Tính Cấp Thiết Và Lý Do Chọn Đề Tài


STT

Tên bảng

Trang

Bảng 4.33

Ảnh hưởng của thu nhập lên đánh giá phát triển du lịch sinh thái bền vững huyện Củ Chi

79

Bảng 5.1

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường

85

Bảng 5.2

Nâng cao công tác tổ chức quản lý điểm đến

86

Bảng 5.3

Các chương trình dự kiến tham quan DLST tại Củ Chi

87

Bảng 5.4

Đề xuất sản phẩm, hàng hóa, đặc sản sản xuất tại Củ Chi

90

Bảng 5.5

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ DLST

91

Bảng 5.6

Quy hoạch không gian phát triển DLST huyện Củ Chi

92

Bảng 5.7

Nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị điểm đến

94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÁC HÌNH



STT

Tên bảng

Trang

Hình 2.1

Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST

15

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu PTDL BV của Maythawn

20


Polnyotee


Hình 2.3

Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez

21

Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu của Ibrahim Bazazo và các cộng

22


sự


Hình 2.5

Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông

23

Hình 2.6

Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng

24

Hình 2.7

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và các cộng sự

25

Hình 2.8

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân

26

Hình 2.9

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền vững tại huyện Củ Chi.

31

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

39

Hình 4.1

Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn hoá và giá trị dự báo đã được chuẩn hoá

73

Hình 4.2

Đồ thị phân phối tần số của phần dư (đã chuẩn hóa)

74

Hình 4.3

Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hoá

74

Hình 4.4

Mô hình chính thức điều chỉnh về các yếu tố tác động phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi.

76


BẢN ĐỒ DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI


Nguồn Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2016 BẢN ĐỒ GIAO THÔNG – DU LỊCH 1

(Nguồn: Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2016)


BẢN ĐỒ GIAO THÔNG – DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI


Nguồn NXB Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam 2015 Chương 1 TỔNG 2

(Nguồn: NXB Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam, 2015)


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số của cả nước (Niên giám thống kê TP.HCM, 2017). Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã có những nỗ lực phấn đấu không ngừng, luôn giữ vững vai trò năng động là trung tâm liên kết của nhiều sản phẩm du lịch cấp vùng và cả khu vực. Trong năm 2017 tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố đạt 6,39 triệu lượt khách, tăng 22,8 % so với năm 2016, chiếm 49,53% lượng khách quốc tế toàn quốc. Lượng khách du lịch nội địa phục vụ ước đạt 24,9 triệu lượt người, tăng 14,6% so cùng kỳ và chiếm 34% lượng khách nội địa cả nước. Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 115,97 ngàn tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2016, chiếm 22,7 % doanh thu cả nước (Sở Du lịch Tp. HCM, 2017).

Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố đặc biệt là DLST. Để thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững, Thành phố đã xác định xây dựng các sản phẩm DLST tại một số quận huyện như huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, quận 9 và xem phát triển DLST ngày càng trở thành một mục tiêu quan trọng khi tốc độ đô thị hóa tại vùng nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng dân cư địa phương thuộc các quận, huyện ngoại thành (Sở Du lịch Tp. HCM, 2017). Trong đó, tại huyện Củ Chi ngoài loại hình du lịch di tích lịch sử nổi tiếng với Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi còn có các khu, điểm du lịch sinh thái như vườn trái cây, tuyến du lịch ven sông Sài Gòn, các làng nghề thủ công truyền thống, vườn hoa lan xuất khẩu, các nông trang, hợp tác xã nông nghiệp nuôi bò sữa, cá sấu, trồng rau an toàn, các cơ sở nuôi trồng cây kiểng, cá cảnh nổi tiếng xuất khẩu nổi tiếng và đặc biệt là khu trung tâm nông nghiệp công nghệ cao duy nhất của Thành phố.

Với điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê


duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND là phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn với khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái (UBND Tp.HCM, 2014). Tuy nhiên, do chậm đổi mới trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, chưa khai thác đúng thế mạnh sẵn có nên DLST kết hợp nông nghiệp ở “vùng đất thép” thời gian qua chưa thực sự lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước để kéo dài thời gian tham quan và lưu trú trên địa bàn Huyện nới riêng và thời gian lưu trú tại Thành phố nói chung. Đa số khách đi du lịch Củ Chi vẫn tập trung vào tuyến tham quan trong ngày tìm hiểu hệ thống địa đạo Bến Đình, Bến Dược và chưa có sự gắn kết các tuyến điểm trên địa bàn Huyện thành một chương trình du lịch đầy đủ khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh của DLST nhằm thúc đẩy phát triển du lịch huyện Củ Chi.

Phát triển DLST tại huyện Củ Chi theo hướng bền vững được xem là một định hướng tích cực sẽ mang đến cho ngành du lịch Huyện những sản phẩm “xanh – sạch – chất lượng cao và mang tính nhân văn sâu sắc”; đảm bảo sự ổn định về lợi ích xã hội và môi trường tự nhiên.

Chính vì vậy phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nâng cao hiệu quả an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn của Huyện và của cả Thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ chương trình xây dựng và phát triển nông thôn mới và cũng một phương thức góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả đối với người nông dân vùng Củ Chi vốn gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh chống Mỹ.

Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn nghiên cứu mô hình tác động đến DLST bền vững trên địa bàn Huyện, và đề xuất các hàm ý, chính sách nhằm phát huy tiềm năng DLST Huyện theo hướng phát triển bền vững.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Đo lường và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững kết hợp đánh giá thực trạng phát triển DLST tại huyện Củ Chi

- Đề xuất các kiến nghị và hàm ý, chính sách cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi.

Đối tượng khảo sát là du khách trong nước đã từng tham quan, du lịch tại Củ Chi để thông qua nhu cầu của họ nhằm xác định các yếu tố quan trọng trong việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Đối tượng tham gia góp ý cho đề tài nghiên cứu gồm cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên đã từng đi du lịch đến huyện Củ Chi, nhân viên các khu, điểm du lịch trên địa bàn Huyện nhằm xây dựng thang đo các chỉ tiêu đánh giá việc việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

1.3.2..Phạm vi nghiên cứu

-Về không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trên địa bàn huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017.


+ Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2013 đến 2017.

+ Số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 9 – 12/2017.

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các yếu tố nào đang tác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ

Chi?


- Việc đo lường, đánh giá các yếu tố tác động đó như thế nào?

- Các kiến nghị, hàm ý, chính sách nào cần thiết để thực hiện phát triển DLST

bền vững tại huyện Củ Chi?

1.4.Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu

1.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:

Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê… đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch, UBND Tp.HCM; Cục Thống kê Thành phố; Sở Du lịch Tp.HCM, UBND Huyện Củ Chi, các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác.

1.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, du khách …về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

1.4.2.Phương pháp nghiên cứu

Có 2 phương pháp được sử dụng nghiên cứu gồm:

1.4.2.1. Phương pháp định tính

- Phương pháp phân tích thống kê:

Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, Cục Thống kê TP, UBND Huyện Củ

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí