Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Và Mg Lên Hoạt Tính Của Men Che

Tại thời điểm tiếp xúc với MG trong thời gian 6 giờ thì nồng độ huyết sắc tố có xu hướng tăng nhẹ ở các nghiệm thức có nồng độ MG 0,15 ppm so với thời điểm trước đó. Trái lại, ở các nghiệm thức có nồng độ MG cao thì nồng độ huyết sắc tố có xu hướng giảm thấp hơn so với đối chứng nhưng nếu so với nghiệm thức có nồng độ MG thấp thì MCHC ở nghiệm này vẫn cao hơn. Mặc dù có sự tăng hay giảm về nồng độ của huyết sắc tố nhưng chưa đến mức sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời điểm 72 giờ sau khi gây nhiễm thì nồng độ của huyết sắc tố đều có xu hướng giảm ở hầu hết các nghiệm thức, đối với nghiệm

thức ở nhiệt độ 28oC thì đến thời điểm 7 ngày sau khi tiếp xúc với MG thì

MCHC mới có xu hướng giảm dần đến ngày kết thúc thí nghiệm; các nghiệm thức còn lại thì MCHC có dấu hiệu tăng trở lại sau 7 ngày tiếp xúc, đặc biệt ở nhiệt độ 34oC + MG 0,15 ppm vào thời điểm 14 ngày thì nồng độ huyết sắc tố tăng mạnh và cao hơn so với thời điểm trước khi gây nhiễm.

MG có xu hướng làm giảm mạnh nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu ở các khoảng nhiệt độ khác nhau chỉ sau 6 giờ tiếp xúc và cả trong điều kiện điều kiện nhiệt độ thích hợp (Lương Thị Diễm Trang, 2009). Srivastava et al. (1995) nêu sự ảnh hưởng của MG đến các chỉ số huyết học trên cá trơn Heteropneustes fossilis đó là làm giảm hàm lượng chất đạm và can-xi trong huyết thanh ở mức có ý nghĩ thống kê (p<0,05), ngoại trừ tổng cholester máu tăng.

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên MCHC

Nghiệm thức


Thời gian thu mẫu


0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

21,9±2,8aA

23,0±3,3aA

21,4±4,3aA

24,4±5,8aA

-

22oC+0,20 ppm

26,7±8,6aA

25,2±4,4aA

22,0±2,5aA

-

-

28oC+0,15 ppm

22,6±4,6aA

23,8±4,2aA

26,9±6,9aA

22,4±5,2aA

21,2±2,1aA

28oC+0,20 ppm

25,9±9,6aA

25,9±8,7aA

-

-

-

34oC+0,15 ppm

22,5±1,7aA

23,9±7,2aA

23,0±3,9aA

23,8±4,4aA

26,8±11,8aA

34oC+ 0,2 ppm

25,0±9,6aA

22,5±3,6aA

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men cholinesterase của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 7

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a) và cùng cột mang giá trị (A) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

2.3.6 Thể tích hồng cầu – MCV (µm3)

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.12. cho thấy thể tích hồng cầu của cá ở thời điểm trước khi gây nhiễm dao động trong khoảng từ 131,5 - 164,7 µm3, ở các khoảng nhiệt độ khác nhau thì sự dao động về thể tích hồng cầu cũng khác nhau, trong đó đạt giá trị cao nhất là ở nghiệm thức nhiệt độ 34 oC + MG 0,20 ppm (164,7±68,1 µm3); nhưng vào thời điểm này thì hầu hết các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lúc 6 giờ sau khi

gây nhiễm thì ở các nhiệt độ 22oC + MG 0,15 ppm; nhiệt độ 22oC + MG 0,20 ppm và nhiệt độ 28oC + MG 0,20 ppm có xu hướng gia tăng thể tích hồng cầu, trong khi các nghiệm thức nhiệt độ 28oC + MG 0,15 ppm; nhiệt độ 34oC + MG 0,15 ppm và nhiệt độ 34oC + MG 0,20 ppm có xu hướng giảm, quá trình tăng hay giảm này khác biệt không ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức trong cùng thời điểm thu mẫu và so với thời điểm đối chứng.

