Thống Kê Cơ Sở Lưu Trú Huyện Củ Chi Giai Đoạn 2013-2017


chữa các công trình thủy lợi hàng năm để đảm bảo tiêu thoát nước. Hiện nay, có 3/20 xã tự đánh giá đạt tiêu chí thủy lợi.

Huyện Củ Chi hiện có một trạm bơm cấp nước thô tại Bến Than - lấy nước từ sông Sài Gòn về cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp, huyện Hóc Môn công suất

300.000 m3/ngày, với tuyến ống cấp nước thô 1500 mm đi trên đường Bến Than, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước 18 m đến 24 m. Nhưng còn khoảng 15 khu vực thị tứ, trung tâm không có hệ thống cấp nước, một số xã sử dụng nước giếng khoan (công nghiệp) tập trung, dân cư sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm khai thác do các hộ gia đình tự khoan giếng. Tổng số giếng khoan trong toàn huyện hiện có 5.214 giếng, với tổng lưu lượng15.485 m3 /ngày, mật độ giếng khai thác 12,2 giếng /km2.

Hệ thống thoát nước là hệ thống chung cho nước mưa và nước thải, mật độ rất thấp, chủ yếu được xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn Củ Chi, một số cụm dân cư và một số cụm, khu công nghiệp (khu công nghiệp Tây Bắc, cụm công nghiệp Tân Thạnh Đông. . .). Phần còn lại, nước thải thoát tự nhiên ra chỗ trũng hoặc kênh rạch, một phần thấm vào đất. (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

e. Cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.

Do đặc thù vị trí địa lý của huyện Củ Chi gần với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (cách 1 tiếng 30 phút đi bằng ô tô) đồng thời thiếu nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ nên hầu như du khách không có xu hướng lưu trú qua đêm nên chỉ có những cơ sở nhỏ lẻ từ 2 sao trở lại, chưa có chuyên môn cao trong phục vụ nhu cầu đoàn khách du lịch trong và ngoài nước. Trong năm 2017, huyện Củ Chi có 32 cơ sở lưu trú du lịch với 557 phòng đã được xếp hạng (Bảng 1. Danh sách các khách sạn huyện Củ Chi, Phụ lục 4).

Bảng 4.3 Thống kê cơ sở lưu trú huyện Củ Chi giai đoạn 2013-2017


Cơ Sở lưu trú 2013 2014 2015 2016 2017




1

1

2

2

2


22


23


25


28


30


9


10


12


14


14


438


452


505


526


557

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 10

Khách sạn 2 sao Khách sạn 1 sao

Cơ sở lưu trú chưa phân hạng


Tổng số phòng Khách sạn 1 và 2 sao


(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi,2017 )

Về cơ sở dịch vụ du lịch mua sắm, ăn uống: Huyện có 01 siêu thị, 17 chợ truyền thống và 50 cửa hàng tiện ích cùng với hệ thống các cửa hàng, tạp hóa khắp các xã. Các cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân nhưng chưa có khu mua sắm hàng lưu niệm, trung tâm thương mại lớn phục vụ du khách nước ngoài. Tuy có một số cơ sở ăn uống đặc sản nổi tiếng như cơ sở bò tơ Xuân Đào, nhà hàng Bến Nẩy, Kim Mã…nhưng đa phần là cơ sở ăn uống nhỏ lẻ.

Theo báo cáo, Huyện hiện chỉ có 04 nhà hàng được cấp Quyết định công nhận cơ sở “Dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch” (Nhà hàng Bến Dược, Nhà hàng Bến Đình, Nhà hàng Xuân Anh và Nhà hàng Kim Mã II) và 05 doanh nghiệp lữ hành.

2. Các khu, điểm tham quan du lịch

Trên địa bàn huyện Củ Chi hiện có nhiều khu, điểm du lịch mang tính chất văn hoá - lịch sử, sinh thái, nổi bật có Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Bến Đình được công nhận là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, hàng năm thu hút trên 1,3 triệu lượt khách trong và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu. Bên cạnh đó một số khu, điểm tham quan du lịch, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt và làng nghề và hướng đến du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút khách tham quan và là nơi học tập ngoại khoá dành cho học sinh, sinh viên thường xuyên. Cụ thể:

Bảng 4.4 Các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi


STT

Khu, điểm tham quan

du lịch

Địa điểm

Hoạt động du lịch


1

Di tích lịch sử Địa đạo Bến Dược

ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng

Tham quan, trải nghiệm di tích lịch sử

2

Di tích lịch sử Địa đạo

Bến Đình

ấp Bến đình, xã

Nhuận Đức

Tham quan, trải nghiệm di tích

lịch sử

3

Công viên nước Củ Chi

xã Phước Vĩnh An

Vui chơi giải trí

4

Vườn suối cá Koi Hải

Thanh

xã Trung An

Tham quan sinh vật cảnh, nghỉ

dưỡng

5

Khu Du lịch sinh thái

Bình Mỹ

xã Bình Mỹ

Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,

ăn uống

6

Khu du lịch sinh thái văn

hóa dân tộc thiểu số FOSACO

xã Nhuận Đức

Tham quan, ăn uống nghỉ dưỡng, hoạt động dã ngoại

7

Đình Cây Sộp

ấp Cây Sộp, xã Tân

An Hội

Tham quan di tích lịch sử

8

Đình Xóm Huế

ấp Xóm Huế, xã

Tân An Hội

Tham quan kiến trúc nghệ

thuật

9

Chùa Linh Sơn

ấp Phú Lợi, xã Phú

Hòa Đông

Tham quan kiến trúc nghệ

thuật

10

Đình Tân Thông

ấp Trung, Xã Tân

Thông Hội

Tham quan di tích lịch sử

11

Khu dã ngoại Green Park

xã Tân Thạnh

Đông

Tham quan hướng nghiệp, vui

chơi giải trí cho học sinh

12

Khu Du lịch Sinh thái

Giáo dục Về Quê

xã Tân An

Tham quan hướng nghiệp, vui

chơi giải trí cho học sinh

13

Khu nông nghiệp công nghệ cao

xã Phạm Văn Cội

Tham quan nghiên cứu sản xuất và thực hành nông nghiệp

công nghệ cao

14

Nông trang Xanh

xã An Nhơn Tây

Tham quan hướng nghiệp, thực hành nông nghiệp, ăn uống, vui

chơi giải trí

15

HTX trồng rau an toàn

VietGAP

xã Bình Mỹ, xã

Trung Hiệp Thạnh

Tham quan mô hình trồng rau

an toàn

16

Làng nghề đan lát

xã Thái Mỹ,

Tham quan nghề truyền thống

17

Làng nghề mành trúc

xã Tân Thông Hội,

Tham quan nghề truyền thống

18

Làng nghề bánh tráng

xã Phú Hoà Đông

Tham quan nghề truyền thống

19

Nhà truyền thống huyện

Củ Chi

Tỉnh lộ 8, Thị trấn

Củ Chi

Tham quan, nghiên cứu lịch sử

cách mạng huyện Củ Chi

20

Nhà tưởng niệm Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, anh

hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Rành

xã Phước Hiệp

Tham quan, nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các chuyến khảo sát trên địa bàn Củ Chi năm 2017)


Tổng số cơ sở vườn, trại, hợp tác xã du lịch sinh thái đang đưa vào hoạt động lĩnh vực du lịch hoạt động du lịch bao gồm 5 trang trại nông nghiệp chăn nuôi gia súc, trồng rau, nấm; 3 trang trại nuôi thuỷ sản; 6 vườn lan, cây kiểng (Bảng 2 Danh sách các vườn, trại, HTX du lịch sinh thái nông nghiệp huyện Củ Chi, Phụ lục 4).

Trong những năm qua du khách đến tham quan Củ Chi ngày càng tăng, tuy nhiên tổng lượt khách quốc tế này chỉ chiếm không quá 13,1 % so tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố và giảm dần so với tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế chung toàn Thành phố còn 9,5% năm 2017 :

Bảng 4.5 So sánh lượt khách quốc tế đến Củ Chi và TPHCM 2013-2017

Năm ĐVT: người

Điểm đến 2013 2014 2015 2016 2017


1./ Địa đạo Củ Chi

Bến

521.533

550.935

602.568

594.286

606.997



4.109.000


4.400.000


4.600.000


5.200.000


6.389.480


12,7

12,5

13,1

11,4

9,5

(Bến Đình và Dược)


2./ TP.Hồ Chí Minh Tỷ lệ %

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi và Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh)

Huyện đang thực hiện một số giải pháp thu hút đầu tư nhằm phát triển các khu DLST nhà vườn ven sông Sài Gòn; các sản phẩm và dịch vụ du lịch và khai thác tuyến du lịch đường sông đang được du lịch Thành phố quan tâm khai thác.

Nhìn chung Củ Chi nổi tiếng với loại hình du lịch văn hóa, di tích lịch sử với hệ thống địa đạo tại Bến Dược và Bến Đình; việc khai thác tiềm năng DLST với tài nguyên rừng tự nhiên, các sông, suối, thác, ao hồ, đất trồng nông nghiệp, vườn cây… bị hạn chế và chưa phát triển đúng tiềm năng.

4.1.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

Theo thống kê từ năm 2011 đến năm 2016, dân số huyện Củ Chi từ 296.032 người tăng lên 362.454 người. Trong số đó dân số thành thị vẫn chiếm tỷ trọng


thấp, dân số nông thôn chiếm gần 95% nên kinh tế chủ yếu của Huyện Củ Chi là kinh tế nông nghiệp, đây là lực lượng lao động chính cho sự phát triển kinh tế của Huyện. Năm 2017, tổng số lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện lên 167.669 /173.430 người, đạt 96,68%. Trong đó có khoảng 8.397 lao động (chiếm 5%) phục vụ trong 4.721 cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch, điều này dẫn đến thiếu nguồn nhân lực tại chỗ cho ngành du lịch huyện.

Trong năm 2016, huyện Củ Chi đã mở 75 lớp học nghề gồm 36 lớp nghề nông nghiệp, 39 lớp nghề phi nông nghiệp với 2.170 lao động tham gia, đạt 166,9% kế hoạch. Tuy nhiên vẫn còn khó vận động học viên tham gia học nghề, lao động phổ thông hiện đang làm việc cho các công ty, xí nghiệp không có thời gian học nghề, các ngành nghề được đào tạo chưa thu hút được người lao động tham gia học... và đặc biệt chưa tổ chức được các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch

, du lịch cộng đồng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch, ngoại trừ việc bồi dưỡng riêng lẻ của các cơ sở kinh doanh du lịch. (Báo cáo UBND huyện Củ Chi tại buổi làm việc với Sở Lao động Thương binh xã hội 13/6/2017).

4.1.2.4 Quy hoạch, đầu tư trong du lịch sinh thái

Trong những năm qua trên địa bàn huyện Củ Chi chưa thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào lĩnh vực du lịch; đầu tư trong nước vào du lịch Củ Chi còn rất ít trong các dự án khu du lịch sinh thái nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ tập trung đầu tư về nông nghiệp, nhà vườn rồi mở rộng sang lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, công tác tổ chức quản lý các khu điểm du lịch còn nhiều hạn chế, chưa hiện đại hoá các trang thiết bị, công cụ, và áp dụng công nghệ thông tin, công tác quảng bá, xúc tiến, đầu tư chưa được chú trọng.

Trong công tác quy hoạch phát triển du lịch, UBND Thành phố đã giao Sở Quy hoạch kiến trúc lập đề án quy hoạch phân khu đối với 10 khu vực rộng 4.650 ha ven sông Sài Gòn (Bảng 5. Quy hoạch 10 phân khu chức năng ven sông Sài Gòn, Phụ lục 4) với tính chất khu nông nghiệp làng nghề kết hợp DLST và dân cư nhà vườn. Ngoài ra Huyện còn quy hoạch một số khu vực phát triển du lịch, trong đó


nổi bật là 12 dự án nêu tại Bảng 2. Các dự án phát triển du lịch huyện Củ Chi, Phụ lục 4.

4.1.2.5 Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

Trong 02 năm 2016-2017 Huyện có 4.805/4.855 cơ sở kinh doanh đạt chuẩn về môi trường, chiếm tỷ lệ 98,97% về các cơ sở có hệ thống tiêu thoát nước phù hợp, không tù đọng gây ô nhiễm môi trường. Huyện đã thực hiện tổ chức trồng trên 46.800 cây xanh, xây dựng 03 tuyến đường “Văn minh – Mỹ quan đô thị” và xây dựng 146 ấp - khu phố không rác. Ngoài ra Huyện thường xuyên vận động; hỗ trợ, tư vấn các hộ dân trên địa bàn huyện giống cây phù hợp để trồng hàng rào, đến nay, tỷ lệ xanh hóa tường rào trên địa bàn huyện đạt 20%. Về xử lý rác thải, Huyện đã trang bị trên 7.000 thùng rác tại các hộ dân, khu vực đầu hẻm, việc thu gom rác tại hộ gia đình đạt được 97.815 hộ/100.854 hộ, chiếm 97 % trên tổng số hộ dân. Rác thải y tế được thu gom và chuyển giao đơn vị chức năng quản lý đạt 100%. Trong phong trào vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, hiện 100% hộ dân đều có nhà vệ sinh tự hoại, nhà tắm tại gia đình. Riêng số hộ chăn nuôi có đầu tư xây dựng hầm biogas xử lý nước thải chăn nuôi là 2.866/12.398 hộ (đạt 23,12%), các hộ còn lại tận dụng nước thải chăn nuôi để tưới cỏ. Đối với chất thải rắn chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tận dụng để làm phân bón vườn hoặc được thu gom đóng bao, lưu chứa lộ thiên chờ vận chuyển đi nơi khác bán tận thu. Hiện nay, có 9/20 xã tự đánh giá đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình

4.2.1. Thống kê mô tả mẫu

Qua quá trình khảo sát phỏng vấn, tác giả và các cộng tác viên đã thu được 398 phiếu khảo sát trực tiếp. Trong 398 phiếu thu về có 82 phiếu không đạt yêu cầu (vì nhiều nội dung khảo sát bị bỏ trống do người trả lời không muốn có ý kiến).

Bảng 4.6 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng


STT

Mô tả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

Phiếu khảo sát phát ra

398

100



2

Phiếu khảo sát thu về

326

100

- Không đạt yêu cầu

82

20,6

- Đạt yêu cầu

316

79,4

Như vây, kích thước mẫu để thực hiện đề tài là 316 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được thống kê sau:

Bảng 4.7 Đặc tính của mẫu nghiên cứu


Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ %

% Tích lũy

Giới tính

Nam

173

54,7

54,7

Nữ

143

45,3

100,0

Độ tuổi

Dưới 18

33

10,4

10,4

19 - 23

33

10,4

20,8

24 - 40

77

24,4

45,2

41 - 60

129

40,8

86,0

Trên 60

44

14

100,0

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

48

15,2

15.2

Công nhân viên chức, nhân viên văn

phòng

81

25,6


40,8

Nội trợ, phụ giúp gia

đình

19

6,0

46,8

Nghề tự do, dịch vụ

làm thuê

23

7,3

54,1

Chuyên gia kỹ thuật, lao động nghiệp vụ

chuyên môn cao

65

20,6


74,7

Nhà kinh doanh,

doanh nghiệp

34

10,8

85,5

Nghỉ hưu

46

14,5

100,0

Mức thu nhập hàng tháng


Dưới 5 triệu

113

35,8

35,8

Từ 5 đến 10 triệu

127

40.2

76

Từ 10 đến 15 triệu

46

14.6

91,6

Trên 15 triệu

30

9.4

100,0

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố tác động đến cảm nhận của du khách về như sau:

4.2.2.1 Yếu tố “Tài nguyên du lịch sinh thái “ (TN)

Thang đo yếu tố “Tài nguyên du lịch” được đo lường qua 05 biến quan sát TN1, TN2, TN3, TN4, TN5.

Kết quả chạy phân tích lần 1 độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,768 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến TN1 có hệ số tương quan với tổng bằng

0.056 <0.3. Tiến hành loại biến này ra khỏi thang đo và chạy phân tích độ tin cậy lần 2.

Bảng 4.8 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố TN


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0,833

TN2

10,69

9,669

0,645

0,798

TN3

10,68

9,826

0,763

0,745

TN4

10,80

10,338

0,630

0,802

TN5

10,84

10,517

0,619

0,807

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)


Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy đạt 0,833 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.

4.2.2.2. Yếu tố “Cơ sở vật chất kỹ thuật” (VC)

Thang đo yếu tố “Cơ sở vật chất” được đo lường qua 05 biến quan sát VC1, VC2, VC3, VC4, VC5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022