Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Lao Động Đối Với Các Doanh Nghiệp Giới Thiệu Việc Làm

ngành, các cấp chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế cho các địa phương và cho đất nước.

Nhờ việc đổi mới phương thức hoạt động dạy nghề của các trung tâm, nhiều người lao động sau khi được học nghề, bồi dưỡng tay nghề đã tự tạo được việc làm, tự lập cơ sở sản xuất nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình như: Trung tâm GTVL thanh niên tỉnh Quảng Bình với mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng nấm; Trung tâm GTVL thanh niên tỉnh Thái Nguyên phát triển làng nghề xuất khẩu, nuôi trồng rau sạch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, giúp lao động tiếp cận nhanh và biết sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn vốn của mình tại địa bàn dân cư, thu hút, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động; Trung tâm GTVL Quảng Ngãi, Kiên Giang phát triển mô hình dạy nghề tại cơ sở để gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động như: đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, phát triển mô hình tôm cá, thủ công mỹ nghề, may, thêu, ren, phát triển làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao, người lao động có việc làm tại chỗ và thu nhập ổn định…

Một số trung tâm đã đưa ra các chính sách hỗ trợ để thu hút học sinh học nghề như: học sinh học nghề tại trung tâm sẽ được học thêm một khóa học ngoại ngữ hoặc tin học, được GTVL, tạo điều kiện về chỗ ở. Đặc biệt là việc miễn, giảm một phần học phí cho các đối tượng chính sách: bộ đội xuất ngũ, con em các gia đình thương binh, liệt sĩ, thanh niên xung phong, gia đình có hoàn cảnh khó khăn như: trung tâm GTVL Hà Nội, trung tâm GTVL Votec thành phố Hồ Chí Minh…

Với những hình thức hoạt động dạy nghề trên, trong giai đoạn 1990 - 2006, các trung tâm GTVL trong cả nước đã đào tạo nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu lao động [38].

Một số tỉnh và một số trung tâm có kết quả hoạt động dạy nghề cao như: thành phố Hà Nội, trong giai đoạn 2001 - 2005 đã đào tạo nghề gắn hạn cho 127.224 người [48], các trung tâm GTVL tỉnh Hải Dương hàng năm dạy

nghề cho khoảng 15.000 người, số người được dạy nghề đăng ký tìm việc là

8.000 người [60]. Hoặc các trung tâm GTVL thanh niên thuộc Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh, trong năm 2006 đã dạy nghề cho

53.554 lao động trẻ, trong đó có việc làm đạt 63,56% [53]. Các trung tâm GTVL ở thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2001 - 2005 đã đào tạo hoặc liên kết đào tạo cho 61.837 người, bình quân mỗi năm các trung tâm đã góp phần giải quyết việc làm cho 59.000 lao động [49, tr. 19].

Như vậy, thông qua hoạt động dạy nghề, các trung tâm GTVL đã tạo cho mình được một nguồn thu đáng kể, đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, trong khi nguồn kinh phí của Nhà nước cấp cho các trung tâm còn quá eo hẹp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong lĩnh vực hoạt động dạy nghề hiện nay vẫn còn không ít yếu kém, bất cập sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

+ Do nhận thức về công tác dạy nghề, học nghề ở các ngành, các cấp, các địa phương và trong xã hội vẫn còn bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư còn hạn chế; một số trung tâm chủ yếu tập trung vào đào tạo nghề ngắn hạn với những danh mục nghề chỉ chú trọng đến các nhu cầu thị hiếu của thị trường lao động hơn là nhu cầu của người sử dụng lao động. Hệ thống dạy nghề còn mất cân đối, nhiều trung tâm phát triển chậm, nhất là dạy nghề dài hạn, cơ cấu đào tạo chưa sát với nhu cầu của thị trường lao động, thiếu lao động kỹ thuật cao.

+ Thực chất của hoạt động đào tạo nghề mang tính chất kinh doanh hơn là một hoạt động xã hội có ích. Chất lượng giáo viên giảng dạy chưa cao, tỷ lệ giáo viên bán chuyên trách, kiêm nhiệm còn nhiều; chất lượng dạy nghề còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc triển khai xã hội hóa công tác dạy nghề còn chậm trong cả khâu ban hành cơ chế, chính sách và khâu tổ chức thực hiện, chưa huy động tốt khả năng tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội trong hoạt động dạy nghề.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 14

+ Công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ còn tùy tiện, chưa phản ánh đúng chất lượng đào tạo. Phạm vi đào tạo còn mang tính dàn trải, chưa tập trung khai thác các thế mạnh của trung tâm trong từng lĩnh vực điều này làm tăng sự cạnh tranh giả tạo giữa các trung tâm trong một số nghề nhất định. Các trung tâm chưa hình thành được các nghề đào tạo mũi nhọn. Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành của giáo viên và người lao động còn rất lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm

Từ sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành (01/01/2000) và đã được sửa đổi năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 cùng với quyết định của Thủ tướng bãi bỏ 84 loại giấy phép, trong đó có giấy phép dịch vụ lao động thì hoạt động dịch vụ việc làm được coi là một lĩnh vực kinh doanh không điều kiện. Do việc đăng ký kinh doanh dịch vụ việc làm hết sức đơn giản, chỉ cần lập đầy đủ hồ sơ như hồ sơ thành lập một doanh nghiệp, không cần thủ tục thẩm định về năng lực hoạt động, phương án hoạt động, trình độ, năng lực của cán bộ, thậm chí cả trụ sở hoạt động của doanh nghiệp nên hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động GTVL tư nhân đã mọc nhanh như nấm, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Theo bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng lao động tiền lương, Sở LĐTB&XH thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết năm 2006, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 2.728 điểm đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ lao động và GTVL [45]. Còn theo thống kê của Sở LĐTB&XH, tính đến tháng 10/ 2006, thành phố Hà Nội có 677 doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động GTVL [34]. Qua theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có chức năng GTVL trên địa bàn Hà Nội cho thấy:

Từ năm 1998 - 2005, các doanh nghiệp đã tư vấn việc làm cho

463.499 lượt người, GTVL cho 24.350 người, dạy nghề cho 2.077 người. Một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tốt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Anh TACO; Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thái Sơn [48].

Với những kết quả trên, có thể đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại trong hệ thống doanh nghiệp hoạt động GTVL trước khi có Nghị định 19 như sau:

2.2.2.1. Những mặt được

Có thể nói, hoạt động GTVL của các doanh nghiệp tuy mới đạt được kết quả rất khiêm tốn, song trong một chừng mực nào đó hoạt động của hệ thống GTVL này đã đóng góp những kết quả nhất định cho hoạt động GTVL của cả nước nói chung và của từng địa bàn nói riêng; góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm việc đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động GTVL trong cả nước. Một số doanh nghiệp bước đầu đã tạo được uy tín đối với người lao động và người sử dụng lao động. Ta có thể thấy những mặt được của các doanh nghiệp hoạt động GTVL như sau:

+ Đã giúp người lao động và người sử dụng lao động có nhiều cơ hội lựa chọn người cung cấp dịch vụ tư vấn, GTVL cho mình.

+ Việc xác định các doanh nghiệp hoạt động GTVL đã bổ sung thêm nguồn lực cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ và tài chính cho hoạt động GTVL. Trong khi điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn quá eo hẹp, hạn chế thì việc huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào hoạt động này là rất cần thiết.

+ Hoạt động GTVL của các doanh nghiệp sẽ tạo ra sức ép, đòi hỏi các trung tâm GTVL phải đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

+ Việc thừa nhận hoạt động GTVL của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển, thực hiện thành công Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra: "Tiếp tục thực hiện khung pháp luật và chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động, tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo và việc làm cho mỗi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo và tự tìm kiếm việc làm. Bảo đảm sự dịch chuyển linh hoạt của người lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động" [2 tr. 323].

+ Việc tham gia hoạt động GTVL của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước phù hợp với trào lưu chung của thị trường lao động các nước, tiếp cận dần những quy định của các nước về GTVL tránh sự phàn nàn từ các nhà đầu tư.

2.2.2.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những đóng góp bước đầu của doanh nghiệp hoạt động GTVL. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005 (trước khi có Nghị định 19), hoạt động của các doanh nghiệp GTVL đã nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Đã nhiều lần các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh tình trạng lộn xộn trong hoạt động GTVL của các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký hoạt động đã tổ chức thu tiền giới thiệu cung ứng việc làm của người lao động, sau khi thu tiền liền chuyển trụ sở làm việc, người lao động không biết đi đâu để tìm đòi lại tiền. Một số người đang bị lệnh truy nã cũng thành lập một lúc vài doanh nghiệp, giới thiệu lòng vòng cho người lao động nhằm thu tiền kiếm lời. Như báo Lao động số 188/2002 ngày 20/7/2002 đã đưa phóng sự điều tra Nguyễn Thị Kim Yến, mặc dù đang bị truy nã cũng đã kịp thành lập tới 6 công ty để lừa đảo người lao động [25]. Hoặc báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh cũng có bài điều tra về các chiêu thức lừa đảo người lao động của các cơ sở Dịch vụ việc làm tư nhân với tiêu đề "Sáu chiêu thức lừa đảo người lao động", đó là: Lừa

đảo hợp pháp; thành lập công ty dịch vụ việc làm để lừa; thành lập công ty hoặc phối hợp nhiều công ty để lừa đảo; thành lập công ty và tuyển dụng người lao động, yêu cầu người lao động đóng tiền thế chân; giả giấy tờ của các đơn vị dịch vụ việc làm có uy tín; sử dụng lao động theo mùa vụ rồi sa thải [27]. Mới đây nhất, Công an quận Tây Hồ đã điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Nguyễn Đình Thành - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư - Thương mại và Dịch vụ mở Việt Nam, đã bằng hình thức ký hợp đồng đi du lịch và xin việc làm cho người lao động, Thành đã lừa đảo, chiếm đoạt của 5 người với số tiền là 2 triệu đồng [36]. Trước đó, cơ quan Công an quận Thanh Xuân - Hà Nội cũng đã tạm giữ Ngô Thị Hoàng Điệp - Giám đốc Công ty dịch vụ và du lịch Gia Linh (trụ sở tại Thanh Xuân) cùng Trần Sỹ Phương, Nguyễn Thị Thủy (nhân viên công ty) về hành vi lừa đảo người tìm việc, thu tiền môi giới của người đến xin việc nhưng lại không bố trí được việc làm và cũng không hoàn lại tiền. Công an thu hai quyển phiếu thu của những cá nhân xin việc với tổng số tiền là hơn 5,3 triệu đồng và 3 điện thoại di động. Hay vụ cơ quan công an phát hiện trung tâm việc làm số 25 ngõ 377 đường Giải Phóng Hà Nội do Phí Thị Kiều Ngân đứng đầu hoạt động lừa đảo. Từ tháng 10/2005 đến cuối năm 2006 Ngân đã nhận 100 hồ sơ xin việc làm, thu mỗi hồ sơ hàng triệu đồng và chiếm dụng số tiền đó, nhưng hầu như không hề tìm việc cho người lao động [33]…

Qua một số thực trạng trên, có thể tìm hiểu những bất cập, tồn tại trong hoạt động GTVL của các doanh nghiệp theo hai giai đoạn sau:

Trước khi có Nghị định số 19/2005/NĐ-CP:

- Các doanh nghiệp hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về bản chất của GTVL. Hoạt động GTVL là hoạt động chắp nối cung - cầu lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động do các đơn vị trung gian thực hiện. Việc bổ sung chức năng kinh doanh GTVL, thì sẽ biến các doanh nghiệp trở thành người môi giới giữa chính mình với người lao động. Điều này khiến người lao động vừa mất thời gian, vừa tốn tiền lệ phí chi trả cho chính doanh

nghiệp đã đứng ra môi giới và lại tuyển dụng mình. Mặt khác, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi ích kinh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có lãi trong kinh doanh. Vì vậy, trái với tính chất hoạt động của GTVL là mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Do cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh xác định hoạt động GTVL là ngành nghề không cần điều kiện, nên việc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm quá đơn giản và dễ dàng, không cần bất kỳ một thủ tục thẩm định nào về mặt bằng hoạt động, vốn, khả năng hoạt động, nhân sự. Nhiều doanh nghiệp đăng ký chức năng GTVL xen ghép chung với nhiều ngành nghề kinh doanh khác như: cho thuê video, dịch vụ ăn uống, thương mại, kinh doanh, sản xuất…

Nhưng để hoạt động GTVL có hiệu quả thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động này, trước hết phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng tư vấn về pháp luật, chính sách lao động - việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề, năng lực cung cấp thông tin về thị trường lao động. Sau đó là phải có một số vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị… cần thiết để đảm bảo cho hoạt động GTVL. Tuy vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp phải đi thuê văn phòng để hoạt động với giá cao, chỉ có khoảng 10m2 với một chiếc bàn làm việc cũ và vài chiếc ghế nhựa, trên tường thì treo đầy bảng mi ca dán dày đặc các thông báo tuyển dụng lao động mà chủ yếu là những công việc lao động phổ thông, địa điểm

hoạt động không thuận lợi, vốn đầu tư của của các doanh nghiệp còn quá ít.

Đa số các doanh nghiệp chỉ tập trung GTVL qua nguồn thông tin tuyển dụng lượm lặt được trên các báo, đài hoặc niêm yết của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động thực sự. Nhiều doanh nghiệp còn lấy lại thông tin việc làm của các doanh nghiệp GTVL khác, rồi tự ý khai thác coi như nguồn việc làm của mình. Một số doanh nghiệp GTVL "ma" ký hợp đồng với người lao động, nhưng thực chất đó chỉ là những bản hợp đồng không có giá trị pháp lý, không soạn theo đúng quy định của Luật Lao động. Một trong những thực tế đáng báo động hiện nay là nhiều doanh nghiệp

GTVL lại do những sinh viên thất nghiệp lập nên. Nghĩa là sau khi ra trường không xin được việc làm, họ tập hợp với nhau, liên kết với vài người đã quen biết hoạt động tìm kiếm, GTVL để thành lập doanh nghiệp… Và cái vòng luẩn quẩn lại bắt đầu xuất hiện, hoạt động "ma" để lừa người lao động…

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ doanh nghiệp hoạt động GTVL cũng là một vấn đề cần phải nói tới, như ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu chỉ tính những người đang trực tiếp hoạt động GTVL tại các doanh nghiệp thì số người có trình độ đại học chỉ có 36,34%, người có trình độ trung cấp là 23,09% và đặc biệt số người chưa được đào tạo chiếm tới 40,57%, đáng chú ý là trong số những người đã qua đào tạo thì có đến 90% không thuộc chuyên ngành kinh tế lao động, kinh tế, luật [41]… mà lại đào tạo ở lĩnh vực khác, tất cả những người trực tiếp làm công tác GTVL đều chưa qua khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về GTVL.

- Việc kiểm soát hoạt động GTVL của các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người lao động là rất khó khăn. Vì, các cơ sở muốn kinh doanh hoạt động GTVL chỉ cần đăng ký bổ sung chức năng này với Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không cần phải đăng ký hoặc được sự chấp thuận của Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động GTVL nhiều khi không nắm được doanh nghiệp nào được cấp giấy, doanh nghiệp nào không được cấp giấy đăng ký. Còn với người lao động thì không biết doanh nghiệp nào là hợp pháp và doanh nghiệp nào là không hợp pháp.

- Một vấn đề cũng gây nhiều bức xúc cho người lao động trong nhiều năm liền, đó là tình trạng thu phí GTVL đã và đang bị thả nổi. Do tính chất đăng ký kinh doanh về hoạt động GTVL quá dễ dàng, không có điều kiện ràng buộc nên đa số doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động rất đơn giản và tự áp đặt các mức thu lệ phí GTVL đối với người lao động rất cao nhưng lại không có trách nhiệm đối với người lao động tìm việc nên bị người lao động phản ứng, kiện cáo, cá biệt có những doanh nghiệp lợi dụng hoạt động kinh doanh hoạt động GTVL để lừa gạt, lừa đảo người lao động rất cần việc, điều này đã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 11/10/2024