT3: H2O2 10% trong 15 phút

CT4: Javen 5,7% trong 15 phút

CT5: NaDCC 1% (sodium dichloroisocyanurate 1%) trong 15 phút.

Sử dụng mẫu cấy là chồi chính của củ giống có đường kính 1,5 – 3 cm. Mỗi công thức sử dụng 30 mẫu cấy. Môi trường vào mẫu: MS + 1 mg/l BAP + 30 g/l đường + 6,0 g/l agar.

* Thí nghiệm 2: Xác định chủng loại mẫu cấy thích hợp đến khả năng tái sinh chồi lay ơn

CT1: Chồi chính của củ đường kính 3 – 4 cm CT2: Chồi bên của củ đường kính 3 – 4 cm CT3: Chồi chính của củ đường kính 1,5 - < 3 cm

CT4: Chồi chính của củ đường kính 0,5 - < 1,5 cm CT5: Chồi chính của củ đường kính < 0,5 cm CT6: Lát cắt của củ đường kính 3 – 4 cm

CT7: Lát cắt của củ đường kính 1,5 - < 3 cm

Mỗi công thức sử dụng 30 mẫu cấy. Áp dụng phương pháp khử trùng tốt nhất của thí nghiệm 1. Môi trường vào mẫu chồi: MS + 1 mg/l BAP + 30 g/l đường + 6,0 g/l agar. Môi trường vào mẫu lát cắt củ: MS + 5 mg/l BAP + 5 mg/l α-NAA+ 30 g/l đường + 6,0 g/l agar.

* Thí nghiệm 3: Xác định môi trường thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh

CT1: 1 mg/l BAP + 0,25 mg/l α-NAA CT2: 1 mg/l BAP + 0,5 mg/l α-NAA CT3: 1 mg/l BAP + 0,75 mg/l α-NAA CT4: 2 mg/l BAP + 0,25 mg/l α-NAA

CT5: 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l α-NAA CT6: 2 mg/l BAP + 0,75 mg/l α-NAA CT7: 3 mg/l BAP + 0,25 mg/l α-NAA CT8: 3 mg/l BAP + 0,5 mg/l α-NAA CT9: 3 mg/l BAP + 0,75 mg/l α-NAA

Môi trường cơ bản là MS + 30 g/l đường + 6,0 g/l agar. Sử dụng mẫu cấy là chồi đơn hình thành từ TN1 và TN2. Mỗi công thức 30 mẫu.

* Thí nghiệm 4: Xác định môi trường tạo củ thích hợp

CT1: ½ MS + 0,5 mg/l IBA

CT2: ½ MS + 1 mg/l IBA CT3: ½ MS + 1,5 mg/l IBA

CT4: ½ MS + 2 mg/l IBA CT5: ½ MS + 2,5 mg/l IBA CT6: MS + 0,5 mg/l IBA CT7: MS + 1 mg/l IBA CT8: MS + 1,5 mg/l IBA CT9: MS + 2 mg/l IBA CT10: MS + 2,5 mg/l IBA

Môi trường có bổ sung 30 g/l đường và 6,0 g/l agar. Sử dụng mẫu cấy là chồi đơn tạo ra từ thí nghiệm 3. Mỗi công thức 15 bình, cấy 10 chồi đơn/bình. Chu kỳ chiếu sáng: 16 giờ sáng/8 giờ tối.

* Thí nghiệm 5:Xác định chế độ chiếu sáng đến khả năng tạo củ và chất lượng củ

CT1: 16 giờ sáng/8 giờ tối CT2: Tối hoàn toàn

CT3: 16 giờ sáng/8 giờ tối trong 4 tuần, sau đó tối hoàn toàn CT4: Tối hoàn toàn trong 4 tuần, sau đó 16 giờ sáng/8 giờ tối

Sử dụng mẫu cấy là chồi đơn tạo ra từ thí nghiệm 3. Mỗi công thức 15 bình, cấy 10 chồi đơn/bình. Môi trường tạo củ là môi trường tốt nhất được rút ra từ thí nghiệm 4.

* Thí nghiệm 6: Xác định hàm lượng đường bổ sung đến khả năng tạo củ và chất lượng củ hoa lay ơn tạo ra

CT1: Môi trường nền + 30 g/l đường CT2: Môi trường nền + 50 g/l đường CT3: Môi trường nền + 70 g/l đường CT4: Môi trường nền + 90 g/l đường CT5: Môi trường nền + 110 g/l đường

Sử dụng mẫu cấy là chồi đơn tạo ra từ thí nghiệm 3. Mỗi công thức 15 bình, cấy 10 chồi đơn/bình. Môi trường nền là môi trường với hàm lượng IBA tốt nhất cho tạo củ được rút ra từ thí nghiệm 4. Chế độ chiếu sáng tốt nhất được rút ra từ thí nghiệm 5.

- Giai đoạn tạo củ thương phẩm trên đồng ruộng

Vật liệu thí nghiệm: củ bi in vitro của dòng lai J11 có đường kính 0,9 – 1 cm. Củ giống được trồng với khoảng cách 15 x 20 cm, tương ứng với mật độ 14.000 củ/sào (40 củ/m2).

* Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng loại phân bón lá bổ sung phù hợp cho giai đoạn trồng củ bi hoa lay ơn

CT1: Đầu trâu 501 CT2: Komix 201

CT3: Hyponex (20 – 20 - 20)

CT4: Không phun bổ sung (ĐC)

Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm 10 m2. Mật độ trồng củ bi là 40 củ/m2.

+ Phân bón lá đầu trâu 501 thành phần 30% N, 15% P2O5, 10% K2O, vi lượng. Pha 1 g/l nước

+ Phân bón lá Komix 201 Thành phần: 2,6% N; 7,5% P2O5, 2,2% K2O, 800 ppm MgO, 200 ppm Zn, 30 ppm Mn, 50 ppm B, 100ppm Cu. Pha 2,5 ml/l nước

+ Phân bón Hyponex thành phần 20% N - 20% P2O5 - 20% K2O + TE + nguyên tố vi lượng: Bo, Co, Cu, Fe, Mn, Zn. Pha 1 g/l nước

Sử dụng phân bón lá cho các công thức thí nghiệm ở thời kỳ cây sau trồng 1 tháng có từ 3 - 4 lá, định kỳ 15 ngày 1 lần, sử dụng 4 lần.

* Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất, chất lượng củ giống hoa lay ơn

CT1: Thu củ ngay sau thời điểm hoa tàn CT2: Thu củ sau thời điểm hoa tàn 15 ngày CT3: Thu củ sau thời điểm hoa tàn 30 ngày CT4: Thu củ sau thời điểm hoa tàn 45 ngày CT5: Thu củ sau thời điểm hoa tàn 60 ngày

Củ bi in vitro của dòng lai J11 được bố trí trồng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại, mỗi ô 10 m2, mật độ trồng 40 củ/m2, chủng loại phân bón được áp dụng theo công thức tốt nhất được rút ra từ thí nghiệm 7. Củ giống thu hoạch ở các thời điểm khác nhau trên các ô là vật liệu cho thí nghiệm 8, được làm sạch, hong khô và đánh giá.

- Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) = (∑ Số mẫu nhiễm / ∑ Số mẫu cấy) x 100

Tỷ lệ tái sinh (%) = (∑ Số mẫu tái sinh / ∑ Số mẫu cấy) x 100

Tỷ lệ hóa nâu (%) = (∑ Số mẫu hóa nâu/ ∑ Số mẫu cấy) x 100

Tỷ lệ không phản ứng (%)= (∑ Số mẫu không phản ứng/∑ Số mẫu cấy) x 100

Thời gian phát sinh chồi (ngày): Từ khi cấy đến khi hình thành chồi

Đặc điểm chồi/mẫu phát sinh: Mô tả bằng cảm quan (màu sắc, kích thước chung, hình thái)

Tỷ lệ tạo chồi (%) = (∑ Số tạo chồi / ∑ Số mẫu cấy) x 100

Số chồi/mẫu(chồi) =∑ Số chồi / ∑ Số mẫu tạo chồi

Đường kính chồi(cm ) =∑ đường kính chồi / ∑ Số chồi

Tỷ lệ mẫu tạo củ (%) = (∑ mẫu tạo củ / ∑ Số mẫu cấy ) x 100

Đường kính củ (cm) = ∑ Đường kính củ / ∑ Số củ

Khối lượng củ trung bình (cm) = ∑ Trọng lượng củ /∑ Số củ

Thời gian thu hoạch(ngày): từ khi cấy sang môi trường tạo củ đến khi thu hoạch củ

Phân loại củ in vitro thu hoạch: loại I có đường kính 1-1,5cm; loại II có đường kính 0,5-1cm; loại III có đường kính <0,5cm

Phân loại củ giống ngoài đồng: loại 1 (chu vi 8-14cm), loại 2 (chu vi 4-8 cm), loại 3 (chu vi <4 cm)

Chỉ số hình dạng được xác định bằng công thức: I=H/D. Trong đó, H là chiều cao củ giống lay ơn, D là đường kính củ giống lay ơn (tính theo cm). Dựa vào đó chia làm 3 dạng củ: dẹt (I< 0,85), tròn (I= 0,85-1), dài (I> 1)

Tỷ lệ củ hỏng (%): Số củ hỏng/tổng số củ thu hoạch x100

3.5.5. Kỹ thuật canh tác sử dụng

Kỹ thuật canh tác áp dụng Quy trình trồng và chăm sóc được áp dụng theo quy trình kỹ thuật sản xuất hoa lay ơn thương phẩm của Viện Nghiên cứu Rau Quả (Lê Thị Thu Hương, 2012) trình bày cụ thể ở Phụ lục 3.

3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các tham số thống kê cơ bản như hệ số biến động (CV%), giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0.05) và phân tích phương sai (ANOVA) kết quả thí nghiệm nghiên cứu được tính toán bằng phần mềm IRRISTAT 5.0, SPSS ver.20, EXCEL 2013. Sơ đồ hình cây được xây dựng để so sánh hệ số tương đồng di truyền theo phương pháp UPGMA bằng phần mềm NTSYS 2.1. Chỉ số chọn lọc dòng được tính toán sử dụng phần mềm Selindex của Nguyễn Đình Hiền (1995).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN VẬT LIỆU PHỤC VỤ CHO LAI TẠO GIỐNG HOA LAY ƠN MỚI

4.1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống lay ơn nghiên cứu

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của giống là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống đồng thời rất có ý nghĩa với chọn giống và sản xuất. Đối với chọn giống, xác định thời gian ra hoa của giống sẽ chọn được thời gian lai tạo chính xác. Đối với sản xuất đây là căn cứ xác định thời vụ hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng phát triển và ra hoa theo hướng có lợi cho người sản xuất.

Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống lay ơn nghiên cứu (Vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội)



TT


Mẫu

giống

Từ trồng -

nảy mầm (ngày)

Từ trồng - xuất

hiện ngồng hoa (ngày)

Từ trồng -

trỗ bông (ngày)

Từ trồng -

thu hoạch (ngày)



10%

80%

10%

80%

10%

80%

10%

80%

1

GL1

4-5

7-8

38-41

40-45

65-68

70-72

80-83

82-87

2

GL2

4-5

8-9

48-51

50-54

63-64

65-68

75-77

78-80

3

GL3

4-5

7-8

33-35

35-38

47-55

54-62

67-71

71-75

4

GL4

4-5

6-8

30-32

33-35

44-48

47-51

55-60

60-67

5

GL5

4-5

6-8

30-32

33-37

48-52

53-55

63-65

65-67

6

GL6

4-5

6-7

34-37

38-40

48-52

51-56

66-68

71-75

7

GL7

4-6

6-8

30-33

32-37

44-48

50-54

67-69

73-77

8

GL8

4-6

6-9

37-43

42-47

53-60

57-64

70-72

73-78

9

GL9

4-5

7-8

38-43

43-47

55-58

58-60

68-71

73-77

10

GL10

5-7

7-9

38-43

42-45

57-60

63-66

77-82

83-86

11

GL11

4-6

6-8

39-42

43-45

53-55

57-60

68-71

75-78

12

GL12

4-5

6-9

37-41

39-45

52-55

57-61

68-70

72-75

13

GL13

5-6

7-8

32-35

35-39

47-49

50-53

58-62

66-70

14

GL14

4-5

6-7

49-52

53-56

67-70

71-73

80-83

83-87

15

GL15

4-5

6-7

30-32

32-34

42-44

44-47

54-57

60-63

16

GL16

5-7

7-8

31-36

35-41

50-57

57-63

73-77

77-80

17

GL17

4-5

6-8

40-44

45-47

61-65

67-70

81-83

85-88

18

GL18

4-5

6-7

33-37

38-41

52-54

58-60

68-72

74-75

19

GL19

4-5

6-7

31-35

35-39

53-56

57-60

67-69

72-76

20

GL20

3-5

5-7

35-37

40-41

63-66

67-69

80-82

81-85

21

GL21

4-5

8-9

35-37

40-43

65-67

70-72

80-83

83-87

22

GL22

3-4

7-13

30-33

35-39

51-55

58-61

68-73

71-78

23

GL23

5-6

6-7

25-27

28-29

45-47

48-51

55-57

60-63

24

GL24

4-5

7-9

40-44

45-48

65-69

70-72

77-83

83-88

25

GL25

4-5

6-7

37-41

40-45

63-68

68-72

77-82

81-86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lay ơn Gladiolus sp. chất lượng cao - 9

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí