Lược Khảo Tài Liệu Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Đề Tài 32779


Chi, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du lịch trên địa bàn Thành phố và UBND huyện Củ Chi. Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển DLST của Củ Chi.

- Phương pháp chuyên gia:

Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của TP.HCM để phỏng vấn, điều tra, có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu định tính; đề xuất các thang đo, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, kiến nghị và đưa ra các hàm ý, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp:

Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về DLST của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam, các công trình khoa học đã được công bố về phát triển du lịch bền vững, những mô hình, cách làm hiệu quả trong phát triển DLST, nhất là ở khu vực TP.HCM, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST theo hướng bền vững.

- Phương pháp so sánh:

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá so sánh giữa Củ Chi với một số nơi có điều kiện tương tự. Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của DLST tại Củ Chi, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên cứu.

1.4.2.2. Phương pháp định lượng

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm ý kiến đánh giá của du khách về phát triển DLST bền vững đã từng tham quan du lịch tại huyện Củ Chi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm định


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 4

mô hình nghiên cứu.

1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài

1.5.1. Lược khảo tài liệu nghiên cứu

Trong những năm qua, tại các quốc gia có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú trên thế giới và tại khu vực Đông Nam Á, thì DLST ngày càng phổ biến và được chú trọng với những giải pháp tập trung phát triển. Nghiên cứu của Hitchcock (2009), “Những vấn đề về du lịch hiện nay tại Đông Nam Á” đã nêu ví dụ về Thái Lan phát triển DLST thông qua việc ban hành Chính sách du lịch sinh thái quốc gia và xây dựng Chương trình hành động quốc gia về du lịch sinh thái, hoặc các nghiên cứu về phát triển DLST tại Malaysia theo tác giả M.Epler Wood, “ Phát triển du lịch sinh thái tại Malaysia – Có thật sự bền vững ?”. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về “Du lịch bền vững tại các vùng đô thị” được tổ chức tại Đại học Trung Quốc ở Hongkong năm 2013, các tác giả Tuan Phong, Ly và Thomas Bauer (2013) trong nghiên cứu “Du lịch sinh thái tại các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam về lý luận và thực tiễn” cho rằng các quốc gia chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển DLST như Việt Nam Nam và Campuchia cần sớm hoạch định khung phát triển toàn diện về du lịch sinh thái.

Về mặt cơ sở lý luận DLST, trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu như: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái – Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn nêu lên các cơ sở khoa học nhằm phát triển DLST tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu tại các địa phương có tiềm năng về tài nguyên DLST tự nhiên như: đề tài của tác giả Vũ Văn Đông (2014) “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu”, luận án Tiến sĩ; đề tài của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012): “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam”, luận án tiến


sĩ kinh tế; đề tài của Nguyễn Thị Trang Nhung, Đỗ Mỹ Hạnh, Nguyễn Quốc Oánh Khoa (2014) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”; đề tài của Nguyễn Trọng Nhân (2015) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Chợ Nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”

Ngoài ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều đề tài về phát triển du lịch tại các quận, huyện có nguồn tài nguyên DLST phong phú tại quận 9, huyện Cần Giờ. Trong đó tại huyện Củ Chi có đề tài của tác giả Huỳnh Thị Loan Phương (2014) với luận văn Thạc sĩ Địa lý học “Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững” đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các điều kiện để phát trin du lịch và thực trạng hoạt động du lịch tại huyện Củ Chi và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần khai thác tài nguyên, phát triển du lịch hiệu qủa và bền vững.

1.5.2. Điểm mới của đề tài

Nhìn chung có rất nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về phát triển DLST nói riêng và phát triển du lịch theo hướng bền vững nói chung trên các tỉnh thành và cũng đã có đề tài nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại huyện Củ Chi. Tuy nhiên đến nay thực sự chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc phát triển DLST tại huyện Củ Chi theo hướng bền vững sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng theo mô hình SERVPERF. Vì vậy, trong quá trình công tác tại Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò phụ trách theo dõi các điểm tham quan du lịch, tham gia các đề tài kiểm kê, đánh giá, xếp hạng tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố và tổ chức nhiều đoàn khảo sát du lịch tại huyện Củ Chi, tác giả mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phát triển DLST tại huyện Củ Chi gắn với việc chú trọng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo đảm lợi ích cho khách du lịch, cho doanh nghiệp du lịch, cho cộng đồng địa phương và cho du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Những điểm mới của đề tài là:

- Xây dựng mô hình SERVPERF nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến


DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiềm năng DLST tại huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay kết hợp kết quả phân tích mô hình.

