Nhằm Đảm Bảo Tính Toàn Diện, Khoa Học Và Phù Hợp Với Thực Tế


quá chi tiết những loại thiệt hại được bồi thường vô tình đã tạo nên sự khó khăn trong việc áp dụng điều luật, cụ thể là người xét xử và đương sự như rơi vào ma trận của những khái niệm, trong khi bản chất của sự thiệt hại, đơn giản chỉ là việc một bên bị “tổn thất về tài sản” và tổn thất đó có thể xác định được bằng tiền. Tuy nhiên, cách quy định thiệt hại được bồi thường trong khoản 2 Điều 361 BLDS năm 2015 c ó một cụm từ được sử dụng chính xác, bao quát được tính chất quan trọng của thiệt hại, đó là “xác định được”. Một khoản thiệt hại “xác định được” cũng là một khoản thiệt hại “thực tế” và đương nhiên khoản thiệt hại đó phải “chứng minh được” bằng chứng cứ. Qua những phân tích vừa nêu, có thể cho rằng, cần phải rà soát, chỉnh sửa lại quy định về khái niệm “thiệt hại được bồi thường” trong cả pháp luật dân sự và pháp luật thương mại.

Thứ hai, cần khắc phục một số điểm bất hợp lý liên quan đến nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong LTM năm 2005

Quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong LTM 2005 có một số điểm bất hợp lý, bởi trong BLDS năm 2015, chi phí khắc phục, hạn chế tổn thất đã được quy định là một dạng thiệt hại vật chất tại khoản 1 Điều 361. Tuy nhiên, chi phí tương tự chưa được ghi nhận trực tiếp trong LTM năm 2005, trong khi đó, nghĩa vụ hạn chế tổn thất vẫn được quy định tại Điều 305 LTM. Bên bị vi phạm mặc dù đã phải gánh chịu hậu quả của hành vi vi phạm, đồng thời vẫn phải bỏ công sức tính toán thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt hại, nhưng chi phí thực hiện các biện pháp này lại không được ghi nhận vào thiệt hại được bồi thường trong LTM năm 2005. Về bản chất, nhà lập pháp đã có ý ưu tiên bảo đảm quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng ở mức độ hợp lý khi quy định nghĩa vụ, nhưng không đi kèm với quyền lợi cho bên bị vi phạm. Thực tế, việc ưu tiên trên đã làm mất đi sự cân bằng về địa vị pháp lý trong quan hệ HĐTM.

Tiếp nối quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm, LTM năm 2005 quy định trong trường hợp bên bị vi phạm không tiến hành các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thật thì bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường “bằng” mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Có thể nhận thấy, quy định này sẽ gây nhiều vướng mắc trong thực tế khi áp dụng quy định vào việc giải quyết tranh chấp. Sở dĩ như vậy là bởi vì, “biện pháp hợp lý” đã là một khái niệm mang tính định tính, nhưng trách nhiệm mà nó mang lại cho bên bị vi phạm lại mang tính định lượng, đó là mức giảm tiền bồi thường “bằng” với mức tổn thất “lẽ ra” có thể hạn chế được. Do đó, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp


pháp cho bên bị vi phạm, cần phải bổ sung quy định liên quan đến chi phí hạn chế tổn thất trong LTM năm 2005 và thay thế cách tính mức giảm tiền bồi thường trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hạn chế tổn thất từ phương pháp định lượng sang phương pháp định tính.

Bên cạnh việc cần bổ sung vào Điều 362 BLDS năm 2015 quy định rõ hậu quả pháp lý của việc bên có quyền không thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, tác giả Luận án cho rằng, cần ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS năm 2015 về BTTH do vi phạm hợp đồng, trong đó hướng dẫn, giải thích nghĩa vụ “phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý” của bên bị thiệt hại là quyền lựa chọn của bên bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là, không nên coi việc "áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý" để hạn chế thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc của bên bị thiệt hại mà nên coi đó là "quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý" để hạn chế thiệt hại; Song nếu bên có quyền quyết định lựa chọn hành vi không thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt hại thì mức BTTH mà bên này nhận được sẽ bị giảm bớt tương ứng với những thiệt hại mà bên có quyền lẽ ra có thể hạn chế được nếu áp dụng các biện pháp hạn chế thiệt hại hợp lý; nếu như bên có quyền quyết định lựa chọn hành vi thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại thì bên này sẽ được bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm cả những chi phí đã bỏ ra để hạn chế thiệt hại.

Thứ ba, cần sửa đổi quy định về giá trị tổn thất được bồi thường trong LTM năm 2005 theo hướng bổ sung thêm các chi phí khắc phục thiệt hại và chi phí tố tụng là những chi phí nằm trong giá trị tổn thất được bồi thường

Hiện nay những thiệt hại gián tiếp không là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng khi được bên bị vi phạm yêu cầu cơ quan tài phán công nhận thì thường bị cơ quan tài phán bác bỏ.Trên thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng không những gây ra những thiệt hại trực tiếp, mà còn gây ra những thiệt hại gián tiếp (chi phí đã bỏ ra không thu hồi lại được), như: chi phí đi lại đàm phán để giải quyết vi phạm hợp đồng, chi phí giám định hàng hóa, chi phí thuê Luật sư tư vấn và khởi kiện vv… Những thiệt hại này có thể tính toán được không phải do suy diễn mà có, các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn có thể dự đoán được khi kí kết hợp đồng. Nếu pháp luật thương mại không ghi nhận những khoản thiệt hại nói trên sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, cũng như không đáp ứng được mục đích của chế tài BTTH là khôi phục các lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm như khi chưa có hành vi vi phạm hợp đồng. Song, khi thừa nhận các chi phí này là thiệt hại thực tế, thì cần phải có những quy định rõ ràng những thiệt hại gián tiếp phải thỏa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


mãn một số điều kiện nhất định mới được bồi thường. Điều này nhằm loại trừ trường hợp xảy ra việc đòi các thiệt hại dây chuyền có tính chất suy đoán không hợp lý. Khi pháp luật thừa nhận một số khoản thiệt hại gián tiếp mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường cũng là thiệt hại thực tế, thì những khoản thiệt hại gián tiếp phải đáp ứng những điều kiện sau đây mới được bồi thường, cụ thể: (i) Những thiệt hại đó có thể tính toán được, không phải do suy diễn mà có; (ii) Những thiệt hại đó có quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm hợp đồng; (iii) Những thiệt hại này có thể dự đoán trước được khi các bên kí kết hợp hợp đồng. Tuy vậy, pháp luật thương mại hiện hành vẫn chưa có quy định về các chi phí khắc phục thiệt hại và chi phí tố tụng nằm trong tổn thất được bồi thường. Bởi vì, theo quy định tại Điều 302 của LTM năm 2005, giá trị BTTH chỉ bao gồm các tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng, trong khi nhà làm luật không đề cập đến các chi phí khắc phục thiệt hại hay chi phí tham gia tố tụng trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Song về vấn đề này, tại Điều 361 BLDS năm 2015 quy định về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ cụ thể hơn so với LTM năm 2005, trong đó, các loại thiệt hại được bồi thường bao gồm cả chi phí khắc phục, hạn chế thiệt hại... Rõ ràng có sự khác biệt không hợp lý giữa cách quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 và cùng một vấn đề. Đó là vấn đề cần sửa đổi để LTM năm 2005 tương thích với BLDS năm 2015. Ngoài ra các chi phí liên quan đến tố tụng như phí luật sư (nếu có), chi phí đi lại của bên bị vi phạm trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp (cả trong và ngoài Tòa án) cũng cần được quy định một cách hợp lý trong các văn bản pháp luật để đảm bảo quyền lợi của bên bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 19

Thứ tư, cần sửa đổi quy định về mối quan hệ giữa chế tài BTTH với phạt vi phạm hợp đồng trong LTM năm 2005

Quy định về việc kết hợp TNBTTH với phạt vi phạm hợp đồng chưa có sự tương thích giữa LTM năm 2005 với BLDS năm 2015. Bởi vì, như đã phân tích ở Chương 2 của Luận án này, LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 có nội dung khác nhau về vấn đề kết hợp BTTH với phạt vi phạm hợp đồng. Cụ thể, khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015 quy định rằng: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”, trong khi đó, khoản 2 Điều 307 LTM năm 2005 lại quy định rằng: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc BTTH, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Đây là căn cứ cho phép bên có quyền kết


hợp phạt vi phạm và BTTH chỉ với điều khoản phạt. Việc quy định như trên cho thấy, chủ thể của HĐTM phải chịu nhiều trách nhiệm pháp lý bất lợi hơn so với chủ thể tham gia các hợp đồng dân sự. Theo người viết, đó là điều không hợp lý, cần sửa đổi để bảo đảm tính tương thích giữa LTM năm 2005 với BLDS năm 2015. Ngoài ra, về bản chất, khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng là một dạng BTTH, nhưng tồn tại dưới hình thức khoản bồi thường được thỏa thuận trước về giá trị. Theo đó, thay vì xác định tổn thất và làm phát sinh nhiều hoạt động khác liên quan đến việc xác định tổn thất, bên vi phạm chỉ cần trả một khoản tiền như thỏa thuận trước. Có thể thấy, LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 đã quy định khác nhau về một vấn đề mang cùng bản chất. Do đó, cần sửa đổi các quy định về kết hợp phạt vi phạm và BTTH trong BLDS để khắc phục sự bất hợp lý về trách nhiệm pháp lý g iữa chủ thể trong hợp đồng dân sự và chủ thể trong HĐTM.

Thứ năm, cần bãi bỏ quy định về “vi phạm cơ bản” trong LTM năm 2005 do có những điểm mơ hồ, khó xác định, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến BTTH do vi phạm HĐTM.

Về mặt hậu quả pháp lý, vi phạm cơ bản trong LTM năm 2005 có nhiều điểm giống với vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong BLDS năm 2015. Việc một bên có hành vi vi phạm cơ bản theo LTM năm 2005 hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đều dẫn đến hậu quả chấm dứt hiệu lực của hợp đồng theo hình thức hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng (khoản 4 Điều LTM năm 2005 và khoản 2 Điều 243 BLDS năm 2015). Mặc dù không hoàn toàn giống nhau về hậu quả pháp lý, nhưng vi phạm cơ bản và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đều được định nghĩa là những hành vi vi phạm khiến cho bên kia “không đạt được mục đích giao kết của hợp đồng” (khoản 13 Điều 3 LTM năm 2005 và khoản 2 Điều 423 BLDS năm 2015). Vấn đề vướng mắc phát sinh cũng từ cách định nghĩa của dạng vi phạm này.

Điều khó khăn lớn nhất là dựa vào tiêu chí nào để xác định “đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”, quy định này mang định tính hơn là định lượng. Về cơ bản, thiệt hại có nghĩa là mục đích mà bên bị vi phạm chờ đợi trên cơ sở hợp đồng đã không còn; mức độ thiệt hại được xem xét dựa trên sự tương quan giữa mục đích giao kết hợp đồng và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra152. Tuy nhiên, ngay cả khi thiệt hại thấp hơn mục đích thì cũng chưa thể kết luận rằng không có hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, mà còn tùy vào từng


152 Võ Sỹ Mạnh (2013), Bàn về khái niệm “Vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 08 (304).


tranh chấp cụ thể. Trên thực tế, theo kết quả tìm kiếm với từ khóa “vi phạm nghiêm trọng” trên trang Thông tin điện tử công bố quyết định, bản án, quyết định của Tòa án, kết quả tìm kiếm là không có bản án nào đề cập đến việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 423 BLDS năm 2015, kết quả tương tự cũng xảy ra khi tìm kiếm các bản án, quyết định đề cập đến việc vi phạm cơ bản theo khoản 13 Điều 3 LTM năm 2005153. Điều này cho thấy một thực trạng là, trong số hơn 52.000 bản án, quyết định của các vụ tranh chấp dân sự và hơn 6.600 bản án, quyết định của các vụ tranh chấp thương mại, không hề vận dụng đến quy định về vi phạm cơ bản và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Có thể kết luận rằng, các quy định nêu trên là không hề phát huy tác dụng trên thực tế và cần phải bãi bỏ để đảm bảo tính minh bạch của chế định pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Thứ sáu, cần bổ sung quy định về tổn thất tinh thần, uy tín trong LTM năm

2005 nhằm đảm bảo tính toàn diện, khoa học và phù hợp với thực tế

Vấn đề tổn thất tinh thần, uy tín chưa được quy định trong LTM năm 2005, vì các loại thiệt hại được bồi thường đều là các tổn hại về vật chất, đã loại bỏ những giá trị vô hình bị thiệt hại có vai trò với các thương nhân nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, có những hành vi vi phạm hợp đồng gây nên những thiệt hại phi vật chất, đã được nêu ví dụ trong Chương 1 và Chương 2 của Luận án này. Các thiệt hại phi vật chất này có thể kể đến như tổn hại tinh thần, mất uy tín trong kinh doanh. Việc ghi nhận thiệt hại phi vật chất trong các HĐTM chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Thực tế, nhiều tranh chấp HĐTM, đã được các bên đưa ra yêu cầu BTTH nhưng không được cơ quan tài phán chấp nhận. Mặc dù pháp luật hiện hành cũng đã gián tiếp thừa nhận các tài sản vô hình này cũng là một loại tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ như quy định tại Điều 284 LTM năm 2005, thì những giá trị như tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền đều là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại (nhượng quyền thương mại là một trong những lĩnh vực của hoạt động thương mại). Và tại khoản 1 Điều 592 BLDS năm 2015 cũng đã thừa nhận danh dự, uy tín là một loại thiệt hại phải bồi thường: “Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bao gồm: (a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (c) Thiệt hại khác do luật quy


153 Kết quả tìm kiếm với cụm từ “vi phạm nghiêm trọng” và “vi phạm cơ bản” tại Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án https://congbobanan.toaan.gov.vn/0t15at1cvn1/Tra-cu-ban-an, truy cập ngày 05/10/2019.


định”. Theo đó, khi danh dự, uy tín… của một chủ thể bị xâm phạm thì việc xác định thiệt hại cũng tương tự như khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Mặc dù các thiệt hại này khó xác định cụ thể bằng các đơn vị đo lường, nhưng chủ thể bị thiệt hại không phải chứng minh cho yêu cầu của mình, bởi đây là thiệt hại đương nhiên khi danh dự, uy tín… bị xâm phạm. Mức BTTH này do các bên thỏa thuận hoặc Tòa án sẽ xác định một mức hợp lý hoặc theo luật định.

So sánh với pháp luật quốc tế, Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế - CISG thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất, khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất giống như pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đối với phạm vi thiệt hại được bồi thường trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy định chi tiết hơn và phạm vi bồi thường rộng hơn. Bộ Nguyên tắc Unidroit ở Điều

7.4.2 quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín154. Liên quan đến quy định trên, BLDS Đức quy định về TNBTTH do vi phạm trách nhiệm. Theo đó, nếu người có nghĩa vụ không thực hiện một trách nhiệm phát sinh từ một nghĩa vụ, người có quyền có thể yêu cầu BTTH phát sinh từ đó (quy định này không áp dụng nếu người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ - khoản 1 Điều 280). Thiệt hại cần bồi thường cũng bao gồm cả phần lợi nhuận bị mất (những khoản lợi nhuận bị mất là những khoản đáng lẽ có thể thu được trong hoàn cảnh thông thường hoặc trong những tình huống đặc biệt nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa - Điều 252). Đối với thiệt hại vô hình thì chỉ những trường hợp luật định thì mới được yêu cầu bồi thường bằng tiền cho thiệt hại không phải là thiệ t hại về tiền; Nếu phải BTTH cho tổn thương về cơ thể, sức khỏe, tự do, hoặc tự quyết về tình dục thì cũng có thể yêu cầu bồi thường hợp lý bằng tiền đối với thiệt hại không phải là thiệt hại về tiền (Điều 253). Người có lỗi cố ý hoặc vô ý gây xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc một quyền khác của người khác thì có nghĩa vụ BTTH phát sinh cho người kia (khoản 1 Điều 823). Đối với việc xâm phạm đến uy tín thì người khẳng định hoặc phát tán một sự việc trái với sự thực phục vụ mục đích xâm phạm đến uy tín của một người khác hoặc gây ra những bất lợi khác hoặc gây ra cho sinh kế hoặc sự thăng tiến của người kia thì phải BTTH gây ra cho người kia kể cả khi người đó đúng là không biết điều không đúng sự thật


154 John Y. Gotanda, Using the UNIDROIT principles to fill gaps in the CISG, Hart Publishing, 2008.


nhưng lẽ ra phải biết (khoản 1 Điều 824)155.

Như vậy, việc thừa nhận thiệt hại vô hình như mất uy tín kinh doanh, ảnh hưởng đến thương hiệu là một loại thiệt hại thực tế cần được bồi thường và cần phải ghi nhận trong pháp luật thương mại. Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới, quan hệ thương mại trong nước có nhiều bước phát triển, việc công nhận các thiệt hại phi vật chất trong trách nhiệm BTTH do vi phạm HĐTM là phù hợp với pháp luật quốc tế và đáp ứng đòi hỏi phát sinh từ giải quyết tranh chấp thương mại trong nước cũng như đã đề cập ở một số vụ việc trong Luận án này. Do đó, để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước cần có những văn bản điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định thiệt hại vô hình này.

Thứ bảy, cần sửa đổi quy định về trường hợp loại trừ TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ “loại trừ” hay “miễn trừ” là không thống nhất. Về bản chất, việc một bên vi phạm không phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra trong một số trường hợp không phải là căn cứ để “miễn trừ” trong các văn bản pháp luật hoàn toàn hay một phần TNBTTH. Cần phải hiểu rằng, mặc dù bên vi phạm nghĩa vụ đã gây thiệt hại cho chủ thể có quyền, nhưng theo quy định của pháp luật hoặc các bên thỏa thuận sẽ không phát sinh trác h nhiệm pháp lý (giải thoát khỏi trách nhiệm pháp lý), không phát sinh TNBTTH của họ, có nghĩa là TNBTTH được loại trừ ( không cấu thành trách nhiệm). Tinh thần này được xác định rất rõ trong BLDS Pháp: “Việc không thể thực hiện nghĩa vụ sẽ giải phóng nghĩa vụ cho bên con nợ nếu đó là trường hợp bất khả kháng và tình trạng không thể thực hiện đó là vĩnh viễn, trừ trường hợp bên con nợ có thỏa thuận chịu trách nhiệm, hoặc đã được thông báo nhắc nhở từ trước”156. Còn đối với “miễn trừ” nghĩa là trên thực tế đã xảy ra sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và có gây thiệt hại, nhưng không rơi vào các trường hợp được pháp luật loại trừ trách nhiệm, được bên bị thiệt hại đã miễn cho bên kia không phải chịu trách nhiệm về vi phạm đó của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Theo đó, có thể hiểu, miễn trừ là miễn cho khỏi phải chấp hành; loại trừ là loại bỏ, làm cho mất đi, không kể đến vì đã được quy định từ trước. Tuy nhiên căn cứ Điều 294 LTM năm 2005 có thể thấy, nếu xảy ra những trường hợp mà điều luật này quy định thì người vi phạm HĐTM không phải chịu trách nhiệm (không có trách nhiệm) nói chung, TNBTTH


155 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Bộ luật Dân sự Đức - Chế định nghĩa vụ, Nxb Lao Động, Hà Nội.

156 Điều 1351 của BLDS Pháp sửa đổi theo phê chuẩn của Luật số 2018 -287 ngày 20/4/2018.


nói riêng. Do đó, sử dụng khái niệm “miễn” trong điều luật này là không phù hợp với bản chất của vấn đề, mà phải sử dụng khái niệm “loại trừ”. Việc nhà làm luật đã quy định theo hướng "đồng nhất" giữa trường hợp được "miễn trách nhiệm" (ghi nhận tại điểm a, khoản 1 Điều 294) với các trường hợp được "loại trừ trách nhiệm" (ghi nhận tại điểm b,c, d khoản 1 Điều 294) là không hợp lý, cần được nghiên cứu để chỉnh sửa nhằm đảm bảo tính chính xác trong sử dụng thuật ngữ; cần sửa đổi theo hướng quy định tách bạch rõ ràng giữa trường hợp "miễn trách nhiệm" đối với hành vi vi phạm (hiện tại đang được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 294) với các trường hợp được "loại trừ trách nhiệm" đối với hành vi vi phạm (hiện tại đang được ghi nhận tại điểm b, c ,d khoản 1 Điều 294).

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã hội như những tác động của thiên tai (động đất, lũ lụt, núi lửa) và cả những tác động của con người (chiến tranh, bạo loạn, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...). Do các yếu tố này thường xảy ra bất ngờ đối với các bên tham gia hợp đồng, nên khi bên vi phạm hợp đồng gặp một trong các yếu tố này sẽ được "loại trừ" trách nhiệm hợp đồng. Riêng đối với "yếu tố" được loại trừ trách nhiệm theo mô tả tại khoản d Điều 294 LTM năm 2005 là: "Hành vi vi phạm của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng" thì cần quy định rõ các tình huống cụ thể. Mặc dù đây là một trong những căn cứ "miễn" trách nhiệm do vi phạm HĐTM, song BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đã thể hiện sự thiếu đồng bộ trong quy định về các trường hợp loại trừ TNBTTH do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này chỉ được dự liệu trong LTM năm 2005, không được quy định trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, về nguyên tắc, khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến hệ quả không thể thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được loại trừ trách nhiệm dân sự. Đồng thời, quy định của pháp luật hiện hành không quy định rõ những trách nhiệm nào sẽ được loại trừ; phần chung về HĐTM hay nghĩa vụ dân sự cũng không thể hiện rõ mức thiệt hại nào thì bên có nghĩa vụ sẽ được loại trừ; không có quy định hướng dẫn cụ thể cơ quan quản lý Nhà nước trong trường hợp này ra quyết định nhằm mục đích gì; những điều kiện cụ thể để một quyết định có thể trở thành căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Nếu việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước gây thiệt hại cho các bên trong quan hệ hợp đồng thì cần có cơ chế phù hợp đảm bảo lợi ích của cả hai bên trong quan hệ hợp đồng. Qua nghiên cứu và quan sát

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí