Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 16


hiện quản lý an toàn vệ sinh lao động theo hệ thống quản lý ISO 45001:2018, bao gồm các lưu ý chính như:

+ Bốn yếu tố bắt buộc để xây dựng mô hình là: Lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và hành động cải tiến với các nhóm nội dung: Xây dựng chính sách, xác định các mối nguy hại, đánh giá rủi ro, thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện, hành động phòng ngừa và khắc phục, đánh giá hệ thống và cải tiến liên tục, các yêu cầu cơ bản khi triển khai.

+ 4 giai đoạn cụ thể hướng dẫn thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 45001:2018 cho Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

+ 05 nhóm về các yêu cầu cần chú trọng trong quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 45001:2018 tại công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long: Yêu cầu về trách nhiệm, Yêu cầu về truyền thông, Yêu cầu về đào tạo, Yêu cầu về xây dựng và phổ biến tài liệu, Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ tại công ty.

2. Khuyến nghị

- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ về quản lý ATVSLĐ:

Áp dụng thực tế cho các công việc thi công xây dựng trên dự án và triển khai phổ biến, áp dụng cho các nhà thầu thi công trong dự án. Cần chi tiết hóa cũng như cụ thể hóa các quy trình sau: Quy trình về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Quy trình quản lý rủi ro.

- Chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn thi công:

Để nâng cao công tác quản lý rủi ro cần thực hiện phân tích, đánh gía thường xuyên biện pháp thi công từ đó nhận diện và cải tiến các điểm chưa phù hợp để đảm bảo ATVSLĐ tren công trường/dự án. Tăng cường giám sát và hướng dẫn thực hiện các quy trình, biện pháp an toàn đã lập với những công việc có nguy cơ cao, luôn đảm bảo có người giám sát trong khi có công nhân đang làm việc.

- Về xem xét lãnh đạo và hành động cải thiện hệ thống:

Ban lãnh đạo Công ty cần phải tổ chức định kỳ các khóa đào tạo riêng về hệ thống quản lý ATVSLĐ cho đội ngũ lãnh đạo, nhằm giúp họ nhận biết được vai trò của mình trong việc xây dựng và thực hiện việc quản lý, đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình thi công trên công trường dự án, đồng thời phải liên tục cải thiện hệ thống cho phù hợp với điều kiện thực tế. Câp độ Phòng/ban cần đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho công nhân nhằm tăng cường nhận thức về


ATVSLĐ, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và nâng cao văn hóa an toàn trong quá trình lao động.

Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long đang quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, trong bối cảnh hiện nay của tập đoàn, nhằm nâng cao công tác quản lý, phòng ngừa xẩy ra các sự cố , tai nạn về An toàn – Sức khỏe và Môi trường trên các công trường dự án TCLĐ cũng như đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn hiện hành được công nhận trên phạm vi toàn thế giới thì tập đoàn cần thiết phải áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001 vào công tác quản lý ATVSLĐ. Đây cũng là giải pháp phù hợp với bối cảnh của tập đoàn và cũng phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: Đó là coi trọng đạo đức kinh doanh, gắn liền các vấn đề sản xuất kinh doanh, an toàn – sức khỏe – môi trường và trách nhiệm xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (2016), Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH - Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Tổ chức lao động Quốc Tế (2011), Sổ tay hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Cục An toàn lao động (2012), Tài liệu hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (2008), Quyết định số 68/2008/QĐ- BLĐTBXH về việc Ban hành danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiể , độc hại.

5. Chính phủ (2016), Nghị định 39/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ATVSLĐ.

6. Công ty TNHH Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long (2017, 2018, 2019),

Báo cáo công tác ATVSLĐ, Hà Nội.

7. Công ty TNHH Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long (2017, 2018, 2019),

Báo cáo tổng kết năm, Hà Nội.

8. Chử Nhất Hợp (2018),“An toàn sức khỏe của nhân viên y tế làm việc tại một số cơ sở truyền máu Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ.

9. Nguyễn Duy Hùng (2019), “Nghiên cứu, đề xuất áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001 cho các dự án xây dựng tại tập đoàn Hải Phát”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.

10. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật An toàn Vệ sinh lao động.

11. Hà Tất Thắng (2015), “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Lê Vân Trình (2002), Nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng hồ sơ quản lý công tác AT-VSLĐ, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, Hà Nội.

13. Lê Vân Trình (2015), Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Giáo trình giảng dạy


sau đại học, Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Công đoà, Hà Nội.

Tiếng Anh

14. International Organization for Standardization (2015), ISO 14001:2015 Environmental management systems – Requirements with guidance for use, Geneva.

15. OHSAS Project Group (2008), Occupational Health and Safety Management Systems - Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007, British StandardInstitution.

16. International Organization for Standardization (2018), ISO 45001 Occupational Health and Safety management systems–Requirements with guidance for use, Geneva.

17. Yamagishi.2019.Safety Global Guideline -Overseas Field Department Building Systems Field Operation Division MITSUBISHI ELECTRIC CORPORATION

18. ILO(2018), Cải thiện an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Hoạt động an toàn và sức khỏe là nền tảng trong quản lý doanh nghiệp của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, trong đó sự an toàn phải được ưu tiên cao nhất. Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long nhận định và cam kết rằng điều cần thiết mang tính cốt lõi cho hoạt động của doanh nghiệp là phải đảm bảo an toàn và sức khỏe cho tất cả nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thuận tiện để phòng ngừa chấn thương và bệnh nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ với quy định pháp lý các quy định và tiêu chuẩn từ khách hàng hoặc các bên liên quan.

1.Quản lý an toàn và sức khỏe là một cơ sở của việc quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết phát triển văn hóa doanh nghiệp nơi an toàn và sức khỏe của tất cả các nhân viên được đặt lên hàng đầu để hiện thực hóa một doanh nghiệp theo định hướng về an toàn và sức khỏe.

2.Nhận thức được vai trò của trao đổi thông tin trong việc đảm bảo về an toàn và sức khỏe, chúng tôi tôn trọng việc đối thoại với người lao động cũng như sự tham gia của họ.

3.Chúng tôi cam kết thực hiện các hành động cần thiết phù hợp với Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp và liên tục nâng cao nền tảng về an toàn và sức khỏe trong sự hợp tác với người lao động và các bên có liên quan.

4.Chúng tôi cam kết thực hiện đánh giá rủi ro một cách thích hợp ở nơi làm việc để phòng tránh các tai nạn.

5.Chúng tôi cam kết sử dụng các nguồn lực quản lý một cách thích hợp để thực hiện chính sách này và không ngừng thúc đẩy sự cải tiến liên tục một cách hiệu quả.

6.Chúng tôi cam kết nâng cao nhận thức về an toàn của người lao động và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo định hướng về an toàn và sức khỏe thông qua việc xây dựng và định kỳ xem xét việc thực hiện các Chính sách, Mục tiêu, Chương trình Hành động về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.

TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

Chủ tịch – Tổng Giám đốc

PHỤ LỤC 02

CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Hoạt động an toàn và sức khỏe là nền tảng trong quản lý doanh nghiệp của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, trong đó sự an toàn phải được ưu tiên cao nhất. Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long nhận định và cam kết rằng điều cần thiết mang tính cốt lõi cho hoạt động của doanh nghiệp là phải đảm bảo an toàn và sức khỏe cho tất cả nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc an toàn lành mạnh nhằm phòng ngừa các chấn thương và bệnh nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ với quy định pháp lý các quy định và tiêu chuẩn từ khách hàng hoặc các bên liên quan.

1. Quản lý an toàn và sức khỏe là một cơ sở của việc quản lý doanh nghiệp và là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh doanh. Chúng tôi cam kết phát triển văn hóa doanh nghiệp, nơi an toàn và sức khỏe của tất cả các nhân viên được đặt lên hàng đầu để hiện thực hóa một doanh nghiệp theo định hướng về an toàn và sức khỏe.

2. Chúng tôi cam kết việc tuân thủ thực hiện các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác một cách thích hợp.

3. Nhận thức được vai trò của trao đổi thông tin trong việc đảm bảo về an toàn và sức khỏe, chúng tôi tôn trọng việc tham gia, tham vấn ý kiến của người lao động và các bên liên quan trong công tác Quản lý ATVSLĐ.

4. Chúng tôi cam kết thực hiện các hành động cần thiết phù hợp với Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp và liên tục nâng cao nền tảng về an toàn và sức khỏe trong sự hợp tác với người lao động và các bên có liên quan.

5. Chúng tôi cam kết thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro một cách thích hợp và xây dựng các biện pháp loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro một cách thích hợp tại nơi làm việc để phòng ngừa các sự cố, tai nạn.

6. Chúng tôi cam kết rằng mọi nhân viên được huấn luyện các nội dung cần thiết và phù hợp với chức năng nhiệm vụ công việc đảm bảo tính hiệu quả của Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động.

7. Chúng tôi cam kết sử dụng các nguồn lực quản lý một cách thích hợp để thực hiện chính sách này và không ngừng thúc đẩy sự cải tiến liên tục một cách hiệu quả.

8. Chúng tôi cam kết nâng cao nhận thức về an toàn của người lao động và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo định hướng về an toàn và sức khỏe thông qua việc xây dựng, định kỳ xem xét việc thực hiện các Chính sách, Mục tiêu, Chương trình Hành động và cải tiến nội dung hệ thống một cách phù hợp.

TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

Chủ tịch – Tổng Giám đốc

PHỤ LỤC 03

Quy trình quản lý rủi ro và cơ hội

MỤC LỤC


Mục

Khoản

Nội dung

Trang

I


Mục đích


II


Phạm vi áp dụng


III


Tài liệu tham khảo


IV


Định nghĩa, thuật ngữ và các từ viết tắt


V


Nội dung



5.1

Lưu đồ quy trình



5.2

Diễn giải lưu đồ


VI


Hồ sơ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 16


1. MỤC ĐÍCH

Quy trình này phân định trách nhiệm, quy định cách thức xác định, đánh giá và đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro – cơ hội nhằm mục đích:

+ Nhận diện rủi ro-cơ hội:

- Nhận biết các rủi ro-cơ hội trong hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm xác định nguyên nhân có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn và hiểu được lí do, phương thức, thời điểm, không gian mà rủi ro có thể xảy ra;

- Xác định phương pháp quản lý hiện tại và các điểm yếu còn lại;

- Xác định các rủi ro cần thiết để phòng ngừa.

+ Đánh giá rủi ro- cơ hội nhằm:

- Phân tích rủi ro-cơ hội trong HT QLATVSLĐ nhằm nhận biết khả năng xảy ra sự cố và xác định mức độ giá trị của các rủi ro.

- Xác định các tác động của rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức;

- Đưa ra mức độ rủi ro dựa trên giá trị của rủi ro, từ đó xác định phương pháp xử lý thích hợp

+ Xử lý rủi ro-cơ hội nhằm:

- Xây dựng các biện pháp, đối sách để xử lý giảm thiểu các rủi ro có mức độ cao cùng với các yếu tố đi kèm để đảm bảo tiến độ triển khai theo đúng kế hoạch.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí