Những Vấn Đề Rút Ra Từ Tổng Quan Nghiên Cứu Tài Liệu

37


giống lạc TB25 của Đinh Thái Hoàng và Vũ Đình Chính (2011) [48] thì mật độ 40 cây/m2 cho năng suất thực thu và thu nhập thuần cao nhất.

Theo Nguyễn Thị Lý (2011) [65], các giống chịu hạn trồng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nên trồng với mật độ 35 cây/m2.

Ngoài ra, những kết quả sản xuất thâm canh lạc của các tỉnh Bắc Trung bộ như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... trong thời gian qua đã triển khai các mô hình, áp dụng sản xuất trên diện rộng với mức đầu tư phân bón cao, mật độ cao 35- 44 cây/m2 cho các giống tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao như L14, L23, L26 đã cho năng suất bình quân 3,5 – 4,5 tấn/ha.

1.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc

Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam việc sử dụng vật liệu phủ đất đều có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc và hiệu quả kinh tế như: rút ngắn thời gian nảy mầm, mật độ bảo đảm do tỉ lệ nẩy mầm cao, ra hoa sớm, tăng số lượng quả chắc/cây, tăng năng suất và hạn chế cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho lạc và tăng độ phì nhiêu của đất, giữ nhiệt và ẩm độ cho đất [99], [104], [105], [147], [150].

Kỹ thuật trồng lạc phủ ni lông được Trung tâm thực nghiệm đậu đỗ tiến hành thử nghiệm từ năm 1996, đến năm 1997 được Hội đồng Khoa học công nghệ cho phép khu vực hoá mở rộng sản xuất. Theo Trần Đình Long & cộng sự (1999) [63] việc áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông ở các tỉnh phía Bắc đã mang lại nhiều kết quả tốt. Năng suất lạc trong vụ xuân ở Nam Định đạt 4,4 tấn/ha,… Mức độ chấp nhận của người dân với tiến bộ kỹ thuật này được thể hiện rõ qua diện tích áp dụng kỹ thuật phủ ni lông mới chỉ được 11 ha năm 1996, tăng lên 150 ha năm 1998 và đạt 394 ha năm 1999, trong đó Nam Định là tỉnh ứng dụng kỹ thuật này nhanh và có hiệu quả cao nhất 92 ha, sau đó là tỉnh Bắc Giang 68 ha. Năm 2000 diện tích gieo trồng lạc bằng kỹ thuật này đã tăng lên gần 1000 ha.

Theo Nguyễn Thị Chinh & cộng sự (2001) [17], việc che phủ ni lông cho giống lạc L02 trong vụ xuân năng suất tăng 43%, trong vụ thu đông năng suất đã tăng lên 54,7% so với không che phủ. Cũng theo tác giả (2002) [18] kết luận về

38


hiệu quả kinh tế của việc chi phủ ni lông cho lạc: Trồng lạc có che phủ ni lông đã phải đầu tư thêm chi phí và thuốc trừ cỏ là 1.556.000 đ/ha. Ngoài ra mỗi ha phải tăng thêm 27 công gieo trồng, 54 công đục lỗ, thu lượm ni lông sau thu hoạch. Nhưng áp dụng kỹ thuật này người trồng lạc không phải tốn công làm cỏ, giảm bớt được khoảng 135 công/ha, tương đương 1.350.000 đ/ha. Mặc dù chi phí vật tư ban đầu cao hơn so với sản xuất không phủ ni lông nhưng năng suất đã tăng bình quân 1 tấn/ha và lãi thuần tăng lên 3.358.000 đ/ha.

Về ảnh hưởng của loại vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc, theo nghiên cứu của A.Ramakrishna và cộng sự (2006) [99] thực hiện nghiên cứu trong vụ xuân ở miền Bắc Việt Nam và theo nghiên cứu dài hơi (từ năm 1992 đến năm 1999) của

P.K. Ghosh và cộng sự [136] trong vụ hè ở Ấn Độ có đánh giá chung khi so sánh giữa che phủ bằng vật liệu ni lông chuyên dụng và rơm là: cả hai loại vật liệu cơ bản đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của lạc, hạn chế cỏ dại và hiệu quả kinh tế như nhau. Tuy nhiên, áp dụng phủ đất bằng rơm vừa tiện lợi và thân thiện với môi trường hơn ni lông, vừa cung cấp một phần đáng kể dinh dưỡng cho đất.

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta nói chung, các tỉnh Bắc Trung bộ và Quảng Bình nói riêng, đồng thời là cây thực phẩm quan trọng. Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng. Trong đó, hạt lạc là nguồn bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người.

Trước năm 2000, sản lượng lạc hàng năm trên thế giới tăng là nhờ tăng diện tích gieo trồng, sau năm 2000 diện tích lạc có xu hướng tăng chậm, có nơi còn có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng chủ yếu nhờ tăng năng suất. Năng suất lạc trên thế giới và Việt Nam tăng dần từ năm 2000 đến nay là do nhiều nước trồng lạc đã tập trung nghiên cứu cải tiến đồng bộ các yếu tố kỹ thuật, tạo nên một sức mạnh đồng bộ, tổng hợp làm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc với bước nhảy đột phá về lượng cũng như về chất.

Các nghiên cứu tăng năng suất lạc góp phần thu được thành công trên chủ yếu tập trung vào các biện pháp kỹ thuật trồng trọt sau:

39


- Chọn tạo được các giống lạc mới vừa cho năng suất vừa chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường hoặc vừa cho năng suất vừa phù hợp với cơ cấu mùa vụ và tập quán sản xuất, hoặc vừa cho năng suất vừa kháng sâu bệnh hại… đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam chọn tạo thành công. Ở Việt Nam, đây chính là thành tựu nổi bật trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các địa phương chọn lựa đưa vào cơ cấu bộ giống sản xuất cho riêng từng địa phương phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái góp phần quan trọng trong nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.

- Về sử dụng phân bón ở các nước, vùng miền khác nhau là khác nhau. Hiện nay, ở các vùng thâm canh lạc người ta thường dựa vào kết quả xét nghiệm đất và thực nghiệm trên từng loại giống lạc để xác định công thức bón phân cân đối và hợp lý. Cụ thể như:

+ Về lượng bón:

Đối với đạm, ở một số nước khác trên thế giới bón lượng lớn trên 50 kg N/ha, nơi cao lượng bón lên đến trên 100 kg N/ha. Ở Việt Nam thì lượng bón hiện nay thường 30 – 40 kg N/ha. Các chân đất giữ phân kém (như đất cát biển) lượng bón trong những năm gần đây thường áp dụng mức 40 kg N/ha.

Đối với lân lượng bón dao động rất lớn từ 30 – 150 kg P2O5/ha tùy thuộc vào hàm lượng lân trong đất và nhu cầu của giống lạc sản xuất, riêng ở Việt Nam lượng bón được xác định tối thiểu phải là 60 kg mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế.

Đối với kali, lượng bón dao động rất lớn từ 30 – 97 kg K2O/ha, bón lượng lớn hơn sẽ không hiệu quả, ở Việt Nam lượng bón cho năng suất và hiệu quả được xác định trong khoảng 60 – 90 kg K2O/ha.

Đối với canxi được xác định lượng bón từ 300 - 500 kg vôi/ha. Ngoài ra, các loại dinh dưỡng trung và vi lượng cũng phải bảo đầy đủ.

Đối với phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ cho lạc được xác định rất quan trọng trong sản xuất thâm canh lạc bảo đảm tăng độ phì nhiêu của đất. Lượng bón thích hợp khoảng 5 - 15 tấn/ha phân chuồng, phân xanh hoặc 300 – 2000 kg/ha phân hữu


cơ vi sinh. Ngoài ra, các loại phân hữu cơ vi sinh, nước phân chuồng các loại cũng

đã được dùng.

+ Về tỉ lệ N:P:K cung cấp cho lạc ở một số nước khác trên thế giới thì tỉ lệ đạm và kali thường cao hơn lân. Còn ở Việt Nam thì tỉ lệ hợp lý nhất chung cho tất cả các vùng miền trong những năm qua được xác định là 1N: 3 P2O5: 2 K2O.

- Mật độ gieo trồng để lạc phát huy tiềm năng năng suất cho các giống lạc

mới có tiềm năng năng suất cao phải bảo đảm khoảng 40 cây/m2 áp dụng cho hầu hết các phương thức bố trí và gieo hạt.

- Sử dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất trong sản xuất lạc đã được các nước trên thế giới khẳng định có tác dụng giữ nhiệt, giữ ẩm, chống rữa trôi, làm điều hòa môi trường đất hơn tạo điều kiện thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với không che phủ. Kỹ thuật này đặc biệt có hiệu quả khi áp dụng vào sản xuất lạc ở trên các loại đất có khả năng giữ nước, giữ phân kém như đất bạc màu, đất cát biển.

- Bố trí thời vụ hợp lý là khâu kỹ thuật rất quan trọng luôn được các địa phương trồng lạc chú ý nghiên cứu để đảm bảo bố trí thời vụ thích hợp nhất cho cây lạc sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Các yếu tố được quan tâm xem xét khi nghiên cứu thời vụ là nhiệt độ và ẩm độ đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung cấp cơ sở khoa học khá đầy đủ để xây dựng các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm tập trung xác định các yếu tố hạn chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, từ đó đi sâu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp áp dụng vào thực tiễn sản xuất, bảo đảm vừa nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, vừa bảo đảm sản xuất bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.


CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NGHIÊN CỨU

- Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc L14, là giống được gieo trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hạt giống đạt cấp giống xác nhận, do Công ty cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình cung ứng.

Giống lạc L14 được Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo và được công nhận giống TBKT năm 2002 theo Quyết định số 3510 QĐ/BNN-KHKT ngày 29/11/2002. Những đặc tính chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 120 - 125 ngày ở vụ xuân, 110 - 115 ngày trong vụ thu đông. Giống L14 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng không màu, góc phân cành hẹp, lá dày màu xanh đậm, hình ê-líp. Năng suất quả 3,5 – 4,5 tấn/ha. L14 có khối lượng 100 quả đạt 160 - 165 gram, khối lượng 100 hạt đạt 56 - 60 gram. Tỉ lệ hạt/quả 70

- 72%. L14 có vỏ lụa màu hồng, hạt căng đều. L14 kháng bệnh trên lá và bệnh héo xanh vi khuẩn khá cao, tỉ lệ thối quả 0,7% và chết cây 0,6%, chịu hạn khá.

- Các loại phân bón sử dụng: phân hỗn hợp NPK (5-10-3) Con Ó, phân đạm U-rê (hàm lượng 46% N), phân supe lân Lâm Thao (hàm lượng 16% P2O5), phân Kaliclorua nhập khẩu (hàm lượng 60% K2O), vôi bón ruộng, phân chuồng địa phương tự sản xuất, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ( Vi sinh: nấm Aspergillus sp 1 × 106 CFU/g, vi khuẩn Azotobacter 1 × 106 CFU/g, vi khuẩn Bacillus 1 × 106 CFU/g và có 15% hàm lượng hữu cơ).

- Vật liệu phủ đất: Ni lông chuyên dụng cho lạc màu trắng, khổ 1,4 mét và rơm rạ là phụ phẩm sản xuất lúa của người dân.

- Đất tiến hành nghiên cứu là đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đất được chúng tôi lấy mẫu ngay đầu vụ thí nghiệm, tại các điểm thí nghiệm (vụ đông xuân 2010 – 2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy và vụ đông xuân 2011 – 2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) và được xử lý và phân tích tại phòng thí nghiệm của trường đại học Nông Lâm Huế, với một số đặc tính nông hoá như sau:


Bảng 2.1. Một số đặc tính nông hoá của đất cát biển thí nghiệm


pHKCl

OM

(%)

Đạm

(%)

P2O5

(%)

K2O

(%)

P2O5

(mg/100g)

CEC

(lđl/100g)

4,07-4,73

0,84-1,36

0,07-0,13

0,04-0,05

0,18-0,43

6,95-8,30

5,17-7,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 7


- Điều kiện thời tiết các vụ đông xuân trong thời gian triển khai các thí nghiệm (từ năm 2009 đến năm 2013) ở Quảng Bình như sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết thời gian triển khai các thí nghiệm


Yếu

tố


Tháng


Thời gian

Nhiệt độ (oC)

Mưa

Số giờ nắng (giờ)


Ttb


Ttbmax


Tmax


Ttbmin


Tmin

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

12

2009

20,7

26,7

29,5

17,5

13,6

137,4

13,0

105

2010

20,3

24,0

27,0

18,3

12,7

172

11,7

104


1

2010

20,2

23,8

29,0

15,5

11,8

65,4

14,0

66,0

2011

15,2

17,3

25,2

13,6

9,1

48,8

22,3

27,0

2012

17,8

19,7

26,6

16,3

12,6

38,3

10,3

34,7

2013

18,5

21,2

25,2

16,4

12,7

49,6

18,4

48,6


2

2010

22,1

28,3

33,4

16,2

12,9

5,4

6,0

85,0

2011

18,6

21,5

28,2

16,5

11,7

40,5

12,3

69,3

2012

18,5

21,7

31,0

16,5

13,1

11,0

11,0

61,0

2013

21,7

24,8

27,4

20,0

16,2

28,3

13,2

68,5


3

2010

22,8

28,0

33,4

15,5

11,1

18,6

9,0

133,0

2011

17,5

20,2

29,7

15,8

10,8

71,7

22,0

45,0

2012

21,4

25,1

31,2

19,2

14,5

17,5

13,3

82,3

2013

23,9

27,1

35,1

22,3

15,8

53,4

11,7

121,4


4

2010

25,1

30,6

37,6

19,8

15,7

137,2

11,0

123,0

2011

23,3

27,0

33,0

21,1

16,2

47,3

10,3

101,0

2012

26,3

31,7

38,7

22,9

18,8

82,2

7,0

175,3

2013

25,9

29,9

38,7

23,6

19,3

55,6

12,4

135,7


5

2010

30,0

35,2

40,4

24,6

22,3

43,0

6,7

225,3

2011

27,3

32,1

37,1

23,7

20,1

89,6

12,0

204,0

2012

29,2

34,2

39,2

25,9

23,9

154,7

11,7

227,0

2013

29,5

33,9

39,6

26,2

21,7

96,2

9,8

232,6

6

2010

30,9

35,9

39,4

27,2

23,8

45,0

5

237,7

2011

30,1

34,9

37,8

26,5

24,4

33,6

8

202,7

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển của tỉnh Quảng Bình:

Xem xét diễn biến tình hình sản xuất lạc trên đất cát biển của các huyện trong tỉnh và đánh giá điều kiện đất đai về những tiềm năng và khó khăn đối với phát triển sản xuất cây lạc qua thu thập, tổng hợp số liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát thực tế để nắm tình hình và qua tổng hợp số liệu sơ cấp từ điều tra nông hộ;

- Thí nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

2.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trồng trên

đất cát biển tỉnh Quảng Bình, bao gồm:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân chuồng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh.

2.2.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.2.4. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.2.5. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.3.1.1. Điều tra đánh giá thực trạng, tiềm năng, diện tích đất cát biển và điều kiện khí hậu của tỉnh Quảng Bình

- Thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập dựa vào các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện, niên giám thống kê tỉnh, huyện và các báo cáo quy hoạch kinh tế


xã hội của huyện và báo cáo quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thủy lợi tỉnh, huyện. Về khí hậu được thu thập số liệu tổng hợp khí tượng trung bình nhiều năm (từ 2005 – 2009) của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện: Năm 2009.

2.3.1.2. Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển

- Thu thập số liệu sơ cấp: chọn 9 xã có sản xuất lạc trên đất cát biển của hai huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình để thu thập thông tin theo phiếu điều tra nông hộ (huyện Quảng Trạch 4 xã gồm: Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Thọ; huyện Lệ Thủy 5 xã gồm: Hồng Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy Nam) bằng quan sát thực địa, và phỏng vấn trực tiếp. Tổng số 180 phiếu, mỗi phiếu cho 1 hộ.

- Thời gian thực hiện: Vụ đông xuân 2009 - 2010.

2.3.1.3. Thực nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thức 1 (đ/c): 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (Nền);

+ Công thức 2: Nền, không bón đạm (Nền – N);

+ Công thức 3: Nền không bón lân (Nền – P);

+ Công thức 4: Nền không bón kali (Nền – K).

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí


nghiệm là 20 m2, kích thước: 4 mét × 5 mét, bố trí 4 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha ở công thức nền như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi.

+ Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi;

+ Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí