Khảo Sát Đánh Giá Chỉ Số Iri Tại Một Số Tuyến Đường


Tiến hành chạy xe có gắn điện thoại cài sẵn phần mềm đo độ bằng

phẳng IRI ( RoadLabPro) đo cả chiều đi và chiều về. Trong quá trình khảo sát cần phải tuân thủ các điều sau:

­ Chỉ

được phép chạy xe với các tốc độ

định chuẩn đã lựa chọn. Tùy

thuộc vào các điều kiện thực tế

lúc đo, có thể

chỉ sử

dụng một tốc độ

định

chuẩn chủ đạo để đo cho toàn tuyến hoặc phải sử dụng thêm tốc độ định chuẩn dự phòng cho các đoạn đường có tình trạng lưu thông khó khăn. Nếu trên một đoạn đường nào đó phải chạy xe với tốc độ định chuẩn dự phòng thì việc đo phải được thực hiện riêng, tránh tình trạng thay đổi tốc độ đo từ đoạn này sang đoạn khác.

­ Vận tốc xe đo phải giữ không đổi so với vận tốc khi định chuẩn ( sai số giữa vận tốc định chuẩn và vận tốc đo khi thí nghiệm không được chênh nhau quá ± 3Km/giờ).

­ Chạy đúng làn cần đo, không chạy lấn sang làn xe khác.

­ Trong quá trình đo cần đánh dấu các vị trí cần ghi nhớ như: cột cây số, các vị trí đầu cầu và cuối cầu, đoạn đường xấu… Việc đánh dấu điểm mốc rất quan trọng, nó sẽ giúp ích cho công tác phân tích số liệu sau khảo sát: biết được các vị trí có IRI cao bất thường là do yếu tố nào và phân đoạn chính xác hơn.

­ Nếu tại đoạn đường nào đó, do trở ngại giao thông nên xe đo độ bằng phẳng không chạy được đúng với vận tốc định chuẩn dự kiến thì phải hủy kết quả và tiến hành đo lại.

­ Nếu thời tiết mưa hoặc đường quá ướt sẽ ảnh hưởng tới kết quả trong một số trường hợp sẽ không đo được chỉ số IRI.

đo,


­ Mặt đường quá bẩn cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng tới kết quả đo.

Vì vậy để

tăng tính chính xác của kết quả

đo yêu cầu mặt đường phải khô

thoáng, sạch sẽ

3.3. Khảo sát đánh giá chỉ số IRI tại một số tuyến đường

3.3.1. Khảo sát đánh giá chỉ số IRI tại đường Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy

* Vị trí kháo sát: 2 làn trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy

* Chuẩn bị:

­ Sử dụng điện thoại đã cài sẵn phần mềm RoadLabPro, giá đỡ giữ chặt điện thoại vào xe.

­ Phương tiện đo là ô tô 4 chỗ trở lên,

­ Trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy, nhóm thực hiện bố trí 5 người trên xe làm các nhiệm vụ: 1 lái xe, 3 bấm máy đo ở 3 vị trí trên xe (ghế trước bên phụ, ghế sau bên phụ và bên lái), 1 ghi chép thông tin quá trình đo. Bên phụ coi là bên phải và bên lái gọi là bên trái

* Cách đo: Đánh dấu 2 điểm đầu và cuối đoạn tuyến cần đo, khi xe bắt đầu xuất phát thì 3 người ngồi ở 3 vị trí: ghế trước bên phụ, ghế sau bên phụ và ghế sau bên lái cùng bắt đầu bấm máy đo, khi đến điểm kết thúc thì bấm máy tạm dừng đọc kết quả đo trên màn hình điện thoại cho người còn lại ghi chép. Ứng với mỗi vận tốc 20 km/h, 35 km/h, 50 km/h ta đo 3 lần khác nhau, tổng số 18 lần đo với 2 làn đường (chiều từ Cầu Giấy – Nguyễn Văn Huyên và chiều ngược lại).



Hình 3 2 Gắn điện thoại thông mình đã cài sẵn phần mềm RoadLabPro tại 3 vị 1


Hình 3 2 Gắn điện thoại thông mình đã cài sẵn phần mềm RoadLabPro tại 3 vị 2

Hình 3.2. Gắn điện thoại thông mình đã cài sẵn phần mềm RoadLabPro tại 3 vị trí khác nhau trên xe


Ngoài ra, tiến hành thử

nghiệm gắn điện thoại trên xe máy để

đo IRI

tuyến đường này. Xe máy gắn thiết bị sẽ đi ở 2 tốc độ 20km/h và 35km/h, đo IRI cho hướng làn Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy. Mỗi vận tốc thực hiện 3 lần đo khác nhau.

* Kết quả đo: Sau khi thực hiện quá trình đo đạc ta có kết quả (Bảng 3.1)

Bảng 3.1.Chỉ số IRI trung bình tại đường Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy



Vị trí đặt máy


Vận tốc


Lần đo

Cầu Giấy - Nguyễn

Văn Huyên

Nguyễn Văn Huyên -

Cầu Giấy

IRI trung bình

Ghi

chú

IRI trung

bình

Ghi

chú


Ghế trước bên phụ


20

1

2.65


3.1


2

2.84


3.18


3

2.94


2.89



35

1

4.11


3.9


2

3.88


4.07


3

4.12


3.72



50

1

-

Máy lỗi

3.88


2

3.73


4.26


3

4.42


4.38



Ghế sau bên lái


20

1

2.62


3.15


2

2.99


2.89


3

3.12


2.9



35

1

4.45


4.37


2

4.34


4.45


3

4.58


4.37



50

1

5.45


4.92


2

5.46


5.09


3

5.73


4.45



Ghế sau bên phụ


20

1

2.5


2.58


2

2.6


2.84


3

2.85


2.73



35

1

3.94


4.31


2

4.1


4.3


3

4.31


4.38



50

1

5.18


4.31


2

5.51


5.49


3

4.27


4.98


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


* Nhận xét: Từ số liệu bảng tổng hợp trên ta có nhận xét như sau:

­ Khi đo bằng cùng 1 máy điện thoại (cùng 1 vị trí gắn trên xe),

chạy cùng một vận tốc, giá trị IRI đo được giữa các lần khác nhau không có

biến động nhiều. Sai số chấp nhận được (Bảng 3.1).

­ Giữa các giá trị đo của các máy đặt tại các vị trí khác nhau trên xe có sự khác biệt. 20km/h giá trị IRI chênh lệch rất nhỏ không đáng kể, 35km/h giá trị IRI có sự chênh lệch nhưng không nhiều, 50km/h giá trị IRI có sự chênh lệch đáng kể (Hình 3.3)

Hình 3 3 Biểu đồ chỉ số IRI đo tại 2 chiều tuyến đường Cầu Giấy – 3



Hình 3 3 Biểu đồ chỉ số IRI đo tại 2 chiều tuyến đường Cầu Giấy – 4

Hình 3.3. Biểu đồ chỉ số IRI đo tại 2 chiều tuyến đường Cầu Giấy – Nguyễn Văn Huyên

­ Không có nhiều sự

chênh lệch về

giá trị

IRI giữa 2 làn đường

Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy và Cầu Giấy – Nguyễn Văn Huyên (Hình 3.4)

­ Giá trị IRI phụ thuộc rất nhiều vào vận tốc xe chạy. Do vậy khi đo đạc IRI cần đo ở một vận tốc cố định chuẩn (Hình 3.3 + Hình 3.4)

Hình 3 4 Biều đồ chỉ số IRI tại 3 điểm đặt máy khác nhau trên tuyến 5



Hình 3 4 Biều đồ chỉ số IRI tại 3 điểm đặt máy khác nhau trên tuyến 6


Hình 3 4 Biều đồ chỉ số IRI tại 3 điểm đặt máy khác nhau trên tuyến 7


Hình 3.4. Biều đồ chỉ số IRI tại 3 điểm đặt máy khác nhau trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy

­ Khi sử

dụng xe máy, không thể

đo đạc giá trị

IRI khi sử

dụng

phần mềm và điện thoại do kết quả đo IRI rất lớn (do bộ xóc của xe máy không đảm bảo và thích hợp để đo) và rất phân tán giữa các lần đo khác nhau.

Ghi chú: Các kết quả để vẽ hình là giá trị trung bình của 3 lần đo.

3.3.2. Khảo sát đánh giá chỉ số IRI tại tuyến đường tỉnh lộ 334, huyện Vân Đồn


3.3.2.1. Hiện trạng đường tỉnh lộ 334, huyện Vân Đồn

Tỉnh lộ 334 là trục đường giao thông chính của huyện Vân Đồn.

Chiều dài toàn tuyến 40km, điểm bắt đầu từ cầu Vân Đồn 3 và đến điểm cuối đảo Cái Bầu, được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng rộng 7m, lề mỗi bên rộng 1m, có hệ thống thoát nước. Tỉnh lộ 334 có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đối với huyện Vân Đồn và đặc biệt là kết nối các tuyến đường từ đất liền ra đảo. Với vị thế ngày càng phát triển về du lịch biển đảo, tuyến đường tỉnh lộ 334 thuộc huyện Vân Đồn sẽ ngày càng nhiều phương tiện lưu thông. Theo số liệu khảo sát, sau khi có nhiều dự án đầu xây dựng phát triển Vân Đồn thì sau một thời gian khai thác tình trạng mặt đường đã dần xuống cấp, độ bằng phẳng mặt đường giảm. Tình trạng này xảy ra khi có rất nhiều xe ô tô, xe contener tải trọng nặng vượt quá tải trọng cho phép của đường lưu thông thường xuyên trên tỉnh lộ 334. Đặc biệt có những đoạn hư hỏng nặng, nhiều vị trí hằn lún vệt bánh xe rất lớn, nhiều cầu bị xuống cấp ở mặt cầu, khe co giãn, lan can, ống thoát nước, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi… Tình trạng các

hạng mục khác như

hộ lan, dải phân cách giữa, điện, sơn kẻ

vạch cũng đã

xuống cấp trầm trọng và hiện đang được khai thác nên tỉnh lộ 334 chưa được nâng cấp, sửa chữa.

3.3.2.2.Lựa chọn phương pháp và thiết bị xác định độ bằng phẳng theo IRI cho tỉnh lộ 334 – huyện Vân Đồn.

Trên thế

giới cũng như

Việt Nam, mỗi phương pháp đều có

ưu nhược

điểm riêng. Để lựa chọn được phương pháo xác định độ bằng phẳng nào cần dựa vào điều kiện thực tế mỗi nước, mỗi địa phương. Phương pháp xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m hay bằng thiết bị Profilograhp tuy đơn giản, dễ sử dụng nhưng hiệu quả lại thấp. Phương pháp xác định độ bằng phẳng thông

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/09/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí