Lượng Khách Du Lịch Đến Bình Định Giai Đoạn 2005 - 2016


nghề làm gốm, nổi danh với gốm Gò Sành, có niên đại từ thời kỳ Champa (thế kỷ XIV -XV), nghề rèn… Ngày nay, nhiều nghề và làng nghề truyền thống vẫn còn duy trì hoạt động như: nghề làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở Nhơn Hậu (Đập Đá, An Nhơn), nghề làm nón (Phù Cát), nghề nấu rượu ở Bàu Đá (Nhơn Lộc, An Nhơn), nghề làm bánh tráng, phổ biến ở hầu hết các vùng trong tỉnh. Du khách khi đến tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất tinh vi với tay nghề điêu luyện khéo léo của người lao động làm ra những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóa dân gian, vừa có tính nghệ thuật cao, đồng thời là những sản phẩm lưu niệm độc đáo, có giá trị cho khách tham quan du lịch.

4.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định

Lượng khách du lịch

Trong giai đoạn 2005 – 2016, lượng khách du lịch đến Bình Định tăng liên tục, ổn định với mức tăng trưởng khá cao là 21,0% (trong đó tốc độ tăng của khách quốc tế là 24,6% và của khách nội địa là 20,44%). Riêng giai đoạn từ 2010 – 2016 đạt 21,0% (trong đó tốc độ tăng của khách quốc tế là 27%/ năm và khách nội địa là 20,43%/ năm).

Bảng 4. 1: Lượng khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2005 - 2016


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2016

Tổng

Lượt khách

380.300

971.000

2.602.000

Khách quốc tế

Lượt khách

28.500

79.000

205.950

Ngày lưu trú trung bình

Ngày

1,7

1,9

2,1

Chỉ tiêu bình quân

Đồng/người/ngày đêm

570.000

900.000

1.700.000

Khách nội địa

Lượt khách

351.800

892.000

2.396.050

Ngày lưu trú trung bình

Ngày

1,2

1,5

2

Chi tiêu bình quân lưu

trú

Đồng/người/ngày đêm

210.000

400.000

600.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định - 9

Nguồn : TCDL và Sở Du lịch Bình Định

Tổng thu từ du lịch

Năm 2005, doanh thu du lịch đạt khoảng 90 tỷ đồng (tổng thu khoảng 150 tỷ


đồng), đến năm 2010 đạt hơn 260 tỷ đồng (tổng thu khoảng 670 tỷ đồng), năm 2015 đạt hơn 1.037,5 tỷ đồng (tổng thu khoảng 2.680 tỷ đồng) đạt mức tăng 24,8% năm, trong đó 2005 – 2010 xấp xỉ 24,6% năm từ 2011 – 2015 khoảng 25%.

Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ : Lưu trú chiếm 32% ; ăn uống 41% ; vận chuyển lữ hành 16% ; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và dịch vụ khác 11%.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở lưu trú : Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 140 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng bao gồm : 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao ; 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao ; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao ; 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 1 nhà nghỉ du lịch với tổng số buồng lên trên

3.200 buồng.

Hoạt động lữ hành : Năm 2017, toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 5 đơn vị lữ hành quốc tế, 20 đơn vị lữ hành nội địa, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Lao động ngành du lịch

Năm 2017 có 4.050 lao động du lịch, trong đó có 933 lao động có trình độ đại học và trên đại học, chiếm xấp xỉ 23% ; 2.334 lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, chiếm gần 55% ; 300 lao động đã qua đào tạo sơ cấp và bồi dưỡng, chiếm hơn 7%, còn lại 678 lao động chưa qua đào tạo, chiếm gần 17%.

4.1.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ HDV du lịch Bình Định

4.1.3.1. Cơ cấu lao động

Là một Tỉnh đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nên đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 4. 2: Bảng Hướng dẫn viên thống kê theo giới tính

Đvt: Người


HƯỚNG DẪN VIÊN




STT

ĐƠN VỊ

Định

biên

Thời

vụ

Tổng

cộng

Nam

Nữ

1

Vietravel Chi nhánh Quy Nhơn

7

10

17

18

9

2

Trung tâm lữ hành du lịch Hải Âu

5

5

10

7

3

3

Công ty TNHH du lịch Miền Trung

4

4

8

4

4

4

Công ty TNHH Lữ hành Golden –

6

5

11

7

4

5

Trung tâm lữ hành du lịch Công

5

5

10

6

4

6

Công ty TNHH du lịch Quy Nhơn

3

5

8

5

3

7

Công ty TNHH dịch vụ du lịch &

thương mại KMK

3

4

7

4

3

8

Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất

3

4

7

6

1


9

Công ty TNHH TM, XD & DV Du

lịch Bình Long


3

2


5


3


2

10

Công ty TNHH TM, XD & DV Du

lịch Quang Trung

4

2

6

5

1

Nguồn: Sở Du lịch Bình Định

Qua bảng 4.2, ta thấy tổng số Hướng dẫn viên định biên tại các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định là 43, còn lao động thời vụ là 46; tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định còn có rất nhiều hướng dẫn viên tự do đang cộng tác viên cho các công ty lữ hành theo mùa vụ.

Bảng 4. 3: Bảng Hướng dẫn viên thống kê theo Trình độ chuyên môn

Đvt: Người


Thứ tự

Đơn vị


Trình độ chuyên môn



Sau

Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

1

Vietravel Chi nhánh Quy Nhơn

2

6

6

3


2

Trung tâm lữ hành du lịch Hải Âu

1

3

5

1

3

Công ty TNHH du lịch Miền Trung


3

3

2

4

Công ty TNHH Lữ hành Golden – Life

1

4

5

1

5

Trung tâm lữ hành du lịch

Công đoàn

1

3

2

4

6

Công ty TNHH du lịch Quy Nhơn


2

3

3

7

Công ty TNHH dịch vụ du lịch & thương

mại KMK


2

3

2

8

Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất Võ

1

2

3

1


Công ty TNHH TM, XD & DV Du lịch

Bình Long


1

3

1

9





10

Công ty TNHH TM, XD & DV Du lịch

Quang Trung


3

3



Tổng cộng

6

29

36

18

Nguồn: Sở Du lịch Bình Định

4.1.3.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho hướng dẫn viên tại công ty du lịch

Chính sách tiền lương

Hàng tháng, hướng dẫn viên du lịch được trả lương vào 2 đợt :

Đợt 1 : Hướng dẫn viên hưởng lương theo nghị định (lương tối thiểu theo quy định) và Đợt 2 : Hướng dẫn viên hưởng lương theo doanh số, lợi nhuận thực tế của đơn vị đạt so với tỷ lệ phần trăm kế hoạch được giao.

Đợt 1 : Tiền lương đợt 1 = HSLnđ*Ltt + Phụ cấp (nếu có)

Trong đó : HSL nghị định (Hệ số lương nghị định) là thời gian làm việc của hướng dẫn viên càng dài thì hệ số lương càng cao nhưng nó chỉ tăng đến mức giới hạn của thang lương thì không tăng nữa.

Công thức chung để tính phụ cấp : Hệ số phụ cấp * Mức lương tối thiểu. Cụ thể các khoản phụ cấp như sau :

Phụ cấp làm thêm : là chế độ phụ cấp trả thêm cho hướng dẫn viên khi họ làm thêm công việc của công ty ngoài giờ qui định. Ở các công ty du lịch tiền lương làm


thêm được quy định sẵn tính chung cho các công ty như sau : Làm thêm vào ngày thường hưởng 24.000 đồng/ngày Làm thêm ngày chủ nhật hưởng 2 x 24.000 đồng/ ngày Làm thêm vào ngày lễ hưởng 3 x 24.000 đồng/ngày

Phụ cấp làm đêm : là khoản phụ cấp mà các công ty trả thêm cho hướng dẫn viên khi họ làm thêm công việc vào bảng điểm.

Chính sách khen thưởng

Tiền thưởng : là hình thức kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với hướng dẫn viên trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Trong thực tế, các doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng : thưưởng tăng năng suất, thưưởng sáng kiến, thưởng hoàn thành tốt công việc; thưởng ký hợp đồng mới; thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp…Cách tính tiền thưởng rất đa dạng, thông thường các loại tiền thưởng năng suất, thưởng sáng kiến, thưởng cho hướng dẫn viên tìm khách hàng mới được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với phần lợi ích mà nhân viên đem lại cho doanh nghiệp. Ở đa số công ty du lịch, phần thưởng thường nằm trong khoảng 10 -15% lương. Đa số các công ty du lịch thường tổ chức những chuyến du lịch cho nhân viên như cách ăn mừng kết quả đạt được trong một năm làm việc mệt nhọc.

Phúc lợi : Các hướng dẫn viên ký hợp đồng sau 3 tháng trở lên đều được tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, tham gia công đoàn và được hưởng chế độ phụ cấp cho người lao động theo luật định.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) : Hàng tháng các công ty du lịch trích nộp cho cơ quan BHXH tỉnh Bình Định 20% trên tổng tiền lương cấp bậc, trong đó :

15% trên tổng lương cấp bậc sẽ do công ty du lịch chịu và đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan.

5% trên tổng lương cấp bậc sẽ do hướng dẫn viên chịu theo công thức sau : Mức trích BHXH = [Hệ số lương nghị định * mức lương tối thiểu] *5%.

Các chế độ trợ cấp cho hướng dẫn viên làm việc tại các công ty du lịch bao gồm : trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,


hưu trí, tử tuất.

Chế độ trợ cấp ốm đau : Đã đóng BHXH dưới 15 năm : hưởng 30 ngày lương trên năm ; Đã đóng 15 năm < BHXH < 30 năm : hưởng 40 ngày lương/năm ; Đã đóng BHXH trên 30 năm : hưởng 50 ngày lương/năm

Chế độ trợ cấp thai sản : Trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày ; Trong trường hợp sẩy thai được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên ; Nghỉ hộ sản 6 tháng để nuôi con.

Chế độ trợ cấp nuôi con ốm : Hướng dẫn viên chỉ được hưởng trợ cấp 75% mức lương cơ bản đã đóng BHXH, số ngày nghỉ được trợ cấp : 20 ngày/năm đối với con dưới 3 tuổi, 15 ngày/năm đối với con 4-7 tuổi.

Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : Hướng dẫn viên bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp lao động ; Bị tai nạn trong giờ làm việc, nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của công ty du lịch ; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của công ty du lịch ; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về nơi ở đến nơi làm việc ; Tùy theo mức suy giảm khả năng lao động mà được hưởng mức độ trợ cấp.

Chế độ hưu trí : Hướng dẫn viên được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi được nghỉ việc mà có trong các điều kiện sau đây : Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi ; Nếu được đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng trợ cấp 2%

Chế độ tử tuất :

Hướng dẫn viên đang làm việc, hướng dẫn viên nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, hướng dẫn viên đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì hướng dẫn viên được hưởng tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu.

Đối với Hướng dẫn viên tự do : HDV dẫn tour sẽ kí hợp đồng và trả theo ngày công dẫn tour. Thông thường tùy tình hình thực tế của mỗi công ty, nhưng mức giá mà hầu hết những công ty du lịch trả cho HDV nội địa hiện nay là 500.000đ/ ngày và 1.000.000đ/ngày đối với HDV quốc tế.

Bên cạnh đó, các công ty du lịch còn cho hướng dẫn viên tham dự các buổi hội


nghị, hội thảo được tổ chức trong tỉnh và các tỉnh Phú Yên, Nha Trang, TP. HCM…Điểm nổi bật trong năm 2016, Sở Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty du lịch Viettravel tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và các kĩ năng cần thiết trong công việc. Đây là một bước quan tâm và đầu tư đúng đắn của Sở Du lịch Bình Định cho sự nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh. Việc này giúp nhân viên cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng hoàn thành tốt các công việc được giao.

Tóm lại, tỉnh Bình Định vẫn đang đẩy mạnh công tác đào tạo, phát nhằm tạo điều kiện phát triển kỹ năng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc và tạo điều kiện để hướng dẫn viên sát cánh và quảng bá cho du lịch tỉnh nhà. Hướng dẫn viên sẽ cảm thấy được khuyến khích và có động lực hơn. Hướng dẫn viên được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng sẽ tự tin hơn khi giải quyết công việc của chính mình và cởi mở hơn khi tiếp xúc với người khác, bộ phận khác để giải quyết những công việc chung vì mục tiêu chung của công tác hướng dẫn. Như vậy, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu an toàn (tự tin hơn trong công việc), nhu cầu xã hội (biết cách hợp tác với các thành viên trong ban tổ chức) công ty du lịch cũng đã đáp ứng nhu cầu tự hoàn thiện của nhân viên.

4.2. Đá nh giá cá c thang đo

Như đã trình bày trong chương 3, thang đo yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định gồm 08 thang đo thành phần: (1) Lãnh đạo trực tiếp, (2) Thu nhập và phúc lợi, (3) Môi trường làm việc, (4) Đào tạo và thăng tiến, (5) Công việc thú vị và thách thức, (6) Được tham gia lập kế hoạch, (7) Chính sách khen thưởng và công nhận, (8) Thương hiệu và văn hóa công ty . Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu đối với hướng dẫn viên trong việc lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc gồm nhiều thành phần. Thang đo được quy ước từ 1: “ Hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “Hoàn toàn đồng ý”. Chúng được nhóm nghiên cứu là nhóm nghiên cứu gồm Giám đốc, 1 hướng dẫn viên du lịch của Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất Võ;


Giám đốc, 1 hướng dẫn viên Vietravel Chi nhánh Quy Nhơn, 4 hướng dẫn viên không chuyên hiện đang công tác tại Khoa Quản trị kinh doanh du lịch trường Cao đẳng Bình Định, Phó phòng nghiệp vụ du lịch (Sở du lịch Bình Định), Giám đốc trung tâm xúc tiến du lịch Bình Định tham gia hội thảo, thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, hướng dẫn viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.1. Phân tích đánh giá thang đo Cronbach Alpha

Các biến quan sát có hệ số tương quan iến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0 3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cron ach’s Alpha từ 0.6 trở lên. (Nunnally và Burnstein, 1994)

Thang đo nhân tố Lãnh đạo trực tiếp có hệ số Cronbach’s alpha = 0.886 đạt yêu cầu (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3).

Thang đo nhân tố Thu nhập và phúc lợi có hệ số Cronbach’s alpha = 0.887 đạt yêu cầu (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3).

Thang đo nhân tố Môi trường làm việc có hệ số Cronbach’s alpha = 0.920 đạt yêu cầu (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3).

Thang đo nhân tố Đào tạo và thăng tiến có hệ số Cronbach’s alpha = 0.933 đạt yêu cầu (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3).

Thang đo nhân tố Công việc thú vị và thách thức có hệ số Cronbach’s alpha = 0.886 đạt yêu cầu (> 0.6). Tuy nhiên, biến quan sát CVTV8 có hệ số tương quan biến tổng 0.124<0.3 do đó tác giả tiến hành loại biến nghiên cứu CVTV8, lúc này hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha mới đạt được là 0.922 > 0.886. Đồng thời 07

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022