(TCQL2: 0.784); (4) Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp mang đặc trưng riêng về văn hóa, con người và quê hương Bến Tre (TCQL4: 0.756).
- Năng lực marketing là yếu tố là ảnh hưởng thứ 6 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.093. Các thành phần tạo nên yếu tố năng lực marketing với mức độ quan trọng như sau: (1) Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo (MAR5: 0.857); (2) Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôn đảm bảo (MAR1: 0.798); (3) Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh (MAR2: 0.793); (4) Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của doanh nghiệp luôn phát huy hiệu quả (MAR4: 0.773); (5) Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường (MAR3: 0.769).
- Thương hiệu là yếu tố là ảnh hưởng thứ 7 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.088. Các thành phần tạo nên yếu tố thương hiệu với mức độ quan trọng như sau: (1) Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản (TH2: 0.853); (2) Thương hiệu doanh nghiệp thân thiện với môi trường (TH5: 0.823); (3) Các thành phần chính trong thương hiệu của doanh nghiệp (tên; biểu trưng, biểu tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu) rất thu hút và dễ hiểu (TH4: 0.817); (4) Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng (TH3: 0.808); (5) Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến (TH1: 0.796).
- Trách nhiệm xã hội là yếu tố là ảnh hưởng thứ 8 đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với hệ số bằng 0.088. Các thành phần tạo nên yếu tố trách nhiệm xã hội với mức độ quan trọng như sau: (1) Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách hàng (TN4: 0.876); (2) Doanh nghiệp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động (TN2: 0.841); (3) Doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ (TN1: 0.799); (4) Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (TN5: 0.792); (5) Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (TN3: 0.777).
5.2 Các giải pháp đề xuất
5.2.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp
5.2.1.1 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng trưởng trong công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP bình quân giai đoạn 2015 – 2020 là 34,2%. Tỷ trọng trong GDP của ngành du lịch trong khối dịch vụ là 10,78%.
Mục tiêu cụ thể
- Tăng lượng khách du lịch đến với Bến Tre đến năm 2020 là 1,3 triệu lượt/năm. Trong đó, số lượng khách quốc tế là 560 ngàn lượt/năm; số lượng khách nội địa là 740 ngàn lượt/năm.
- Doanh thu từ du lịch đạt 2.039,9 tỷ đồng/năm. Trong đó, từ khách quốc tế đạt 1.494,6 tỷ đống/năm, từ khách nội địa đạt 545,3 tỷ đống/năm.
- Tăng nguồn cung phòng khách sạn là 4.300 phòng. Trong đó, phòng cho khách quốc tế là
2.300 phòng, phòng cho khách nội địa là 2.000 phòng.
- Tăng nhu cầu lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch là 6.722 người, làm việc bên ngoài có liên quan đến du lịch là 14.778 người.
- Tăng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch: 2.838,2 tỷ đồng (theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020).
5.2.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp
Quan điểm 1
Căn cứ vào kết quả phân tích định lượng trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp theo mức độ ảnh hưởng từ lớn tới nhỏ đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Cụ thể thứ tự thực hiện các giải pháp hoàn thiện gồm: (1) Nguồn nhân lực; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Điều kiện môi trường điểm đến; (4) Cạnh tranh về giá; (5) Năng lực tổ chức quản lý; (6) Năng lực marketing; (7) Thương hiệu; (8) Trách nhiệm xã hội.
Quan điểm 2
Nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển du lịch của Tỉnh, được đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre tầm nhìn đến năm 2020. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre, du lịch trở thành ngành quan trọng trong khối ngành dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của du lịch nhanh nhất trong khối dịch vụ là 23%.
Tăng NLCT của doanh nghiệp du lịch nhằm tăng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, tăng thu nhập từ du lịch, tăng giá trị gia tăng du lịch, tăng vồn đầu tư, tăng nguồn cung khách sạn và tăng nhu cầu du lịch.
Quan điểm 3
Nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre phù hợp với lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, với đặc thù riêng về du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch trong nước, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch trải nghiệm,…
Quan điểm 4
Nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre có xét đến việc liên kết trong phát triển du lịch của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL bao gồm: An Giang, Bạc Liệu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Tăng liên kết hóa du lịch cho khả năng mở rộng việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành du lịch.
Quan điểm 5
Nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre được so sánh về loại hình và quy mô với các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thị trường ASEAN và thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập “Cộng đồng ASEAN” (12/2015) và ký kết hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Quan điểm 6
Nâng cao NLCT để phát triển doanh nghiệp du lịch Bến Tre một cách bền vững. Từng bước xây dựng ngành “DU LỊCH XANH” trong tỉnh. Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường; duy trì và bảo vệ các lợi thế đặc thù của tỉnh về cộng đồng, sinh thái, văn hóa – lịch sử.
5.2.2 Một số giải pháp đề xuất cụ thể
5.2.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với trọng số γ > 0,150
Giải pháp 1: Chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực du lịch
Cơ sở đề xuất giải pháp: Yếu tố nguồn nhân lực có mức độ ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với trọng số γ = 0,282.
Nội dung: Để các doanh nghiệp du lịch nâng cao được tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Điều tra, phân loại lực lượng cán bộ nhân viên, lao động trong các doanh nghiệp du lịch qua kết quả điều tra để đưa ra kế hoạch đào tạo nghiệp vụ.
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của lao động trong ngành với các cấp trình độ và chuyên ngành khác nhau tại các tổ chức, trung tâm có chức năng đào tạo về chuyên ngành và ngoại ngữ; ngoài tiếng Anh, cần chú trọng đào tạo tiếng Đức, Nhật, Pháp, Hàn, Hoa…
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tổ chức tự đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên cũ, tuyển cán bộ trẻ có năng lực đến từ các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài có nền du lịch phát triển để học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên ngành về du lịch và nghiệp vụ quản lý.
- Tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác với các trường nghiệp vụ du lịch tại các tỉnh lớn như Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… Mở các khóa ngắn hạn, các lớp chuyên ngành du lịch tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.
- Tranh thủ tăng cường nhận được sự hỗ trợ của dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” của Tổng cục Du lịch do Liên Minh Châu Âu tài trợ, nhằm phát triển đội ngũ các đào tạo viên cho các doanh nghiệp để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu với Cộng đồng ASEAN và thế giới.
- Tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ du lịch thông qua các hoạt động khảo sát, tham quan công vụ, hội thảo, hội nghị chuyên ngành du lịch.
Giải pháp 2: Đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm du lịch
Cơ sở đề xuất giải pháp: Yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ có mức độ ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với trọng số γ = 0,236.
Nội dung: Căn cứ vào lợi thế và tiềm năng về tài nguyên du lịch trong Tỉnh, các doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch trong không gian khu du lịch, điểm du lịch như sau: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch miệt vườn làng quê; (3) Du lịch thể thao, sông nước; (4) Du lịch văn hóa – lịch sử; (5) Du lịch cộng đồng, lễ hội, làng nghề; (6) Du lịch tham quan nghiên cứu; (7) Du lịch cuối tuần; (8) Du lịch thương mại, công vụ. Trong đó, khu du lịch được hiểu là khu vực có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách cao, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch đồng bộ, phục vụ cho hàng trăm ngàn lượt khách một năm. Điểm du lịch là nơi tập trung một hoặc vài loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân tạo, đặc biệt hấp dẫn với nhu cầu tham quan của khách, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần
thiết, đảm bảo phục vụ ít nhất 10 ngàn lượt khách tham quan một năm. Các doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần mở rộng chương trình tham quan tại các khu du lịch, điểm du lịch đặc trưng của tỉnh Bến Tre được nêu trong Bảng 5.2 dưới đây:
Bảng 5.2: Các khu du lịch, điểm du lịch đặc trưng của tỉnh Bến Tre
Không gian du lịch | Cấp quản lý | |
1 2 3 | Khu du lịch Khu du lịch Cồn Phụng, Cồn Quý. Khu du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp TP Bến Tre. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn gắn với di tích lịch sử cách mạng. “Đường Hồ Chí Minh trên biển” tại huyện Thạnh Phú. | Quốc gia Cấp tỉnh Cấp tỉnh |
4 5 6 7 8 9 10 11 | Điểm du lịch: Điểm du lịch cồn Phú Bình. Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Cồn Ốc. Điểm du lịch biển Cồn Hổ. Điểm du lịch cồn Nổi. Điểm du lịch làng hoa kiểng chợ Lách, Cái Mơn. Điểm du lịch biển Thừa Đốc. Điểm du lịch biển Thới Thuận. Điểm du lịch vườn chim Vàm Hổ. | Quốc gia Quốc gia Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh |
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 | Điểm di tích văn hóa – lịch sử khai thác phục vụ du lịch Khu lưu niệm Bà Nguyễn Thị Định. Khu di tích lịch sử Đồng Khởi. Khu di tích lịch sử đình Phú Lỗ. Khu di tích nghệ thuất đình Bình Hòa. Khu di tích nghệ thuất đình Tân Thạnh. Khu di tích lịch sử chùa Tuyền Linh. Khu di tích khu rừng Sài Gòn – Gia Định. Khu đền thờ và mộ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Khu đền thờ và mộ Ông Võ Trường Toản. Khu đền thờ và mộ Ông Phan Thanh Giản. Khu đền thờ và mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu. Khu đền thờ và mộ Ông Trương Vĩnh Ký. Tòa thánh Cao Đài Ban Chinh và tòa thánh Cao Đài Tiên Thừa. Bảo tàng tỉnh Bến Tre. | Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp tỉnh |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Và Nguyên Nhân Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đền Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đồng Ý Về Yếu Tố Người Dân Địa Phương
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Quay Lại Và Giới Thiệu Về Bến Tre
- Thẻ Điểm Cân Bằng – Công Cụ Hữu Hiệu Để Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 25
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 26
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giải pháp 3: Đặc trưng – Bến Tre hóa môi trường điểm đến
Cơ sở đề xuất giải pháp: Yếu tố điều kiện môi trường điểm đến có mức độ ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với trọng số γ = 0,185.
Nội dung: Khách du lịch quốc tế và nội địa đến với Bến Tre luôn có mục đích cảm nhận đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, trong một không gian rộng mở tại tỉnh. Trong không gian đó, có nhiều điểm đến; để đáp ứng, môi trường điểm đến cần hoàn thiện không ngừng. Bởi vậy, mở rộng các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh là phương thức quan
TT | Tên tuyến du lịch | Không gian |
1 | Tuyến du lịch đường bộ Châu Thành – Thành phố Bến Tre – Giồng Trôm – Ba Tri – Bình Đại. | Nội tỉnh |
2 | Tuyến du lịch đường bộ Châu Thành – Chợ Lách – Mỏ Cày Bắc – Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú | |
3 | Tuyến du lịch đường thủy Cồn Phụng – Tân Thạch – Quới Sơn – An Khánh – Phú Túc. | Huyện Châu Thành |
4 | Tuyến du lịch đường thủy Nhơn Thạch – Sơn Phú – Phú Thuận – Mỹ Thạnh An. | Tp. Bến Tre |
5 | Tham quan vườn hoa kiển Cái Mơn – xã Vĩnh Thành Tham quan vườn cây ăn trái cồn Phú Đa – cồn Phú Bình – xã Vĩnh Bình, Phú Phụng. | Huyện Chợ Lách |
6 | Thành phố Hồ Chí Minh – Bến Tre, lưu trú tại: Cồn Phụng, Tp. Bến Tre. | Liên tỉnh |
7 | TP Hồ Chí Minh – Bến Tre – Trà Vinh – Tp. Cần Thơ, lưu trú tại: Cồn Phụng, Tp. Bến Tre, Tp. Cần Thơ. | |
8 | TP Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Tp. Cần Thơ, lưu trú tại: Cồn Phụng, Tp. Bến Tre, Tp. Cần Thơ. | |
9 | TP Hồ Chí Minh – Bến Tre – Vĩnh Long – Tp. Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, lưu trú tại: Cồn Phụng, Tp. Bến Tre, Tp. Cần Thơ, Tp. Rạch Giá. |
trọng, là động lực để hoàn thiện điều kiện môi trường điểm đến. Trong thời gian tới các tuyến du lịch mà doanh nghiệp cần phát triển cụ thể được nêu trong bảng 5.3 dưới đây: Bảng 5.3: Phát triển tuyến du lịch nhằm hoàn thiện điều kiện môi trường điểm đến
Nguồn: Tác giả tổng hợp Ngoài ra, cơ chế chính sách của địa phương về phương diện chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, chính sách thuế, các hoạt động quản lý hành chính, giá cả dịch vụ hỗ trợ kèm theo tốt sẽ tác động rất lớn đến NLCT của doanh nghiệp du lịch. Do đó, doanh nghiệp cần có những kiến nghị, đề xuất ý kiến của mình với các cơ quan quản lý của địa phương trong việc xây dựng cơ chế chính sách cho
ngành du lịch.
Yếu tố người dân địa phương ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của doanh nghiệp, bởi sự hiếu khách của người dân địa phương sẽ tạo ra một dấu ấn đặc biệt cho du khách khi đến tham quan. Bến Tre có đặc điểm về văn hóa – xã hội gần giống với các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên người dân Bến Tre được biết đến với đặc tính chân chất trong thời bình và có những đại biểu là những anh hùng dân tộc trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần phải biết tận dụng các lợi thế này trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm,
chiến lược quảng bá thương hiệu gắn liền yếu tố người dân trong các hoạt động dịch vụ du lịch của mình.
Bến Tre là cái nôi đa dạng sinh học, nơi di truyền giống dừa của Việt Nam với đầy đủ các bộ giống từ dừa xiêm xanh, xiêm lục, xiêm lửa, xiêm đỏ, xiêm núm, dừa dứa, ẻo xanh, ẻo nâu...nhiều giống dừa tồn tại với cá thể ít hầu như trên thế giới chỉ có ở Bến Tre như dừa sọc (vỏ dừa có sọc), dừa ẻo nâu với số lượng trái trên quày nhiều nhất và trái nhỏ phù hợp cho việc làm dừa kem - một trong những món ăn khoái khẩu của khách du lịch. Để phát huy giá trị của cây dừa, doanh nghiệp nên đưa truyền thuyết vào trong hiện thực, khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa ẩm thực dừa và giá trị y học liên quan đến cây dừa để kết hợp thành đặc trưng của du lịch sinh thái dừa Bến Tre mà các tỉnh trồng dừa khác không có được. Bên cạnh môi trường tự nhiên đẹp, sạch bởi những hàng dừa xanh, Bến Tre còn có rất nhiều các di tích lịch sử, đền chùa là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách. Do đó, doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần phải biết tận dụng các lợi thế này trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng bá thương hiệu, gắn liền yếu tố môi trường tự nhiên trong các hoạt động dịch vụ du lịch của mình.
Giải pháp 4: Liên kết hóa doanh nghiệp du lịch – Cạnh tranh công bằng về giá
Cơ sở đề xuất giải pháp: Yếu tố cạnh tranh về giá có mức độ ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với trọng số γ =0,182.
Nội dung: Để cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch cùng loại của các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL; có 3 chiến lược có thể áp dụng với các doanh nghiệp du lịch Bến Tre là: (1) Chiến lược chất lượng cao, giá cả hợp lý; (2) Chiến lược sản phẩm độc đáo; (3) Chiến lược thị trường thích hợp. Các doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần thực hiện các phương châm kinh doanh như sau:
- Có nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch cho 1 thị trường.
- Kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch cho 1 đối tượng khách hàng, với giá cả thích hợp để thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp tiềm năng nhất, có tính chiến lược là: “Chất lượng cao, giá cả hợp lý”. Tuy nhiên, với đặc thù của hoạt động du lịch ở trong và ngoài nước, giữa các tỉnh ở ĐBSCL, khi mà điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều điểm tương đồng; việc liên kết hóa doanh nghiệp du lịch là phương thức hữu hiệu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng về giá, với mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp