Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Theo Hướng Bền Vững


được trải nghiệm mới lạ, sâu sắc hơn về môi trường sinh thái tại các điểm đến có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc, đem lại những cảm nhận khác với cuộc sống thường ngày nơi họ sinh hoạt, làm việc, cư trú và giúp cho chuyến đi tạo được ấn tượng khó phai với những giá trị tinh thần được nâng cao thông qua khám phá nét đẹp về văn hoá bản địa và môi trường tự nhiên của điểm đến nếu so với các loại hình du lịch vui chơi giải trí truyền thống.

Từ khi Hector Ceballos- Lascurain đề xướng thuật ngữ Du lịch sinh thái – Ecotourism lần đầu năm 1983 (Nguyễn Quyết Thắng, 2012) đến nay thì cũng đã có nhiều thuật ngữ khác để chỉ chung các loại hình du lịch tương tự cùng DLST xuất hiện như:

Bảng 2.1 Các loại hình du lịch sinh thái


Du lịch xanh Green tourism

Du lịch sông nước River tourism

Du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn, du lịch trang trại

Agrotourism, Gardens tourism, Farm tourism

Du lịch thiên nhiên Nature tourism

Du lịch cộng đồng Community tourism

Du lịch thám hiểm Adventure tourism

Du lịch có trách nhiệm Responsible tourism

(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

Vì vậy, để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi vẫn được sử dụng phổ biến (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999) như du lịch nghỉ dưỡng (miền núi, biển, đảo); du lịch thắng cảnh ; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); du lịch mạo hiểm v.v... Ngoài ra, người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như du lịch vãn cảnh làng quê; du lịch nghiên cứu động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền...) v.v...

2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc của du lịch bền vững:

Theo định nghĩa tại Luật Du lịch 2017: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn


hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” Định nghĩa của Luật Du lịch tương đối cô đọng và súc tích nếu so sánh với định nghĩa do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra trong Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững, đồng thời cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá.

Để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch trong quá trình hoạt động, người ta sử dụng những tiêu chuẩn hoặc yếu tố so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau:

Bảng 2.2: Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá phát triển DLST bền vững


Tiêu chuẩn

Kinh tế

Xã hội

Môi trường


Chỉ tiêu 1

Mức tăng trưởng kinh

tế do quá trình phát triển đem lại

Sự khai thác hợp lý

các giá trị văn hóa- xã hội

Mức tăng trưởng kinh tế

do quá trình phát triển đem lại


Chỉ tiêu 2

Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.

Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát

triển văn hóa truyền thống của dân tộc

Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.


Chỉ tiêu 3

Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa

phương

Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng động được cải thiện.

Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

(Nguồn: Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999)


Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững.

2.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

Các cơ sở ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:

- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.

- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.

- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.

- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.

Như vậy phát triển du lịch bền vững là nền tảng của du lịch sinh thái.

Hình 2 1 Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST UNWTO 2009 2 2 3 Vai trò 1.

Hình 2.1: Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009)

2.2.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 thu nhập du lịch quốc tế tại một số nước rất cao: Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước


như: Thailand, Philippin, Hongkong và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường... (UNWTO, 2005).

Hiện nay Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá nhu cầu du lịch quốc tế vẫn mạnh mẽ mặc dù có những thách thức. Vào năm 2016 lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1.235 triệu lượt khách, cao hơn khoảng 46 triệu lượt khách so với năm 2015 (UNWTO, 2017). Còn theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC): Du lịch và lữ hành là lĩnh vực chủ chốt “Key sector” cho phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm trên toàn thế giới. Năm 2016, du lịch đóng góp trực tiếp 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ và 109 triệu việc làm trên toàn thế giới.

Tuy có những đóng góp tích vực vào phát triển kinh tế, hoạt động du lịch cũng gây ra một số tác động về môi trường tự nhiên, xã hội do việc phục vụ khách du lịch đem đến. Đó là việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên DLST bừa bãi dễ gây cạn kiệt tài nguyên tự nhiên, nạn ô nhiễm môi trường, xâm phạm di sản văn hóa vật thể, thay đổi đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư gây tác động tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại các địa phương. Chính vì vậy ý nghĩa của việc phát triển DLST theo hướng bền vững là:

1. Nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng.

2. Mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng đồng địa phương.

3. Góp phần truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng địa phương cho du khách khắp nơi

4. Phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu du lịch sinh thái không phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.

5. Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai.

6. Biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.


7. Nhân tố quan trọng giúp cho du khách trên thế giới biết được tiềm năng kinh tế của các nước, tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới.

2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST theo hướng bền vững

Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo các nhóm yếu tố sau đây:

2.3.1. Nhóm các yếu tố về tài nguyên

Để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật (Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí hậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology).

Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính chất DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn (Rural tourism), du lịch trang trại (Farm tourism), du lịch nông nghiệp (Agrotourism). Các loại hình DLST này rất gần gũi với điều kiện về kinh tế nông nghiệp của huyện Củ Chi và đây cũng chính là loại hình DLST được tập trung nghiên cứu trong đề tài này.

2.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức DLST

Công tác quản lý tổ chức của con người tác động đến sản phẩm DLST thông qua các yêu cầu cơ bản là:

- Tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều


trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách.

- Tính nguyên tắc trong công tác quản lý điều hành. Hầu như lâu nay các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên. Họ đóng vai trò thụ hưởng để khai thác tài nguyên DLST thông qua sự tạo thành sản phẩm du lịch đưa vào kinh doanh bằng cách đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa. Họ có thể không quan tâm trong tương lai những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch.

2.3.3. Yếu tố liên quan đến du khách

Du lịch sinh thái phải thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách về hệ sinh thái của môi trường tự nhiên, xã hội tại điểm đến. Du khách đóng vai trò quan trọng trong DLST khác với các loại hình du lịch khác vì DLST đòi hỏi sự tương tác giữa du khách với môi trường theo hướng tích cực trên cơ sở vừa bảo vệ môi trường vừa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và thụ hưởng của du khách. Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội.

Khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch tri thức, tư duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách DLST điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự


đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực mang dấu ấn thiên nhiên và và con người chưa được hiện đại hóa, đô thị hóa.

2.3.4. Nhóm các yếu tố khác

Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho môi trường tự nhiên, DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:

CPI= AR / a

Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)

AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )

a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.

(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

Có thể tham khảo tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch:

Ví dụ hoạt động giải trí ở các khu du lịch có sức chứa sau:

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST ĐVT: m2/người


Loại hình hoạt động du lịch

Tiêu chuẩn không gian tối thiểu

Nghỉ dưỡng biển

30 - 40

Picnic

60 - 80

Hoạt động dã ngoại

100 - 200

Thể thao

200 - 400

( Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR = TR / a

Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)

TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan

Thời gian trung bình của 1 lượt khách tham quan


2.4. Các mô hình nghiên cứu về phát triển DLST bền vững

2.4.1 Các mô hình trên thế giới

1. Trong đề tài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong, đảo Phuket, Thái Lan (Maythawn Polnyotee, 2014), tác giả khảo sát đánh giá của 120 du khách theo thang đo Likert về 4 yếu tố tác động đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong là: Sức hấp dẫn của điểm đến, lối tiếp cận, phương tiện cơ sở vật chất hạ tầng, an ninh an toàn và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi

biển Patong

Sự tham gia và thái độ của cộng đồng tác động với

du lịch

Theo kết quả khảo sát yếu tố được đánh giá theo thứ tự cao nhất là “Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch” với Mean = 3,59, lần lượt là “Lối tiếp cận” với 3,14; “An ninh, an toàn” với 3,10 và cuối cùng là “Cơ sở vật chất hạ tầng” với 3,07. Mô hình nghiên cứu có dạng sau:



Cộng đồng địa phương


Du khách

Thái độ với sức hấp dẫn, lối tiếp cận, cơ sở vật chất và an ninh


Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Maythawn Polnyotee


2. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố bền vững và hoạt động của điểm đến du lịch từ kỳ vọng của các du khách và doanh nghiệp”, (Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez, 2016) tại đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Các tác giả đã khảo sát 6 yếu tố : (1) Các nguồn tài nguyên chính và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch; (2) Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước; (3) Cung ứng giá trị văn hoá; (4) An ninh; (5) Dịch vụ lưu trú đa dạng và (6) Hàng không giá rẻ với các biến quan sát về sự bền vững trong hoạt động du lịch tương lai của Gran Canaria

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí