Bảng 2. 25: Phương sai trích 60
Bảng 2. 26: Ma trận tương quan giữa các biến 61
Bảng 2. 27: Mô hình hồi quy tóm tắt 62
Bảng 2. 28: Bảng phân tích ANOVA 62
Bảng 2. 29: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 63
Bảng 2. 30: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 64
Bảng 2. 31: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 64
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học kế toán của học viên tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức tại Thành phố Huế - 1
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Người Tiêu Dùng
- Mô Hình Hành Vi Mua Của Người Tiêu Dùng
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Sơ đồ 1.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 8
Sơ đồ 1. 2: Tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng 12
Sơ đồ 1. 3: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 14
Sơ đồ 1. 4: Thuyết hành động hợp lý 15
Sơ đồ 1. 5: Thuyết hành vi dự định 17
Sơ đồ 1. 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 23
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Hồng Đức 30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu điều tra về giới tính của học viên 39
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu điều tra về độ tuổi của học viên 40
Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu điều tra về nghề nghiệp của học viên 41
Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu điều tra về thu nhập của học viên 42
Biểu đồ 2. 5: Cơ cấu điều tra về số khóa học mà học viên theo học 43
Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu điều tra về kênh thông tin biết đến Trung tâm 44
DANH MỤC VIẾT TẮT
SPSS 20: Phần mềm thống kê cho các ngành khoa học xã hội 20 (Statistical Package for the Social Sciences 20)
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) KMO: hệ số Kaiser – Meyer – Olkin
TRA: Theory of Reasoned Action TPB: Theory of Planed Behavior STT: Số thứ tự
DN: doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa CP: Chi phí
ĐNGV: Đội ngũ giáo viên NTK: Nguồn tham khảo LI: Lợi ích
TH: Thương hiệu TT: Truyền thông QĐ: Quyết định
DVKT: Dịch vụ kế toán TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, các doanh nghiệp thành lập càng nhiều với đủ loại ngành nghề khác nhau từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đi cùng với sự phát triển đó là nguồn nhân lực lao động tri thức ngày càng dồi dào, tiêu chí tuyển dụng của một số doanh nghiệp lớn cũng vì thế mà cũng cao hơn. Vì vậy, việc thống kê hóa đơn, phân tích tài chính cũng như thống kê thu chi cần có trình độ chuyên môn và kĩ năng mềm. Từ đó, công việc cũng như việc học kế toán trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như các sinh viên mới ra trường để lựa chọn học thêm các khóa học kế toán chuyên sâu để nâng cao trình độ nghề nghiệp cũng như cơ hội cạnh tranh việc làm.
Từ đó, việc lựa chọn cho bản thân những khóa học kế toán với tiêu chí phù hợp càng trở nên quan trọng để phục vụ cho công việc trong tương lai. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế có rất nhiều trung tâm chuyên đào tạo và tư vấn các khóa học kế toán, tài chính như trung tâm đào tạo tài chính – kế toán Hồng Đức, trung tâm đào tạo dạy kế toán ATA GLOBAL, trung tâm đào tạo kế toán thực hành ACC Huế...
Vậy đâu mới là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn một trung tâm phù hợp để theo học? Để tìm hiểu tác giả đã quyết định lựa chọn Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức để thực hiện nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học kế toán của học viên tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức tại Thành phố Huế. Bởi đây là trung tâm hiện đang là địa chỉ đào tạo kế toán, tài chính – ngân hàng, quyết toán thuế…. cho người đi làm, nhân viên nghiệp vụ, sinh viên sắp ra trường, cá nhân muốn học ngành kế toán trên địa bàn thành phố Huế. Từ đó, hi vọng có thể tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp có ích cho trung tâm trong việc có các chính sách phù hợp để thu hút thêm nhiều học viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học kế toán của học viên tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức tại Thành phố Huế, qua đó
giúp trung tâm xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp để giúp tăng cường thu hút học viên đối với các khóa học tại trung tâm.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của hành vi khách hàng trong quá trình đưa ra quyết định mua nói chung và quá trình quyết định lựa chọn dịch vụ khóa học của học viên tại trung tâm nói riêng.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học của học viên và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với học viên để trung tâm biết được yếu tố nào tác động mạnh, yếu để từ đó có các giải pháp phù hợp để thu hút các học viên mới.
Đề xuất các giải pháp cho Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức để có các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút thêm lượng học viên mới tham gia các khóa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học kế toán của học viên.
Đối tượng khảo sát: các học viên đã và đang theo học tại Trung tâm Đào tạo và
Tư vấn Hồng Đức.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức tại Thành phố Huế. Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện khóa luận từ ngày 18/01/2021-
25/04/2021. Các số liệu thứ cấp trong bài luận được trung tâm cung cấp từ năm 2017 đến 2019, các số liệu sơ cấp được tiến hành trong thời gian thực tập tại trung tâm. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra cho năm 2021.
Phạm vi nội dung: việc nghiên cứu và phân tích cũng như thu thập số liệu được tiến hành tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức tại Thành phố Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi điều tra để tập hợp các dữ liệu dạng số, dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và phân tích thông qua các kết quả từ dữ liệu bảng.
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: chủ yếu sử dụng các số liệu từ phòng ban của công ty cung cấp.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua các khảo sát bảng hỏi dành cho các học viên
đã và đang theo học tại trung tâm để thu thập số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Kích thước mẫu: theo phân tích nhân tố khám phá thì kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 trở lên. Tỉ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 (Hair và cộng sự, 2014). Với biến quan sát trong đề tài này thì có 27 biến quan sát, áp dụng tỉ lệ 5:1 ta có cỡ mẫu quan sát là 5*27= 135. Để tránh sai sót trong quá trình điều tra cũng như đảm bảo số phiếu điều tra thu về đủ 135 mẫu thì cỡ mẫu điều tra được đưa ra là 150 mẫu.
Thang đo sử dụng trong bảng hỏi: thang đo likert 1-5: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý.
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
4.3.1 Thống kê mô tả
4.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá mức độ phù hợp khi đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một nhân tố nghiên cứu. Cụ thể các tiêu chí trong kiểm định hệ số tin cậy như sau:
+ α > 0,8: Thang đo lường nhân tố tốt
+ 0,8 >= α >= 0,7: Thang đo nhân tố chấp nhận được
+ 0,7 > α >= 0,6: Thang đo nhân tố chấp nhận được với các nghiên cứu mới (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation): cho biến mức
độ tương quan giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Hệ số tương
quan biến tổng phản ánh mức độ đóng góp của một biến quan sát cụ thể vào giá trị của nhân tố. Tiêu chuẩn hệ số tương quan biến tổng để đánh giá biến quan sát có đóng góp vào giá trị của nhân tố là ở mức >= 0,3. Nếu < 0,3 coi như không có đóng góp và cần loại bỏ biến quan sát đó ra khỏi nhân tố đánh giá.
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Hệ số Factor Loading: hệ số tải nhân tố, là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA với Factor loading >= 0,5.
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin): chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số càng lớn thì càng thích hợp nhưng để sử dụng EFA thì KMO
> 0,5 khi đó ta có được các yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hơn trong việc lựa chọn khoá học tại trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố. Phép kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig Bartlett’s Test < 0,05 (p<5%), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau.
Trị số Eigenvalue: Tiêu chí để xác định tổng số lượng nhân tố trong EFA. Chỉ những nhân tố nào có trị số Eigenvalue >= 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích nhân tố khám phá.
Total Variance Explained: Trị số này thể hiện các nhân tố cô đọng được bao nhiêu phần trăm và thất thoát bao nhiêu phần trăm biến quan sát. Trị số này nên ở mức
>= 50% thì mô hình EFA là phù hợp.
4.3.4 Hệ số tương quan pearson – r
Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient: r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến liên tục.
Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1:
+ r = 0: Hai biến không có tương quan tuyến tính
+ r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.
+ r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến này tăng thì giá trị biến kia giảm và ngược lại, giá trị biến kia tăng thì giá trị biến này giảm.
+ r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến này tăng thì giá trị biến kia
tăng và ngược lại.