Đến thời điểm 7 ngày và sau khi tiếp xúc với MG thì hầu hết các nghiệm thức đều có xu hướng giảm về thể tích hồng cầu, trong đó giảm thấp nhất là ở nghiệm thức nhiệt độ 22oC + MG 0,15 ppm, đạt 107±22,6 µm3 và khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05). MCV lại tiếp tục giảm cho đến ngày thu mẫu cuối cùng ở các nghiệm thức còn lại nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng. Đối với nhiệt độ 28oC + MG 0,15 ppm thì thể tích hồng cầu đã đạt gần mức ban đầu trước khi gây nhiễm MG. Như vậy, MCV có xu hướng phục hồi dần sau thời gian tiếp xúc với MG.

Bảng 4.12:Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên MCV

Nghiệm thức

Thời gian thu mẫu


0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

160±37abBC

163±31abBC

146±43bcBC

107±22cA

-

22oC+0,20 ppm

135±17abAB

156±33bB

121±20abAB

-

-

28oC+0,15 ppm

131±59abAB

129±21abAB

173±65bcB

153±28bcB

128±33abAB

28oC+0,20 ppm

135±50abAB

140±46abAB

-

-

-

34oC+0,15 ppm

135±33abAB

135±44abAB

202±35cCD

124±63abAB

98,2±29bA

34oC+ 0,2 ppm

165±68abBC

164,1±46abBC

-

-

-

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Mặc dù ban đầu chịu sự tác động kết hợp đồng thời của MG và nhiệt độ nhưng dần về sau cá cũng có xu hướng điều chỉnh phù hợp với điều kiện sinh lý của cơ thể hồng cầu tăng về số lượng thì đồng thời kết hợp với quá trình đó là thể tích hồng cầu bị giảm xuống. Tương tự ở cá chép, cá rô phi và cá mè vinh cũng có xu hướng giảm thể tích hồng cầu khi tiếp xúc với Basudin 40EC (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998).

4.2.3.7 Số lượng của huyết sắc tố (Hemoglobin)

Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí cacbonic (CO2) thải từ các tế bào qua mang để thải ra ngoài nhằm đáp ứng đời sống của sinh vật. Vận chuyển oxy hay CO2 là do huyết sắc tố của hồng cầu. Huyết sắc tố là thành phần cơ bản của hồng cầu. Nó chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu và có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng

cầu. Huyết sắc tố (Hb) thay đổi phụ thuộc vào tuổi, giới, hoạt động, nơi cư trú…. nồng độ Hb giảm là sự giảm khả năng mang oxy của máu

Kết quả bảng (4.13) cho thấy hàm lượng hemoglobin có xu hướng giảm sau 72 giờ tiếp xúc với MG, sau đó tăng dần trở lại vào các thời điểm 7 ngày và 14 ngày nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với đối chứng và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, MG có xu hướng gây ảnh hưởng đến hàm lượng hemoglobin trong máu cá. Hàm lượng Hb tăng trong khoảng thời gian về sau chứng tỏ khả năng đáp ứng của cá trước nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể, nhất là đối với các NT có nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ cao nhu cầu oxy của cá càng tăng, để đáp ứng đủ oxy cá phải tăng cường lượng máu đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn, làm gia tăng quá trình vận chuyển oxy trong máu thông qua Hb.

Hoạt động hô hấp nhanh của cá ở các NT có nhiệt độ và nồng độ MG cao làm tăng nhanh khả năng gây độc của MG, do đó khả năng gây chết vào thời điểm sau 72 giờ tiếp xúc là rất lớn. Cũng trong thời điểm này Hb giảm sẽ gây ra sự phân giải oxy ở tổ chức giảm. Nếu oxy tổ chức giảm gây ra thể tích hô hấp tăng và tim đập nhanh lên. Nếu Hb < 100g/l thì sẽ gây ra rối loạn hô hấp và tim đập nhanh. Bên cạnh đó nhằm bù đắp sự giảm Hb cơ thể sẽ kích thích tiết Erythropoietin (EPO) để tăng Hb, tăng sự tạo máu trong các thời điểm về sau.

Bảng 4.13:Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên Hemoglobin

Nghiệm thức

Thời gian thu mẫu



0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

4,46±2,3abAB

5,18±1,1abcBCD

3,54±0,8bAB

4,17±0,6bcAB

-

22oC+0,20 ppm

5,65±1,7aC

5,43±0,6abCD

3,37±1,2cB

-

-

28oC+0,15 ppm

5,71±0,7aC

5,75±1,0aD

3,32±1,5cB

4,73±1,2abBC

4,55±0,6abA

28oC+0,20 ppm

5,62±1,0aC

4,44±0,9bBC

-

-

-

34oC+0,15 ppm

5,12±0,6abBC

4,16±0,9bcAB

4,50±1,1abA

4,92±0,8abBC

4,53±0,9abA

34oC+ 0,2 ppm

5,53±1,0aBC

4,40±0,4bBC

-

-

-

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) k hác biệt k hông có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)

Như vậy, có thể dựa trên khả năng gây độc của MG là do sự biến đổi quan trọng trong các chỉ tiêu huyết học trong máu. MG là nguyên nhân làm suy yếu calcium của huyết thanh và hàm lượng protein; đồng thời cũng làm tăng tổng hàm lượng cholesterol trong máu của cá da trơn, làm giảm hàm lượng photpho của huyết tương và calc ium ở cá Tilapia, làm rối loạn quá trình trao đổi carbohydrate và quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu đã được báo cáo trên cá da trơn sau khi sử dụng; và MG còn là nguyên nhân gây sự tiêu

glycogen ở gan và cơ cùng với quá trình này là tăng lượng đường và chlorine trong máu vượt quá giới hạn; tăng tính nhạy cảm tới sự giảm oxy huyết và làm giảm sự tổng hợp protein ở cá certain (Srivastava et al.,2004).

Wright (1976) ước lượng thời gian gây chết của MG khi tiếp xúc với trứng và cá bột Micropterus salmonides; khi tăng nồng độ MG gấp đôi thì kết quả cho thấy tính độc tăng hơn 20 lần theo tỉ lệ gây chết của trứng và cá bột ; và từ nghiên cứu này tác giả kết luận MG là chất cực kỳ độc hại và tuyệt đối không được sử dụng cho cho bất cứ mục đích nào liên quan đến trứng và cá bột. Bồng độ của MG khác nhau cũng làm thay đổi các chỉ tiêu huyết học theo xu hướng khác nhau. Theo Naim Saglam et al., (1996) cá hồi sau khi tiếp xúc với MG ở nồng độ 5mg/l và 66,67mg/l thì số lượng hồng cầu và bạch cầu đều có xu hướng ý nghĩa giảm thống kê khi tiếp xúc cả 2 nồng độ. Tuy nhiên hàm lượng hemogobin, hematorite và MCV lại có xu hướng tăng ở nồng độ thấp và lại giảm khi ở nồng độ cao. Riêng về cá chỉ số MCHC và MCH lại có xu hướng tăng khi tiếp xúc với MG ở cả hai nồng độ.

Khi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì MG thường dùng để ngăn ngừa, trị nấm hoặc là các bệnh do lây nhiễm ký sinh trùng. Khi đi vào cơ thể cá, MG sẽ bị phân hủy, chuyển hóa là thành LMG và sẽ tích lũy trong mô khi cá tiếp xúc. Vậy MG vào cơ thể cá sẽ tồn tại 2 dạng MG và LMG. Hai thành phần được lưu trữ chủ yếu máu, gan, thận, cơ, da và nội tạng của một số động vật thí nghiệm khác bao gồm cả cá. The o Plakas et al., (1996) giải thích thì mô phân bố đều khắp cơ thể có vai trò trao đổi chất và vận chuyển; mô sẽ tiến hành trao đổi chất với MG và nhanh chóng MG được hấp thu sau đó vận chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể; phần còn lại của MG cũng được tìm thấy trong trứng, cá bột và ở mô cơ cá trưởng thành cá hồi Oncorhynchus mykiss. Alderman (1992) thì MG đã được hấp thu bởi cá và tích lũy ở tất cả các mô của cá và thuốc nhuộm này hoàn toàn có khả năng tồn lưu do đó sẽ cấm dùng trừ khi cần có thời gian đào thải trước khi sử dụng (trích dẫn bởi Srivastava et al.,2004).

4.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên hoạt tính của men ChE

4.2.4.1 Hoạt tính men ChE não

Hoạt tính của enzyme ChE của não trong quá trình thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.14 và hình 4.5. Kết quả cho thấy hoạt tính của ChE chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ và nồng độ của MG trong suốt thời gian thí nghiệm. Hoạt tính của enzyme ChE vào thời điểm 0 giờ thì có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức theo các khoảng nhiệt độ khác nhau, có thể nhận thấy hoạt tính của ChE tăng dần theo nhiệt độ cao nhất là 340C (112,16-124,16 nmol/phút/mg protein),

kế đến là 280C (113,39-115,43nmol/phút/mg protein) và thấp nhất là 220C (52,13-59,5143nmol/phút/mg protein).

Ở thời điểm 6 giờ tiếp xúc với MG, hoạt tính của enzyme ở tất cả các nghiệm thức giảm thấp hơn so với đối chứng, trong đó giảm thấp nhất là ở nghiệm thức 340C, kế đến là 280C và sau cùng là 220C, hoạt tính của ChE lần lượt bằng 55-66%, 68-73% và 71-76% so với đối chứng. Nhìn chung ChE giảm

theo sự gia tăng của nhiệt độ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng là ở nghiệm thức nhiệt độ 280C và 340C.

Hoạt tính của enzyme ChE giảm mạnh vào thời điểm 48 giờ. Đặc biệt là đối với các nghiệm thức có nồng độ cao (0,2ppm) thì hoạt tính của enzyme ChE có xu hướng giảm thấp hơn so với các nghiệm thức có nồng độ thấp hơn (0,15 ppm) trong khoảng cùng nhiệt độ, cụ thể ở các nghiệm thức 340C+0,2ppm, 280C+0,2 ppm và 220C+0,2 ppm hoạt tính của ChE lần lượt bằng 35% (43,2 nmol/phút/mg protein), 43% (48,92 nmol/phút/mg protein) và 61% (31,9 nmol/phút/mg protein) so với đối chứng.

Thời điểm 7 ngày và 14 ngày thì hoạt tính của enzym ChE có xu hướng phục hồi trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng. Ở nghiệm thức 280C+0,15ppm hoạt tính của men ChE bằng 81% (93,4 nmol/phút/mg protein)

và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Riêng ở nghiệm thức 340C+0,15 ppm mặc dù hoạt tính của ChE có xu hướng tăng nhưng chỉ bằng 64% và khác biệt thống kê so với đối chứng. Điều này cho thấy trong điều kiện

bình thường thì hoạt tính của ChE có xu hướng phục hồi nhanh hơn so với điều kiện bất lợi.

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên hoạt tính của enzyme ChE của não

Nghiệm thức



Thời điểm thu mẫu




0 giờ

6 giờ

48 giờ

72giờ

168 giờ

336 giờ

22oC+0,15 ppm

59,51aA

45,30abAB

41,22abAB

37,58abAB

50,00abA


22oC+0,20 ppm

52,13abA

36,96aA

31,88aA

22,87aA



28oC+0,15 ppm

115,43aB

78,73bcC

68,00bcB

57,50cdBC

59,37cdA

93,38abA

28oC+0,20 ppm

113,39aB

82,27bC

48,92bcBC




34oC+0,15 ppm

112,16aB

74,15bBC

44,62bcAB

60,28bcBC

63,77bcA

72,31bA

34oC+ 0,2 ppm

124,16aB

68,10bBC

43,23bAB




Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Như vậy, khi thời gian tiếp xúc tăng cùng với điều kiện nhiệt độ và nồng độ cao thì khả năng ức chế hoạt tính men ChE càng tăng. Kết quả này cũng phù hợp

120


100


80


60


40

NT22;0.15ppm NT22;0.20ppm NT28;0.15ppm NT28;0.20ppm NT34;0.15ppm

NT34;0.20ppm

20


0

0h

6h

48h

72h

168h

336h

thời gian thu mẫu

(%) hoạt tính ChE nã

nghiên cứu của Lương Thị Diễm Trang (2009) trên cùng đối tượng, theo tác giả thì ở nồng độ mức độ ức chế hoạt tính men ChE trong não cũng tăng dần theo thời gian tiếp xúc và theo nhận định của Srivastava et al, (2004) thì độc tính của MG sẽ tăng theo thời gian tiếp xúc dài, trong điều kiện nhiệt độ và nồng độ cao .


Hình 4.5: Ảnh hưởng của của nhiệt độ và MG lên ChE trong não

Như vậy, từ kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện nhiệt độ cao thì mức độ ức chế hoạt tính của men ChE của MG trong não càng tăng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Công và ctv. (2006), khi nhiệt độ tăng làm gia tăng mức độ ức chế ChE của diazinon trong não và trong thịt của cá lóc (Channa striata). Ngoài ra, hoạt tính của ChE bị ức chế bởi nhiều loại thuốc và hóa chất khác đặc biệt là đối với thuốc BVTV. Kết quả nghiên cứu của Horsberg và ctv. (1989) thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ (Dichlorvos) gây ức chế men AChE trong não cá hồi mạnh nhất, tồn lưu trong cơ thể cao nhất; tác giả này cho rằng việc xác định hoạt tính của men AChE có thể tin cậy hơn việc phân tích lượng thuốc tồn lưu khi chuẩn đoán việc cá hồi có nhiễm độc thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ hay không. Methidathion với nồng độ 2 mg/L sau 5 ngày tiếp xúc thì ức chế 90-92% hoạt tính enzyme AChE trong não cá chép (Cyprinus carpio) và cá vẫn có thể sống sót (Balint và ctv., 1995). Nguyễn Ngọc Hiền, (2007) tác động của mật độ và enrofloxacine gây ức chế làm giảm hoạt tính của AChE cá tra (Pangasius hypophthalmus). Đối với giáp xác thì hoạt tính enzyme ChE bị ức chế 62% ở mắt và 77% ở thịt sau 48 giờ thí nghiệm khi tiếp xúc với nồng độ diazinon 195 µg/L Ngô Thanh Toàn (2009).

4.2.4.2 Hoạt tính men ChE trong máu

Hoạt tính của enzyme ChE trong máu ở khoảng thời gian thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.15 và hình 4.6. Kết quả cho thấy hoạt tính của ChE trong máu thấp hơn trong não của cá. Vào thời điểm trước khi gây nhiễm thì hoạt tính

của ChE dao động trong khoảng 1,68-2,21 nmol/phút/mg protein, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở nhiệt độ khác nhau. Riêng các nghiệm thức ở 22oC thì hoạt tính của ChE có xu hướng thấp hơn so với nghiệm thức ở 28oC và 34oC. Hoạt tính của ChE có xu hướng biến động theo nhiều xu hướng khác nhau với các nhiệt độ và nồng độ khác nhau.

Ở thời điểm 6 giờ sau khi tiếp xúc với MG thì hoạt tính của ChE trong máu có xu hướng tăng hơn so với đối chứng (trừ các nghiệm thức ở 28 oC), đặc biệt tăng cao là ở nghiệm thức 22oC+0,2 ppm và 34oC+0,15 ppm so với đối chứng thì hoạt tính của ChE cao hơn lần lượt là 82% và 75% và khác biệt thống kê

(p<0,05) so với đối chứng. Đối với nghiệm thức 22oC thì hoạt tính của ChE tiếp tục tăng cho đến thời điểm 72 giờ và 168 giờ.

Bảng 4.15: ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên hoạt tính của enzyme ChE của máu

Nghiệm thức


thời gian thu mẫu



0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

1,68abA

2,52bcBC

2,90cAB

2,01bcAB


22oC+0,20 ppm

1,92aA

3,49bC

3,33bBC



28oC+0,15 ppm

2,04abA

1,95abAB

2,23cC

1,50aBC

1,45aA

28oC+0,20 ppm

2,10aA

1,97abA




34oC+0,15 ppm

2,10aA

3,68cC

3,02cAB

0,64bC

1,24abA

34oC+ 0,2 ppm

2,21aA

2,82aBC




Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình

NT22;0.15ppm NT22;0.20ppm NT28;0.15ppm NT28;0.20ppm NT34;0.15ppm

NT34;0.20ppm

200.00

180.00

160.00

140.00

120.00

100.00

80.00

60.00

40.00

20.00

0.00

0h

6h

72h

168h

336h

thời gian thu mấu

(%) hoạt tính ChE má

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Hình 4.6: Ảnh hưởng của của nhiệt độ và MG lên ChE trong máu

Phần 5


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận

- Trong điều kiện bình thường thì hoạt tính men ChE trong não cao hơn trong huyết tương và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ theo xu hướng nhiệt độ tăng hoạt tính tăng và nhiệt độ càng giảm khả năng ức chế hoạt tính ChE càng mạnh.

- Trong quá trình tăng và giảm nhiệt: cá bắt đầu chết khi nhiệt độ tăng đến 38oC, hoạt động của cá lúc này chậm dần và có biểu hiện mất nhớt, lờ đờ và đến 42oC cá chết 100%. Trong điều kiện nhiệt độ giảm cá bắt đầu chết ở nhiệt độ 160C, lúc này cá hoạt động chậm dần, vây đuôi và mang hoạt động chậm theo sự giảm dần của nhiệt độ và chết gần 100% ở 120C. Trong điều kiện bình thường thì

một số các chỉ tiêu huyết học của cá có xu hướng cao hơn so với cá trong điều kiện nhiệt độ thấp nhưng lại thấp hơn so với trong điều kiện nhiệt độ cao.

- Sự biến động các chỉ tiêu huyết học của cá khi tiếp xúc với MG ở các khoảng nhiệt độ 22oC, 28oC và 34oC biến động theo nhiều xu hướng khác nhau. Số lượng hồng cầu, tỉ lệ huyết sắc tố, MCH và MCV giảm; nhưng số lượng bạch cầu và hemoglobin giảm sau 6 giờ và 72 giờ tiếp xúc và tăng vào các khoảng thời gian gần kết thúc thí nghiệm.

- Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến độc tính của MG, khi nhiệt độ tăng kết hợp với nồng độ MG cao thì khả năng ức chế ChE trong não càng mạnh. Hoạt tính của ChE trong máu có những biểu hiện theo nhiều xu hướng khác nhau theo nhiệt độ và nồng độ của MG và khả năng ức chế ChE trong máu cần có thời gian tiếp xúc dài hơn so với não.

5.2 Đề xuất

- Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của MG đến sức khỏe, tăng trưởng và thời gian đào thải trên các đối tượng thủy sản để góp phần phục vụ cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

- Tiếp tục nghiên cứu sâu về ảnh hưởng kết hợp của MG với một số yếu tố môi trường khác dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu khác như sinh sản, trao đổi ion, men tăng trưởng (hormone tăng trưởng),…

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí