Quy Trình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Bền Vững Tại Huyện Củ Chi


sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và bác bỏ giả thuyết H0 và chúng ta có thể tiếp tục phân tích EFA. Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Để sử dụng EFA, chỉ số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Số lượng nhân tố trích được: sử dụng chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ giữ lại những nhân tố có chỉ số eigenvalue lớn hơn 1 trong mô hình.

- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): phần trăm biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 50% thì thang đo được chấp nhận.

- Trọng số nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa của EFA (Hair et al., 1998). Factor Loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,5.

3.1.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy

1./ Phân tích hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Do đó, nghiên cứu phân tích hệ số tương quan Pearson nhằm xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Khi hệ số này tiến gần đến 1 thì mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ. Nếu giữa hai biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhạu. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) của một biến độc lập bất kì lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến (Hair et al., 1998).


2./ Phân tích hồi quy đa biến

Là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1 X1i + β2 X2i + … + βp Xpi + ei

Mục đích của việc phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Các tham số quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), gồm có:

- Hệ số β (hệ số hồi quy chuẩn hóa): hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi một đơn vị (các biến độc lập còn lại không đổi).

- Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh: nhằm xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1, theo quy tắc: R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, và R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp.

- Kiểm định ANOVA: là xem xét toàn bộ biến thiên quan sát được của biến phụ thuộc chia làm hai phần: biến thiên hồi quy và biến thiên phần dư và so sánh hai biến thiên này. Nếu biến thiên hồi quy lớn hơn nhiều so với biến thiên phần dư thì mô hình hồi quy càng phù hợp. Nếu ý nghĩa của kiểm định Sig. < 0,05 thì mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

3.1.4.4 Kiểm định khác biệt trung bình

Mô hình T-test (Independent-sample T-test) dùng để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đông (ví dụ như kiểm định sự khác biệt yếu tố giới tính giữa khách du lịch là nam và nữ trong việc cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch). Nếu đám đông của độ khác biệt có phân phối chuẩn (mức ý nghĩa của Levene’s Test > 0,05), ta xem nếu giá trị sig. lớn hơn 0,05 thì không có sự khác biệt về cảm nhận giữa hai nhóm này.

Để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình các đám đông (khi các đám đông không có phân phối chuẩn), ta sử dụng kiểm định One-way ANOVA. Nếu mức ý


nghĩa quan sát của kiểm định lớn hơn 0,05 thì ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa trung bình các đám đông.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Mô hình NC đề xuất

Tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau:


Xác định vấn đề NC và mục tiêu NC

Cơ sở khoa học



Thang đo chính thức

Thảo luận nhóm

Nghiên cứu chính thức


Đo lường độ tin cậy Cronback’s Alpha

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng

- Loại biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ



Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Kiểm tra phương sai trích

- Kiểm tra các nhân tố rút trích

Phân tích mô hình hồi quy đa biến

- Loại biến có mức tải nhân tố nhỏ


- Kiểm tra hệ số tương quan

- Phân tích hồi quy đa biến

- Giá trị trung bình của các yếu tố

Phân tích đặc thù

- Kiểm định One-way ANOVA


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi


3.3. Xây dựng thang đo

Thông qua kết quả thu thập ý kiến nhóm, các thành viên trong nhóm chuyên gia đều thống nhất khẳng định sáu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vũng tại huyện Củ Chi là: Tài nguyên du lịch sinh thái, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Sản phẩm và dịch vụ, Tổ chức quản lý điểm đến, Sự tham gia của cộng đồng địa phương và Công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các thang đo của từng yếu tố có một số điều chỉnh chính như sau: Về yếu tố Sản phẩm và các loại dịch vụ

- Thang đo “Hệ thống các dịch vụ mua sắm” ghép chung với thang đo “Hệ thống các dịch vụ ăn uống” thành 1 thang đo.

- Thang đo “Các dịch vụ vui chơi, giải trí” ghép chung với thang đo các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ...) thành 1 thang đo.

Về yếu tố Tổ chức quản lý khu, điểm du lịch sinh thái.

- Thang đo “Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra” ghép chung với thang đo “Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội” thành 1 thang đo”.

- Thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải” đưa vào Yếu tố “Bảo vệ môi trường du lịch” và bổ sung thang đo “Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị điểm đến hiệu quả.”

- Điều chỉnh thang đo “Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột” thành thang đo Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ

- Thay thang đo “Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, kém chất lượng” thành “Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả.”

Về yếu tố “Bảo vệ môi trường DLST bền vững”

- Thay thang đo “Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát”. thành thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải”.

Mô hình thang đo và nghiên cứu hiệu chỉnh:

Thang đo chính thức cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển


DLST bền vững huyện Củ Chi gồm 33 biến quan sát. Trong đó 30 biến quan sát để đo lường 6 yếu tố tác động và 3 biến quan sát đo lường sự phát triển bền vững.

Bảng 3.1 Biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi

STT

THANG ĐO

KÝ HIỆU

Tài nguyên du lịch sinh thái

1

Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật.

TN1

2

Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc

TN2

3

Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm;

TN3

4

Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh thái.

TN4

5

Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch thuận tiện

TN5

Cơ sở vật chất

6

Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận tiện trong địa bàn

VC1

7

Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch sinh thái được đảm bảo

VC2

8

Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử lý rác thải) được đảm bảo

VC3

9

Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn tiếp cận các điểm du lịch thuận tiện

VC4

10

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST tiện nghi, an toàn, hiện đại

VC5

Sản phẩm dịch vụ du lịch

11

Điểm tham quan hấp dẫn thú vị, kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ

DV1

12

Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tiện nghi, thuận tiện

DV2

13

Hệ thống các dịch vụ mua sắm, ăn uống đa dạng, phong phú

DV3

14

Đặc sản địa phương tự nhiên ngon, độc đáo, đẹp đa dạng (hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng).

DV4


15

Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ...), vui chơi, giải trí phong phú, hấp dẫn…


DV5

Tổ chức quản lý điểm đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 8


16

Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra.

TC1

17

Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ

TC2

18

Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị diểm đến hiệu quả.

TC3

19

Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả.

TC4

20

Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bài bản.

TC5

Sự tham gia của cộng đồng địa phương

21

Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch (trên 5% tại các điểm đến du lịch)

CD1

22

Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch (trên 50%)

CD2

23

Ý thức về DLST của người dân địa phương được nâng cao.

CD3

24

Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.

CD4

25

Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.

CD5

Bảo vệ môi trường sinh thái

26

Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng đắn.

MT1

27

Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa học, chặt chẽ.

MT2

28

Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao.

MT3

29

Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý.

MT4

30

Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải,

MT5

Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

1

Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế

PTBV1

2

Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định về mặt xã hội

PTBV2

3

Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại môi trường

PTBV3


Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày chi tiết phần phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo. Quá trình nghiên


cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình còn lại 33 biến quan sát đo lường cho 7 khái niệm trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi. Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu như: thông tin cần thu thập, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, giới thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu.


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi

4.1.1 Giới thiệu về huyện Củ Chi

4.1.1.1 Lịch sử

Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa có rất nhiều cây Củ Chi (tên ngày nay tthường gọi là cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này là Củ Chi. Củ Chi là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay.

Ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC- NĐ, theo Nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 1963 Củ Chi bị chia thành 2 quận: quận Củ Chi nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn -Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi cũng được bắt nguồn từ đây.

Chính từ những cống hiến, hy sinh trong kháng chiến Củ Chi được Đảng và Nhà nước phong tặng huân chương Thành Đồng, danh hiệu “Củ Chi đất thép thành đồng” từ năm 1967 và Huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới; có 2 đơn vị Lực lượng võ trang và 16/21 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 29 cá nhân anh hùng, 772 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa IV đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh thì quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022