Nâng Cao Chất Lượng Và Dịch Vụ Của Các Cơ Sở Lưu Trú


Khuyến khích người dân địa phương và khách du lịch bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch thành phố bằng cách không xả rác, không xả nước thải chưa qua xử lý,…

5.2.4. Nâng cao chất lượng và dịch vụ của các cơ sở lưu trú

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều loại hình cơ sở lưu trú (khách sạn hạng sao, resort, motel,…) với nhiều mức giá cả phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Chính vì vậy cần phát huy thêm thế mạnh này. Những dịch vụ cốt lõi đem đến sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm đó chính là cơ sở vật chất, sự tiện nghi, sạch sẽ, nhân viên chuyên nghiệp. Các dịch vụ bổ sung khác làm gia tăng thêm sự hài lòng của du khách là hệ thống mạng miễn phí, kết nối nhanh và mạnh, có khu vực quầy bar, phòng gym, hồ bơi, dịch vụ đưa đón tại sân bay đối với các khách sạn cao cấp. Để giữ chân và thu hút khách du lịch thì nên có chính sách ưu đãi như: giảm giá, tặng thức ăn,…

5.2.5. Cải thiện thái độ và chất lượng phục vụ tại điểm đến du lịch

Khách hàng không phải ai cũng có nhu cầu giống nhau, vì vậy sự cá biệt hoá trong khi phục vụ khách hàng cũng rất cần thiết. Mỗi nhóm khách hàng đều có những kỳ vọng khác nhau, nhiệm vụ của nhân viên là phát hiện ra nó và đem lại những trải nghiệm khách hàng thực sự ấn tượng.

Thái độ phục vụ cũng như sự sáng tạo của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một dịch vụ khách hàng ngày một ấn tượng và hoàn thiện. Nếu phát huy tốt yếu tố này, việc có được sự hài lòng và trung thành của khách hàng nhờ dịch vụ khách hàng không còn là quá khó khăn.

5.2.6. Tăng cường an ninh cho khách du lịch khi tham gia du lịch

Cần xây dựng các chốt bảo vệ, an ninh tại mỗi địa phương. Các lượng lượng này nên được bố trí đều ở các điểm tham quan du lịch để bảo vệ du khách tránh khỏi những hành vi tiêu cực như: chèo kéo, móc túi,…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cần cung cấp và phổ biến rộng rãi các số điện thoại đường dây nóng có thể hỗ trợ khách khi đi du lịch để kịp thời giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

5.2.7. Cải thiện tình hình giao thông tại TP.HCM

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh - 11

Tình hình giao thông hiện nay tại TP.HCM hiện là vấn đề nan giải khi luôn trong tình trạng đông đúc mặc dù trong những thời điểm không phải là giờ cao điểm, vì vậy tình trạng ùn tắc giao thông hàng giờ đồng hồ ngay trong giờ cao điểm là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm trạng của khách du lịch khi đi du lịch tại TP.HCM.

Vì vậy, trong thời gian tới nên mạnh dạn loại bỏ ngay các loại ôtô quá hạn sử dụng, các loại xe nhiều khói, tiếng ồn lớn gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Mở rộng và cải tạo vỉa hè để chỉ dành cho người đi bộ. Cấm các phương tiện, kể cả xe đạp và xe máy để trên vỉa hè. Việc quy hoạch số lượng các cửa hàng kinh doanh mặt tiền cũng được tính toán để không gây ra sự tập trung giao thông quá đông tại một địa điểm.

Tuyên truyền về luật an toan giao thông đường bộ tại tất cả các trường học, các đơn vị công tác trên địa bàn TP.HCM.

5.2.8. Các di tích lịch sử cần được bảo tồn và phát huy giá trị

Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ


cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.

Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

5.2.9. Tăng cường liên kết du lịch với các tỉnh khác

Liên kết du lịch với các tỉnh du lịch khác để phát triển là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy và tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng lãnh thổ, trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực.

Việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch liên vùng, qua đó phát huy những tiềm năng, lợi thế, khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, hợp lý, đồng thời tạo mối liên kết trong việc xây dựng tour, tuyến du lịch thu


hút khách du lịch. Việc liên kết là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay và tiềm năng.

Các điểm du lịch cần được kết nối với nhau trong vùng hoặc liên vùng nhằm hình thành các hành trình di sản văn hóa - tuyến, tour du lịch hoàn chỉnh, để có thể khai thác liên hoàn, phục vụ nhiều loại đối tượng du khách với các nhu cầu đa dạng khác nhau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang, Lương Quỳnh Như (2013), “Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Hoàng Trọng Tuân (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

3. Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012), “Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.

4. Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012), “Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

5. Ngô Thái Hưng (2017), “Nghiên cứu sự hài long của du khách nước ngoài với điểm đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang.

6. Nguyễn Lan Hương (2013), “Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn lực và thực trạng phát triển”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 5, trang 177.

7. Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nghiên cứu khoa học Maketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong quản trị kinh doanh”, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, TP.HCM.

8. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009), “Giáo trình kinh tế du lịch”, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương, La Anh Hương, Nguyễn Khắc Toàn (2009), “Giáo trình Tổng quan du lịch”, nhà xuất bản Lao động.

10. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.


11. Chương trình phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế tiếp, Ủy ban Nhân dân TP.HCM

12. Trần Quang Nam và Nguyễn Thị Trâm Anh (2015), “Toàn cầu hóa và tiềm năng phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn.

13. Phạm Tô Thục Hân (2014), “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

14. Võ Thị Cẩm Nga (2014), “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An”, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

15. Phùng Vũ Bảo Ngọc (2014), “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch TP.HCM”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

16. Hồ Thanh Thảo (2014), “Nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của du khách Nga đối với thành phố Nha Trang”, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

17. Trần Thị Kim Thoa (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ”, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

18. Nguyễn Thị Phương Trang (2014), “Một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

19. Trương Thị Thùy Trang (2014), “Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.


20. Ngô Trọng Tuấn (2015), “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch: nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế. Hà Nội.

21. Lê Đình Vinh (2008), “Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tiếng Anh

1. Crotts, J.C. (1999), Consumer decision making and prepurchase information search, New York: The Haworth Hospitality Press.

2. Ehrenberg, A.S.C. (1987), New Brands and the Existing Market, London: London Business School.

3. Hu, B., (2003), The Impact of Destination Involvement on Travelers’ Revisit Intentions. PhD Thesis, Purdue University.

4. Huang Songshan, S., (2006). The Effects of MotivationPast Experience, Perceived Constraint, and Attitude on Tourist Revisit Intention. PhD Thesis. The Hong Kong Polytechnic University.

5. Moutinho, L., (1987). Consumer behavior in Tourism. European Journal of Marketing, pp. 1-44.

6. Ngamsom, B., (2001). The impacts of a bundle of travel determinants on repeat visitation: An exploratory study of tourism in Thailand. PhD Thesis. Chulalongkom University.

7. Oliver, R.L., (1997). Satisfaction: A behavioral perspective on the consumer. New York: McGraw – Hill.

8. Oppermann, M. (1998), Destination threshold potential and the law of repeat visitation, Journal of Travel Research, pp. 131-137.

9. P. M. Bentler, C. Chou (1987, 16; 78-117). Sociological Methods and Research (Sample Size, SEM), USA.


10. Pratminingsih, S.A. et al., 2014. Roles of Motivation and Destination Image in Predicting Tourist Revisit Intention: A Case of Bandung – Indonesia. International Journal of Innovation, Management and Technology, pp. 19-24.

11. Shoemaker, S., Lewis, R.C. (1999). Customer loyalty:The future of hospitality marketing. Hospitality Management, 18, pp. 345-370

12. Ibrahim, M. (2011), The Determinants of international tourism demand for Egypt: Panel data evidence, European Journal of Economics, Issue No.30, p 50-57.


Hệ thống internet:

1. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch - Tổng cục Du Lịch (2016), Số liệu thống kê khách quốc tế đến. Nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/22281, ngày truy cập 08/01/2017.

2. Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh (2015), Thống kê du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015. Nguồn http://sodulich.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/so-lieu-thong- ke1;jsessionid=E028C1C7FA363FF2B742D0F1354797FC?p_p_id=EXT_ARTICL EVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=center- top2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=13025&_EXT_ARTIC LEVIEW_articleId=117862&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTIC LEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2F240, ngày truy cập 08/01/2017.

3. Sở văn hóa và thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 35 năm phấn đấu và trưởng thành. Nguồn http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/tin-tuc-su-kien/du- lich?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column- 2h&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLEVI EW_articleId=32112&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVI EW_redirect=%2Fweb%2Fguest, ngày truy cập 08/01/2017.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí