Thang Đo Dự Kiến Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Pt Dlst Bền Vững


Bảng 2.4 Thang đo dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến PT DLST bền vững

huyện Củ Chi


STT

THANG ĐO

NGUỒN ĐỀ XUẤT

Tài nguyên du lịch sinh thái

1

Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật.

Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014

2

Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc

Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016

3

Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm;

Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016

4

Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh thái.

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

5

Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch thuận tiện

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

Cơ sở vật chất

6

Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận tiện trong địa bàn

Maythawn Polnyotee, 2014

7

Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch sinh thái được đảm bảo

Maythawn Polnyotee, 2014

8

Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử lý rác thải) được đảm bảo

Maythawn Polnyotee, 2014

9

Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn tiếp cận các điểm du lịch thuận tiện

Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014

10

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST tiện nghi, an toàn, hiện đại

Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014

Sản phẩm dịch vụ du lịch

11

Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch đa dạng, tiện nghi

Nguyễn Trọng Nhân, 2015

12

Hệ thống các dịch vụ mua sắm tiện lợi

Nguyễn Trọng Nhân, 2015

13

Hệ thống các dịch vụ ăn uống phong phú, chất lượng

Nguyễn Trọng Nhân, 2015

14

Các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn

Nguyễn Trọng Nhân, 2015

15

Đặc sản tự nhiên ngon, đa dạng (hàng hoá, sản vật, ẩm thực đặc trưng).

Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016

16

Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ...)

Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016

Tổ chức quản lý điểm đến

17

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra.

Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 7


18

Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội.

Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014

19

Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải.

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

20

Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột

Nguyễn Trọng Nhân, 2015

21

Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, kém chất lượng

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

22

Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bài bản.

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

Sự tham gia của cộng đồng địa phương

23

Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch (trên 5% tại các điểm đến du lịch)

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

24

Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch (trên 50%)

Vũ Văn Đông, 2014

25

Ý thức về DLST của người dân địa phương được nâng cao.

Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014

26

Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.

Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014

27

Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.

Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014

Bảo vệ môi trường sinh thái

28

Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng đắn.

Nguyễn Quyết Thắng, 2012

29

Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa học, chặt chẽ.

Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL

30

Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao.

Nguyễn Quyết Thắng, 2012

31

Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý.

Nguyễn Quyết Thắng

32

Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát

Nguyễn Quyết Thắng

Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

1

Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế

Vũ Văn Đông, 2014

2

Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định về mặt xã hội

Vũ Văn Đông, 2014

3

Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại môi trường

Vũ Văn Đông, 2014

(Nguồn: Tác giả tổng hợp đề xuất)

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi được đề xuất như sau:


H1

H2

Sản phẩm, dịch vụ

H3

PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG HUYỆN

CỦ CHI

H4


H5

H6

Tài nguyên du lịch sinh thái

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tổ chức quản lý điểm đến

Sự tham gia cộng đồng

Bảo vệ môi trường DLST


Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình đề xuất trên, các giả thuyết được nêu ra như sau:

Bảng 2.5: Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá


Giả thuyết

Nội dung


H1

Tài nguyên du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng

cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững.


H2

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLSTcó tác động cùng chiều (+) với

biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững


H3

Sản phẩm, dịch vụ tác động có cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng

ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững


H4

Tổ chức quản lý điểm đến có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc

phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững


H5

Sự tham gia của cộng đồng có tác động cùng chiều (+) với biến phụ

thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng



cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững


H6

Bảo vệ môi trường du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá

càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và lập phiếu khảo sát, điều tra phỏng vấn du khách đã từng đi tham quan tại các khu, điểm tham quan du lịch huyện Củ Chi.

Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về di lịch sinh thái và phát triển DLST bền vững cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong nước có liên quan. Từ đó tác giả đề xuất mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi”, mô hình này sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong Chương 3.


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi để hiệu chỉnh, bổ sung thang đo cho phù hợp với ngành du lịch nói chung và đặc điểm du lịch của địa phương nói riêng. Bước nghiên cứu này nhằm xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm các câu hỏi chi tiết cho phần nghiên cứu chính thức cũng như xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý với thực tế của ngành du lịch huyện Củ Chi.

Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hình thức thảo luận nhóm tập trung. Thông tin trong quá trình nghiên cứu dựa trên các tài liệu thống kê đặc điểm, tình hình phát triển du lịch của địa phương, đồng thời sử dụng các nghiên cứu trước làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, điều chỉnh cách đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. Vì vậy, thông qua nghiên cứu định tính, các yếu tố và biến quan sát trong thang đo được thừa kế các nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại huyện Củ Chi. Mục đích của cuộc thảo luận này nhằm:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về PTDLST bền vững huyện Củ Chi, cùng với các biến quan sát để đo lường các yếu tố này.

- Khẳng định và bổ sung các yếu tố chính ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả. Trên cơ sở đó, tiến hành thảo luận, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường yếu tố này.

Tác giả gửi thư thông báo nội dung góp ý và tổ chức gặp gỡ trao đổi một số chuyên gia, các đại diện các sở ngành, công ty kinh doanh du lịch về đề tài với các thành phần tham gia gồm: 3 đại diện của Sở Du lịch TP.HCM; 5 đại diện UBND huyện và ban quản lý các khu, điểm tham quan du lịch trong địa bàn huyện Củ Chi; 14 đại diện các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phóng viên và 2 hướng dẫn viên du lịch.


Danh sách những người tham gia được nêu trong Bảng 2: Danh sách các chuyên gia, nhà quản lý tham gia khảo sát, Phụ lục 1.

Trong nội dung trao đổi, tác giả nêu ra các câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng nhau bày tỏ, trao đổi quan điểm, phân tích ý kiến và phản biện theo các nội dung trong dàn bài thảo luận mà tác giả đưa ra. Sau khi nhận ý kiến phản hồi của các thành viên, tác giả tổng hợp các ý kiến, thống nhất xây dựng mô hình chính thức và các thang đo cho từng yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Kết quả của cuộc thảo luận là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh bổ sung, phát triển thang đo và xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng.

3.1.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc khảo sát ý kiến du khách đã từng đến huyện Củ Chi du lịch trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2017 đến 01/12/2017 dựa trên bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá thang đo, xác định tầm quan trọng của các yếu tố, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng cũng như để kiểm định giả thuyết đã được nêu ở chương trước.

Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Việc xác định các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi dựa vào lý thuyết và các thang đo đã được kiểm định của các nghiên cứu trước. Qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo của từng yếu tố đã được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm và điều kiện của môi trường du lịch tại địa phương. Thang đo


tất cả biến quan sát của các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi được xây dựng dựa trên thang đo Liker 05 mức độ, cụ thể là: (1) Rất không quan trọng; (2) Không quan trọng; (3) Không ý kiến; (4) Quan trọng và (5) Rất quan trọng. (Câu hỏi phỏng vấn lấy ý kiến nhóm chuyên gia, Phụ lục 1)

Kết quả thảo luận nhóm đã khẳng định các nhân tố và biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Củ Chi. Qua phân tích định tính cho thấy các câu hỏi trong thang đo dùng để phỏng vấn các đối tượng tham gia khảo sát đều rõ ràng, dễ hiểu, mỗi câu hỏi đều thể hiện được khía cạnh khác nhau của từng nhân tố được cho là ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại Củ Chi.

3.1.3. Thiết kế mẫu

1.. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Tác giả và cộng sự đã trực tiếp phỏng vấn khách du lịch đi du lịch tại Củ Chi. Điều kiện tiến hành cuộc khảo sát là những du khách này đã từng đến Củ Chi du lịch ít nhất một lần và cuộc khảo sát tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 01/9/2017 đến 1/12/2017.( Phiếu khảo sát, Phụ lục 2).

2.. Kích thước mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 5 trên một biến quan sát và tốt nhất là 10 trở lên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến, mô hình nghiên cứu gồm có 30 biến quan sát, do đó theo tiêu chuẩn từ 5 đến 10 mẫu trên một biến đo lường, lấy 5 mẫu thì kích thước mẫu tối thiểu cần khảo sát là n1 = 30*5 = 150 và tốt nhất là n2 = 30*10 = 300.

Vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu sẽ được thu thập với kích thước mẫu khoảng từ 300 - 350 mẫu.

3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các du khách trong nước đã và đang đi du lịch tại các khách sạn, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi Chi và một số công ty, doanh nghiệp tại TP.


Hồ Chí Minh. Phỏng vấn viên sẽ hỏi, ghi nhận câu trả lời và giải thích các biến quan sát nếu người được phỏng vấn chưa rõ. Để đạt mục tiêu đề ra, tổng số phiếu câu hỏi trực tiếp được phát ra là 398 phiếu. Sau khi lọc các thông tin khảo sát, số bản khảo sát là 316 phiếu hợp lệ.

Để đạị diện cho tổng thể nghiên cứu, cơ cấu mẫu trong nghiên cứu này sẽ được xem xét dựa vào các tiêu chí: (1) Giới tính; (2) Thu nhập hàng tháng; (3) Nghề nghiệp và (4) Độ tuổi.

3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.1.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha là hệ số nhằm kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị từ 0,6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau (Hoàng Ngọc và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mục đích đánh giá độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s Alpha là để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn.

Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) thể hiện sự tương gian giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số này càng cao (lớn hơn hoặc bằng 0,3) thì sự tương quan của biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao.

3.1.4.2 Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích EFA

Mục đích của việc phân tích nhân tố nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al., 1998). Phân tích nhân tố khám phá EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau thỏa được điều kiện:

- Trước khi tiến hành kiểm định EFA chúng ta xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường bằng các phép kiểm định Bartlett hay kiểm định KMO. Kiểm định Bartlett’s Test Sphericity xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022