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển DLST huyện Củ Chi theo hướng bền vững.

1.6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm có 5 chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài liệu và kết cấu của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng đươc sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày hiện trạng DLST tại huyện Củ Chi; kết quả nghiên cứu định lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu và phân tích, đánh giá các kết quả thu được kết hợp hiện trạng thực tế.

Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách

Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các đóng góp của đề tài, đề xuất hàm ý chính sách, kiến nghị các chính sách phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi; đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch sinh thái

2.1.1.Khái niệm du lịch sinh thái

Trong hơn ba thập kỷ qua, DLST xuất hiện trong nghiên cứu học thuật về du lịch bởi Romeril (1985), Với tầm quan trọng của DLST đối với ngành du lịch thế giới ngày càng được nâng cao, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2002 là năm Quốc tế về Du lịch Sinh thái (Deng, King & Bauer, 2002; Maclaren, 2002) và trong cùng năm đã xuất bản ấn phẩm đầu tiên “Journal of Ecotourism” (Weaver, 2005). Nhiều định nghĩa quan trọng hàng đầu về DLST đã xuất hiện. Ví dụ năm 1990 Hội du lịch sinh thái quốc tế cho rằng DLST là du lịch có trách nhiệm đến những khu vực thiên nhiên với sự quan tâm bảo vệ môi trường và nâng cao lợi ích của cộng đồng địa phương. Hiệp hội Du lịch sinh thái Úc cho rằng “du lịch sinh thái bền vững với sự quan tâm hàng đầu về trãi nghiệm thiên nhiên đã đẩy mạnh / thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng và bảo tồn về môi trường và văn hoá bản địa. (Ecotourism Australia, 2013). Mặc dù có sự quan tâm chú ý đến DLST, nhưng định nghĩa về DLST vẫn chưa được thống nhất (Deng, et al., 2002; Weaver, 2005).

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ (1998) thì “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

Honey (1999) đã đưa ra một định nghĩa tương tự: “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.

Tuy nhiên, theo đúc kết của Blamey (1997; 2001) cũng như của Weaver and Lawton (2007), các nhà nghiên cúu/ học giả cũng đi đến một ý kiến gần thống nhất


nhau rằng DLST phải thoả mãn ba điều kiện: bao gồm: (1) điểm đến / tài nguyên thu hút phải dựa trên môi trường tự nhiên; (2) sự tương tác giữa du khách với tài nguyên / điểm đến DLST thông qua học hỏi và giáo dục và (3) việc trải nghiệm và quản lý sản phẩm DLST phải tuân theo những nguyên tắc chính và kết hợp thực hiện với mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, văn hoá xã hội và kinh tế. Đúc kết của Blamey có liên quan đến sự phát triển nhiều loại hình khác nhau về du lịch sinh thái.

Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương

Khái niệm DLST ở Việt Nam là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. (Phạm Trung Lương,1998). Khái niệm này đã được cô đọng trong định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): ”Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”.

Nhìn chung các khái niệm về DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và phát triển bền vững.

2.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch nên sản phẩm DLST mang theo hầu hết các đặc trưng của một loại hình dịch vụ du lịch đó là: tính thời vụ, tính liên vùng, tính đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, tính xã hội hóa… Tuy có nhiều định nghĩa đề cập đến DLST dưới nhiều cách hiểu và phạm vi khác nhau, DLST vẫn có một số đặc trưng cơ bản mà hầu như các nhà nghiên cứu cùng thống nhất là:

2.1.2.1 Đặc trưng về tài nguyên tự nhiên


Các sản phẩm DLST luôn dựa vào hoặc có kết hợp tài nguyên du lịch tự nhiên tạo sự thu hút đối với du khách. Theo Phạm Trung Lương, (1998) DLST có liên quan chặt chẽ đến nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch xanh và cùng hướng đến mục tiêu như: du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững... Tuy nhiên không phải bất kỳ du lịch thiên nhiên hay du lịch dựa vào môi trường thiên nhiên nào cũng là DLST. Du lịch thiên nhiên chỉ đơn thuần là đến các khu vực thiên nhiên, và động cơ chủ yếu của du khách khi tới những nơi này là để thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên có thể bền vững hoặc không, và có thể không liên quan tới bảo tồn môi trường, giá trị văn hoá bản địa và hoặc phát triển đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân địa phương.

2.1.2.2 Đặc trưng về bản sắc văn hóa địa phương

Tính chất văn hóa trong DLST chủ yếu mang tính bản địa (thường là quanh điểm tài nguyên DLST như sinh hoạt của cộng đồng quanh điểm tài nguyên v.v…). Du lịch sinh thái khác du lịch văn hóa ở chỗ du lịch văn hóa dựa trên những yếu tố văn hóa lịch sử truyền thống ở phạm vi không gian rộng của quốc gia, khu vực theo lịch sử để lại, còn DLST cần phải do chính người dân tại chỗ tham gia với bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền (UNWTO, 2005).

2.1.2.3 Đặc trưng về phát triển bền vững

Khái niệm bền vững rất gần gũi và luôn là mục tiêu của DLST và DLST là một loại hình trong phát triển du lịch bền vững đem lại lợi ích cho cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng địa phương nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa và tài nguyên thiên nhiên. (UNWTO, 2005).

2.1.2.4 Đặc trưng về tính cộng đồng:

Du lịch sinh thái đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, nhưng không phải hoàn toàn là du lịch cộng đồng thuần túy. Tính cộng đồng trong DLST mang ý nghĩa ngoài việc tham gia của cộng đồng địa phương còn có sự tương tác giữa các bên doanh nghiệp, cơ quan quản lý, khách du lịch và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường bền vững tại địa phương. (UNWTO, 2005).


2.1.2.5 Đặc trưng về tinh thần trách nhiệm

Du lịch sinh thái cũng là du lịch có trách nhiệm, cộng đồng dân cư, các tổ chức khai thác du lịch, khách du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tham gia hoạt động DLST đều cùng có hướng tiếp cận chung trong hành động là có trách nhiệm thực hiện việc bảo bệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường văn hóa, xã hội và kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Tính trách nhiệm này thể hiện rõ trong việc khai thác tài nguyên DLST phục vụ du khách có mức độ, được quản lý và kiểm soát chặc chẽ thông qua các tiêu chuẩn như như sức chứa của tài nguyên, các biện pháp quản lý khai thác của tổ chức quản lý tài nguyên du lich sinh thái. (UNWTO, 2005).

2.1.2.6 Đặc trưng về tính giáo dục

Nội dung các hoạt động liên quan đến DLST đều có tính giáo dục về môi trường cho các đối tượng tham gia thụ hưởng, giám sát và quản lý. Với việc tham gia các hoạt động DLST, du khách và cộng đồng dân cư sẽ học được cách tôn trọng, yêu quý các tài nguyên DLST và mong muốn sản phẩm DLST sẽ được định hướng khai thác theo cách phát triển du lịch bền vững. (UNWTO, 2005).

2.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái

Hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình

sau:


- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế...

- Theo vị trí địa lí của điểm đến: du lịch biển, du lịch núi, du lịch rừng.

- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.

- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch tự túc.

- Theo phương tiện sử dụng: ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thủy...

Đặc biệt khái niệm loại hình du lịch hay được dùng đến là phân loại theo nhu

cầu và tính chất hoạt động của du khách như: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, DLST... Trong đó, khái niệm DLST ngày nay càng trở nên phổ biến giúp con người trong cuộc sống đô thị ngột ngạt, chen chúc, hối hả cần có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022