Điều Kiện Khí Hậu Tỉnh Quảng Bình Và Ảnh Hưởng Đến Sự Sinh Trưởng Phát Triển Của Cây Lạc


mặn khi triều cường, ngập lụt khi mưa lớn vào cuối vụ hè thu và đầu vụ đông xuân thường bị ngập úng, nên gây khó khăn cho công tác làm đất và gieo cấy. Với điều kiện sinh thái này hiện tại có cơ cấu, bố trí sản xuất cây lạc vào vụ xuân hè và hè thu nhưng diện tích ít và khó phát triển.

- Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển

Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển là vùng đất cát ven biển liên tục qua 28 xã từ Đèo Ngang (xã Quảng Đông) ở phía Bắc đến Hạ Cờ (xã Ngư Thủy Nam) ở phía Nam trải dài 116 km và phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp vùng đất cát biển nội đồng, trải rộng từ Đông sang Tây có nơi rộng trên 10 km, với tổng diện tích khoảng 45.300 ha, chủ yếu là loại đất cồn cát trắng vàng, là vùng đất cát rộng lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Dân cư sinh sống ở đây bằng các nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản. Đơn vị sinh thái nông nghiệp này có thể chia thành 3 ô sinh thái nông nghiệp sau:

+ Ô sinh thái cồn cát: Đây là loại hình sinh thái chiếm diện tích chủ yếu của đơn vị sinh thái này. Nó là những vùng đất cồn cát trắng vàng cao 2 - 3 m đến 50 m, chủ yếu phân bố nằm tiếp giáp với vùng đất cát biển nội đồng. Về cơ bản là các vùng cát chưa ổn định do chưa hình thành được thảm thực vật, đặc biệt là ở một số vùng cồn cát cao, khô chưa có thực vật mọc, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” xảy ra nên cát đang di động, thiếu ổn định. Thực vật ở đây gồm các loại cây dại chịu hạn như: cỏ may, cỏ ống, dứa nước, mận gai, xương rồng và các loại cây trồng lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu như: cây phi lao bản địa, cây phi lao hom Trung Quốc, cây keo chịu hạn. Tiềm năng ở đây là phát triển các trang trại nuôi hải sản theo hướng công nghiệp hiện đại ở các vùng sát biển và phát triển rừng trồng để khai thác gỗ kết hợp với phòng hộ ở các vùng xa biển. Khó khăn nhất của vùng này là cây rừng trồng phát triển rất chậm do đất vừa nghèo dinh dưỡng vừa thiếu nước vào mùa khô nên việc phủ xanh toàn bộ vùng đất này qua hàng chục năm qua vẫn chưa thực hiện được, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” vẫn còn xảy ra và một số nơi cát đang xâm lấn vào vùng đất cát biển nội đồng. Với điều kiện sinh thái này chưa thể bố trí sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày nói chung và cây lạc nói riêng.


+ Ô sinh thái bãi cát: là vùng đất cát bằng nằm gần bờ biển, chủ yếu tập trung ở hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Dân cư hiện sống tập trung ở vùng này, hình thành các làng chài miền biển. Hoạt động trồng trọt theo mô hình Nông - Lâm kết hợp. Các thửa đất được thiết kế thành ô rộng 1 - 3 sào/thửa, ở trong thửa lấy đất hạ thấp mặt đất xuống tạo độ ẩm, tránh gió để trồng cây rau màu các loại với cơ cấu không ổn định (khoai lang, dưa hấu, lạc, ớt, sắn, mướp, hành, …) và xung quanh đắp cao lên thành bờ thửa và trồng các cây lâm nghiệp như phi lao, keo lá tràm, hoặc cây bụi dại như dứa cạn, xương rồng nhằm che chắn gió, nắng và làm hàng rào bảo vệ các cây trồng nông nghiệp bên trong. Ở trong làng thì người dân lập vườn xung quanh nhà ở trồng rau màu các loại, cây ăn quả và cây cảnh các loại. Hiện nay cư dân vùng này đang phát triển các mô hình trang trại Nông - Lâm ở các vùng đất gần làng theo lối sản xuất hàng hóa rất hiệu quả và đầy triển vọng. Hiện tại đây là vùng sinh thái đã có cơ cấu diện tích lạc nhưng tỉ lệ còn thấp so với các cây trồng khác. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, là quỹ đất tiềm năng để phát triển sản xuất cây nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng. Để phát triển mở rộng diện tích trồng lạc trên loại hình sinh thái này cần tập trung các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sau: tiếp tục nghiên cứu phát huy mô hình canh tác Nông - Lâm kết hợp đang áp dụng phổ biến hiện nay, nghiên cứu biện pháp bón phân tăng cường dinh dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc tiến bộ kỹ thuật vừa có tiềm năng năng suất vừa chịu hạn, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi và bố trí thời vụ hợp lý.

+ Ô sinh thái nước lợ: là vùng đất cát ngập nước thấp trũng ven cửa sông, chủ yếu ở các cửa sông từ sông Nhật Lệ - Đồng Hới trở ra. Nguyên thủy trước đây là rừng ngập mặn tự nhiên, hiện nay phần lớn đã được cải tạo chuyển đổi thành đất trồng lúa nước và ao hồ nuôi thủy sản nước lợ (cua, tôm sú, cá, …). Khó khăn lớn nhất của vùng này là phát triển thiếu bền vững, người dân nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch nên dễ bị dịch bệnh, cảnh quan môi trường bị ô nhiễm, rừng ngập mặn tự nhiên bị xâm hại mạnh. Với điều kiện sinh thái này không thể cơ cấu, bố trí sản xuất cây lạc.


3.1.1.3. Điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc

- Đặc trưng các số liệu khí hậu thời tiết qua nhiều năm ở Quảng Bình

Quảng Bình là một trong ba tỉnh nằm giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân với địa hình hẹp và nghiêng từ Tây sang Đông. Tuy là địa hình vùng đồi núi nhưng do nằm ở vĩ độ thấp lại sát biển, cận rừng nên diễn biến khí hậu rất phức tạp và khắc nghiệt của vùng Duyên hải Miền Trung. Đây là vùng chuyển tiếp của hai miền khí hậu Bắc - Nam. Các yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực lớn, mỗi năm phân chia làm hai kỳ rõ rệt về nhiệt độ. Mùa khô quá nóng, mùa mưa kéo dài, đối lập với một chu kỳ hạn hán gay gắt lại tiếp chu kỳ độ ẩm rất cao. Mùa mưa đi kèm với rét vì có gió mùa Đông Bắc, mùa nắng đi kèm với gió Tây Nam nóng và hạn hán. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Bảng 3.1. Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm về khí tượng tỉnh Quảng Bình


Yếu

tố


Tháng

Nhiệt độ

(oC)

Ẩm độ không khí (%)


Mưa


Bốc hơi (mm)


Số giờ nắng (giờ)


Ttb


Tmax


Tmin


Utb


Umin

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

1

18,9

28,0

10,3

88

43

60,9

11,0

61,0

92,4

2

19,3

31,7

12,2

90

30

40,4

10,2

44,4

72,6

3

21,6

32,3

11,1

90

26

40,8

9,9

52,8

102,7

4

24,7

37,4

16,0

87

30

53,8

7,9

72,1

160,3

5

24,6

40,5

21,9

82

32

53,4

7,8

128,6

160,3

6

29,9

40,2

23,9

78

31

42,7

7,0

169,0

222,0

7

29,6

40,5

21,8

70

33

73,0

7,2

198,0

227,6

8

28,7

39,6

19,9

76

35

168,2

11,6

156,8

182,1

9

26,9

39,0

18,7

84

37

478,0

16,7

88,1

175,6

10

24,7

35,1

14,6

86

41

686,0

10,8

80,2

142,1

11

22,3

32,7

12,9

86

40

334,4

18,2

76,8

99,8

12

19,6

29,0

7,8

86

43

121,3

14,6

74,4

90,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 10

( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)


Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 và đồ thị biểu diễn về nhiệt độ và lượng mưa ở hình 3.4 cho thấy:

Nhiệt độ (oC)

L ư ợ n g m ư a (m m )

Những tháng khô hạn kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ tăng cao (Tmax > 400C), lượng bốc hơi nước lớn (≥ 100mm), số giờ nắng cao (≥ 200 h/tháng) đỉnh điểm vào tháng 7. Thời gian này có sự hoạt động mạnh của gió phơn Tây nam khô nóng.


45








800












40







700












35

30







600












25







500












20







400












15







300












10

5








200












0







100













1

3

5

7

9

11

0
















Tháng




1

2

3

4

5

6 7

8

9

10

11

12




Ttb



Tmax



Tmin







Tháng






Đồ thị: Diễn biến nhiệt độ trong năm

Biểu đồ: Diễn biến mưa trong năm


Hình 3.4. Diễn biến nhiệt độ và mưa trong năm tại Quảng Bình


Mùa mưa ẩm bắt đầu từ giữa tháng 8 và kéo dài đến giữa mùa đông tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, lúc này độ ẩm rất cao (Utb ≥ 80%), lượng mưa lớn (168,2 - 686 mm) cao điểm vào tháng 10. Bên cạnh đó nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm (28,70C xuống 19,60C), nhiệt độ tối thấp có khi giảm còn 7,8 - 80C vào tháng 12, tháng 1 năm sau. Mùa mưa cũng đồng thời là mùa mưa bão, với chu kỳ 10 năm xuất hiện các cơn bão mạnh, gió giật từ cấp 7 đến cấp 10 có năm giật lên cấp 12.


- Đánh giá những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tỉnh Quảng Bình đến sinh trưởng phát triển của cây lạc

Qua xem xét điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình ta nhận thấy trong điều kiện sản xuất dựa vào nước trời thì cây lạc chỉ có thể sinh trưởng phát triển thuận lợi trong vụ đông xuân hàng năm. Sản xuất lạc vụ đông xuân ở Quảng Bình (từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau) thường gặp những thuận lợi, khó khăn sau:

Đầu vụ thường gặp điều kiện khí hậu có nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp nhưng dạng mưa phùn rải đều trung bình 12 ngày/tháng và có số giờ nắng/tháng thấp. Với điều kiện khí hậu như vậy, đặc biệt có nhiều lúc nhiệt độ thấp gây rét đậm rét hại, sẽ rất ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt giống và sự sinh trưởng, phát triển của cây con dẫn đến mật độ cây thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lạc sau này.

Vào giữa vụ, giai đoạn lạc ra hoa, đâm tia, làm quả điều kiện khí hậu có lượng mưa thấp nhất trong năm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc trong giai đoạn này. Tuy nhiên, giai đoạn này có nền nhiệt độ khá lý tưởng cho cây lạc ra hoa, đâm tia, làm quả.

Vào cuối vụ, giai đoạn này lạc làm quả và chín. Điều kiện khí hậu vào giai đoạn này có nền nhiệt ấm áp, ẩm độ vừa phải, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tối thích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng về hạt. Tuy nhiên, vào thời điểm quả vào chắc đến chín, lạc dễ bị nẩy mầm và thối quả trên ruộng đối với các trà lạc đông xuân muộn do ảnh hưởng của các cơn mưa rào lớn (tiết Cốc Vũ - Tiểu Mãn) làm ẩm độ đất cao và gây ngập úng ở các chân đất thấp.

Với điều kiện thời tiết với các thuận lợi, khó khăn cho sản xuất lạc như trên nhưng cho đến nay ngành nông nghiệp Quảng Bình vẫn chưa có nghiên cứu làm cơ sở để hướng dẫn thời vụ riêng cho sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Người nông dân vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình vẫn phải


dựa vào hướng dẫn thời vụ chung cho trồng lạc vụ đông xuân của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình từ ngày 15/12 – 25/02 là rất rộng nên thời vụ gieo lạc hiện nay của người dân còn rất dàn trãi, cảm tính (xem số liệu ở bảng 3.9), sản xuất lạc trên vùng này gặp rất nhiều rủi ro, thất bát do yếu tố thời tiết gây nên.

3.1.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Qua số liệu thu thập, tổng hợp tại bảng 3.2 và hình 3.5 về diện tích và cơ cấu sử dụng đất cát biển cho thấy: Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 36.263,7 ha, đạt 66% tổng diện tích đất cát biển tự nhiên. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 26.693,62 ha, đất sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thứ hai 8.955,44 ha và đáng chú ý là diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều 5.626,87 ha. Điều này chứng tỏ quỹ đất cát biển còn khá lớn và phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình


TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Đất nông nghiệp

36.263,70

66,1

a

Đất sản xuất nông nghiệp

8.955,44

16,3

- Đất lúa nước

5.114,71

9,3

- Đất cây trồng cạn

3.840,43

7,0

b

Đất lâm nghiệp

26.693,62

48,6

c

Đất nuôi trồng thủy sản

553,93

1

d

Đất làm muối

60,70

0,1

2

Đất chưa sử dụng

5.626,87

10,3

3

Đất đã sử dụng khác

12.997,27

23,7

TỔNG CỘNG

54.887,84

100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)




23,7

9,3

7,0

Đất trồng lúa

Đất cây trồng cạn





Đất lâm nghiệp

10,3




Đất nuôi trồng thủy sản

Đất chưa sử dụng

1,1



48,6

Đất đã sử dụng khác


Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình


Trong 8.955,44 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất lúa nước chiếm gần 2/3 diện tích (5.114,71 ha) và diện tích cây trồng cạn các loại chiếm 1/3 diện tích đất còn lại (3.840,43 ha).

- Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình


TT

Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Tỉ lệ cơ cấu (%)

1

Lúa

5114,7

57,1

2

Rau các loại

1617,2

18,1

3

Khoai lang

1048,7

11,7

4

Lạc

515,0

5,8

5

Sắn

181,7

2,0

6

Đậu các loại

171,6

1,9

7

Ngô

141,7

1,6

8

Các cây khác

164,8

1,8

Tổng cộng

8955,4

100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Theo số liệu ở bảng 3.3 thì trong số 8955,4 ha diện tích trồng cây hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình thì cây lúa có diện tích lớn nhất (chiếm 57,1% diện tích). Vị trí tiếp theo là cây rau các loại (chiếm 18,1% diện tích), đến cây khoai lang (chiếm 11,7% diện tích) và xếp thứ tư là cây lạc (chiếm 5,8% diện tích). Các loại cây trồng còn lại chiếm từ 1,5 - 2% diện tích.

- Cơ cấu thời vụ và các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển

Cơ cấu thời vụ và bố trí luân canh cây trồng là biện pháp kỹ thuật dựa vào đặc tính của từng chân đất và khí hậu thời tiết nhằm lợi dụng được những


điều kiện đặc thù tự nhiên của từng vùng sinh thái bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bảng 3.4. Các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình


TT

Phương thức luân canh

Diện tích

(ha)

Tỉ lệ

(%)

1

Lúa xuân - Lúa hè thu

3584

51,69

2

Lúa xuân - Lúa tái sinh

1100

15,86

3

Lúa xuân - Rau hè thu

100

1,44

4

Lúa xuân - lúa tái sinh - Rau đông

280

4,04

5

Lúa đông xuân - Lạc hè thu

50

0,72

6

Rau đông xuân - Khoai lang xen đậu hè thu

65

0,94

7

Rau đông xuân - Lạc hè thu

30

0,43

8

Rau quanh năm

457

6,59

9

Khoai lang đông xuân - Đậu hè thu - Rau đông

63

0,91

10

Khoai lang đông xuân - Lạc hè thu - Rau đông

80

1,15

11

Khoai lang xuân hè - Rau thu đông

352

5,08

12

Lạc đông xuân - Khoai lang hè thu - Rau đông

90

1,30

13

Lạc xuân - Dưa hè thu - Khoai lang thu đông

400

5,77

14

Sắn đông xuân xen lạc

80

1,15

15

Sắn đông xuân xen đậu

60

0,87

16

Sắn đông xuân xen ngô

42

0,61

17

Ngô đông xuân - Rau xuân hè - Khoai lang thu đông

101

1,46


Tổng cộng

6934

100,00

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Các hình thức cơ cấu và phương thức luân canh cây trồng hàng năm chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình được tổng hợp ở bảng 3.4 thì có 17 hình thức cơ cấu và luân canh cây trồng cho thấy sự đa dạng và linh động trong bố trí thời vụ và đa dạng hóa đối tượng cây trồng của người nông dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022