Ảnh Hưởng Của Mg Và Nhiệt Độ Lên Các Chỉ Tiêu Huyết Học

nồng độ 0,15ppm cá hoạt động bình thường phản ứng nhanh với tiếng ồn, một số con (1-4 con) ở nghiệm thức 280C+ 0,2 ppm có biểu hiện treo mình và hoạt động chậm dần.

Sau 48 giờ tiếp xúc với MG thì cá ở các bể có nhiệt độ và nồng độ MG cao (34oC và 0,2 ppm) thì cá bắt đầu chết. Cá chết hơn 90% nhiệt độ 340C+MG 0,2 ppm; 15% nhiệt độ 340C+MG 0,15 ppm và gần 10% nhiệt độ 280C+MG 0,2 ppm. Số cá còn lại có dấu hiệu mất nhớt, da bông lên và có những đốm đỏ li ti, mắt đỏ và lồi, vây bị xuất huyết. Cá bơi lội lờ đờ thất thường, không phản ứng với tiếng ồn và hoạt động yếu dần. Cá trong các bể ở nhiệt độ 220C, nồng độ 0,15 ppm, 0,2 ppm và 280C ở nồng độ 0,15 ppm hoạt động bình thường, phản ứng nhanh với tiếng ồn, một số ít cá (2–4 con) ở nhiệt độ 220C và nồng độ 0,2

ppm và 280C cùng nồng độ 0,15 ppm bơi lội lờ đờ và hoạt động yếu. Sau 72 giờ thì cá chết 100% ở hầu hết cá nghiệm thức có nồng độ MG 0,2 ppm (trừ nghiệm thức nhiệt độ 220C cá chết 100% sau 7 giờ). Các bể còn lại cá hoạt động yếu, treo mình và phản ứng chậm với tiếng ồn. Ngày thứ 10 thì cá chết 100% ở nhiệt độ 220C, nồng độ 0,15 ppm và các nghiệm thức còn lại cá khỏe dần, hoạt động khá bình thường và bắt đầu ăn tốt trở lại cho đến thời điểm 14 ngày.

Kết quả ghi nhận về những biểu hiện của cá cũng tương đối phù hợp và gần giống với biểu hiện của cá da trơn Heteropneustes fossilis khi tiếp xúc với MG, khi tiếp xúc với MG cá hoạt động nhanh không bình thường, mang và ngực hoạt động rất nhanh lẹ, bơi lội thất thường và chậm dần, hô hấp khó khăn (Srivastava et al., 1995). MG còn có khả năng gây giảm quá trình hô hấp ở cá Cunninghamella elegans khi sử dụng để diệt nấm (Chang-Jun et al., 2001) (trích bởi Srivastava et al., 2004); gây hiện tượng khó hô hấp ở cá hồi (Ross và ctv., 1985) và cá rô phi vằn (Omorregie và ctv.,1998 trích dẫn Lương Thị Diễm Trang, 2009), cũng như làm giảm cường độ hô hấp và tăng ngưỡng oxy ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Lương Thị Diễm Trang, 2009). Theo Enis Yonar et al., (2009) khi cá tiếp xúc với MG ở nồng độ 6,67 mg/l và 66,7 mg/l tại

4oC cá hồi (Oncorhynchus mykiss) cũng có biểu hiện như có hoạt động thất

thường, gia tăng chuyển động của vây ngực, nắp mang hoạt động nhanh, bơi lội mất thăng bằng và mất phản xạ. Theo Grizzle, (1997) thì khi quan sát tổ chức tế bào học của mang thấy tế bào biểu bì của phiến mang dày lên khi tiếp xúc với MG, chính vì sự dày lên này làm sự trao đổi khí giữa nước và biểu bì mang giảm cường độ hô hấp do cơ quan hô hấp bị tổn thương (trích dẫn Lương Thị Diễm Trang, 2009). Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) thì sự xuất hiện của chất độc hóa học trong nước có ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của cá, các chất này có thể làm tổn thương tế bào thượng bì mang, gây bổng

mang, làm đông đặc chất nhầy và tạo thành một màng bao bộc bề mặt hô hấp làm ngăn cản quá trình trao đổi khí giữa nước và máu, cá sẽ bị chết ngạt.

4.2.3 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên các chỉ tiêu huyết học

4.2.3.1 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên số lượng hồng cầu

Số lượng hồng cầu qua các lần thu mẫu được thể hiện trong hình (4.3) và bảng (4.7). Kết quả cho thấy số lượng hồng cầu ở các nghiệm thức thu được ở thời điểm đối chứng dao động trong khoảng 2,43–2,59 triệu tb/mm3 ở nhiệt độ

22oC, 2,97–3,33triệu tb/mm3 ở 28oC và 2,48-2,87 triệu tb/mm3 ở nhiệt độ 34oC.

Trong cùng một nhiệt độ thì số lượng hồng cầu giữa các nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Sau khi tiếp xúc với MG 6 giờ thì số lượng hồng cầu giữa các nghiệm thức đều có xu hướng giảm và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm trước khi tiếp xúc (trừ nghiệm thức nhiệt độ 280C và MG 0,2 ppm thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm 0 giờ). Hầu hết các nghiệm thức có nồng độ và nhiệt độ khác nhau thì số lượng hồng cầu biến động theo xu hướng khác nhau, đặc biệt đối với các nhiệt độ 28oC + MG 0,2 ppm và nhiệt độ 340C + MG 0,2 ppm thì số lượng hồng cầu thường ít giảm mạnh hơn so với các nghiệm thức trong cùng một nhiệt độ. Kết quả này cho thấy độc tính của MG tăng khi nồng độ và nhiệt độ tăng cao.

Ở thời điểm tiếp xúc với MG sau 72 giờ thì số lượng hồng cầu của cá ở tất cả các nghiệm thức đều giảm mạnh (trừ nghiệm thức 28oC + MG 0,2 ppm và nghiệm thức 34oC + MG 0,2 ppm đến thời điểm 72 giờ không còn cá để thu mẫu) và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở 28oC + MG 0,15 ppm và nghiệm thức 34oC+MG 0,15 ppm. Song, ở nghiệm thức 22oC + MG 0,15 ppm và nghiệm thức 22oC + MG 0,2 ppm thì dù số lượng hồng cầu có giảm nhưng thấp hơn so

với các nghiệm thức còn lại và sự khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Thời điểm 7 ngày sau khi gây nhiễm thì số lượng hồng cầu ở tất cả các nghiệm thức đều có xu hướng tăng lần lượt theo thứ tự 22oC + MG 0,15 ppm (2,75±0,62 triệu tb/mm3) < 28oC + MG 0,15 ppm (2,52±0,83 triệu tb/mm3 < 34oC + MG 0,15 ppm (2,44±1,05 triệu tb/mm3). Đặc biệt ở nghiệm thức 22oC+MG 0,15 ppm thì số lượng hồng cầu tăng cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên khác biệt không ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số lượng hồng cầu tăng có thể nhận thấy rằng cá dần phục hồi và bắt đầu có sự huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn hoặc gia tăng quá trình tạo máu để đối phó với tình trạng hục hẫn trước đó.

Sau 14 ngày khi tiếp xúc với MG thì số lượng hồng cầu của cá ở các nghiệm thức tăng cao và gần bằng với thời điểm đối chứng. Như vậy, sau 14 ngày tiếp xúc với MG thì số lượng hồng cầu của cá đạt quân bình trở lại và

tương đương với mức ban đầu, đây có thể là dấu hiệu phục hồi của cá sau thời gian gây nhiễm 14 ngày.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên số lượng hồng cầu


Nghiệm thức

Thời gian thu mẫu

0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+ 0,15 ppm

2,4±0,5abAB

2,3±0,6bA

2,0±0,5bcBC

2,8±0,6abA


22oC+ 0,20 ppm

2,6±0,5abAB

2,3±0,4bA

2,2±0,5bAB

-

-

28oC+ 0,15 ppm

3,3±1,3aC

3,1±0,4abB

1,4±0,7bdC

2,5±0,8bcA

2,8±0,6abA

28oC+ 0,20 ppm

3,0±0,6aBC

2,2±0,4bA

-

-

-

34oC+ 0,15 ppm

2,9±0,8aBC

2,3±0,5bA

1,6±0,4cBC

2,4±1,1abA

3,1±0,6aA

34oC+ 0,20 ppm

2,5±0,5abAB

2,0±0,4bA

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men cholinesterase của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 6

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

4.50

4.00

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

0.50

0.00

0 giờ

6 giờ

72 giờ

thời gian thu mẫu

7 ngày

14 ngày

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

NT6

1 triệu tb/mm3

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) k hác biệt k hông có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)


Hình 4,3: Biến động số lượng hồng cầu ảnh hưởng bởi nhiệt độ và MG

Nhìn chung, trong khoảng thời gian cá tiếp xúc với MG với các khoảng nhiệt độ khác nhau thì số lượng hồng cầu luôn có sự thay đổi nhất định và sự thay đổi này chịu ảnh hưởng nhiều ở nồng độ và nhiệt độ cao. Khi nồng độ MG cao kết hợp với nhiệt độ thì số lượng hồng cầu giảm càng mạnh, khả năng gây độc của MG càng tăng. Theo Srivastava et al. (2004) thì độc tính của MG sẽ tăng theo thời gian tiếp xúc dài, nhiệt độ và nồng độ cao, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ung thư, đột biến, biến đổi nhiễm sắc thể, ảnh hưởng trực tiếp mạnh đến hô hấp và làm thay đổi đáng kể các thông số huyết học của máu cá. Tuy nhiên, MG vẫn được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt ở nồng độ thích hợp và thời điểm khi nhiệt độ thấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy MG có xu hướng làm giảm số lượng hồng cầu. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Srivastava et al., 1995 ở cá

Heteropneustes fossilis và Lương Thị Diễm Trang (2009) ở cá tra (P. hypophthamus). Ngoài ra, số lượng hồng cầu cũng giảm khi cá tra tiếp xúc với kháng sinh hay độc chất như kháng sinh Florfernicol (Lê Kim Ngọc, 2009)

4.2.3.2 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên tổng bạch cầu

Số lượng bạch cầu sau các lần thu mẫu được trình bày trong bảng (4.8). Trước thời điểm gây nhiễm số lượng bạch cầu của cá thu được tại thời điểm đối chứng dao động trong khoảng 22-23x104 tb/mm3 ở nhiệt độ 22oC, 11-17x104

tb/mm3 ở 28oC và 34oC. Nhìn chung, có sự dao động về số lượng bạch cầu tại

các khoảng nhiệt độ khác nhau, ở khoảng nhiệt độ thích hợp (28oC) thì số lượng bạch cầu thấp hơn so với điều kiện nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trong tất cả các nghiệm thức ở thời điểm 0 giờ thì số lượng bạch cầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên số lượng bạch cầu


Nghiệm thức



Thời gian thu mẫu



0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

22,1±10abA

33,4±9,1cB

11,4±7,2aA

38,8±20,6cB

-

22oC+0,20 ppm

23,4±7,6abA

37,4±17,3cB

27,1±24,4bcBC


-

28oC+0,15 ppm

17,6±8,7abA

18,6±7,9abA

18,7±10,2abA

34,1±21,8cB

19,9±6,1abcAB

28oC+0,20 ppm

11,6±2,4aA

13,9±5,9abA

-

-

-

34oC+0,15 ppm

15,8±3,1abA

18,3±8,5abA

12,9±6,5abA

21,8±8,2abA

21,4±9,5abA

34oC+ 0,2 ppm

15,9±8,2abA

21,8±7,2abA

-

-

-

Sau khi tiếp xúc với MG 6 giờ thì số lượng bạch cầu giữa các nghiệm thức đều có xu hướng tăng và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm trước khi tiếp xúc (trừ nghiệm thức nhiệt độ 22oC + MG 0,15 ppm và nhiệt độ 22oC + MG 0,20 pm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm 0 giờ. Hầu hết các nghiệm thức có nồng độ và nhiệt đô khác nhau thì số lượng bạch cầu biến động theo xu hướng khác nhau, đặc biệt đối với các nhiệt độ 22oC + MG 0,15 ppm và nhiệt độ 22oC + MG 0,20 pm thì số lượng bạch cầu thường cao hơn và tăng nhanh hơn so với các nghiệm thức nhiệt độ khác. Mặc khác, khi xét về nồng độ thì ở các nghiệm thức có nồng độ MG 0,2 ppm thì số lượng bạch cầu thường cao hơn so với nồng độ 0,15 ppm (trừ nhiệt độ 24oC + MG 0.2 ppm). Như vậy, trong điều kiện bất lợi thì số lượng bạch cầu của cá có xu hướng gia tăng nhằm bảo vệ cơ thể chống những yếu tố gây sốc (stress).

Tuy nhiên, sau khoảng 72 giờ tiếp xúc với MG thì số lượng bạch cầu đều giảm đáng kể. Đặc biệt, ở nghiệm thức nhiệt độ 22oC + MG 0,15 và nghiệm thức 34oC và MG 0,15 ppm thì số lượng bạch cầu lần lượt là 11,4±7,17x104 tb/mm3

và 12,91±6,52x104 tb/mm3 giảm thấp hơn so với các nghiệm thức khác, nhưng khác sai và khác không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm đối chứng (p<0,05).

Như vậy, nếu cá sống trong điều kiện bất lợi trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá; hoạt động của cá sẽ yếu dần và khả năng hoạt hóa các quá trình sinh lý hóa sẽ yếu dần, bao gồm cả quá trình hoạt hóa tạo bạch cầu cho cơ thể. Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, khi già yếu, suy nhược tủy, nhiễm vi-rút, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng các hormon corticoid, insulin kéo dài,.... ( http://www.benhhoc.com).

Mặc dù số lượng bạch cầu giảm đáng kể vào thời điểm 72 giờ nhưng số lượng bạch cầu đã tăng trở lại ở ngày thứ 7 và ngày thứ 14 thì số lượng bạch cầu đã ổn định và gần bằng mức ban đầu ở nghiệm thức nhiệt 28oC + MG 1,15 ppm và mnghiệm thức 34oC + MG 1,15 ppm; số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 19,9±6,08x104tb/mm3 và 21,4±9,51x104tb/mm3. Trong các thời điểm gần ngày thu mẫu cuối cùng thì hoạt động của cá dần dần trở nên ổn định.

Bạch cầu có chức năng trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Khi chịu ảnh hưởng của các yếu tố gây stress hay mầm bệnh thì cơ thể phản ứng bằng cách gia tăng số lượng bạch cầu để đáp ứng lại điều kiện bất lợi đó. Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ đến sự biến động của số lượng bạch cầu trong thí nghiệm này cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Diễm Trang (2009) về ảnh hưởng của MG lên số lượng bạch cầu ở cá tra, Lê Kim Ngọc (2009) ảnh hưởng của florfenicl trên cùng đối tượng. Điều này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tanck et al., (1995) hay Musa and Omoregie (1999) là cá hồi và cá trê phi (Clarias gariepinus) và cả cá Heteropneustes fossilis cũng đã cho thấy sự giảm tổng số tế bào hồng cầu, hemoglobin và hematorit; tăng tổng số bạch cầu và làm cản trở quá trình đông máu khi tiếp xúc với MG (Srivastava et al., 1996 trích dẫn bởi Srivastava et al.,2004). Enis Yonar (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của MG đến các chỉ số miễn dịch trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) cho thấy hoạt tính của của hợp chất tetrazolium, tổng protein trong huyêt tương và tổng globulin miễn dịch đều giảm sao với đối chứng. Như vậy, quá trình giảm tổng số lượng bạch cầu, tỉ lệ huyết sắc tố, MCV và MCHC đã được xem như là một trong những chỉ tiêu để nhận biết sau khi cá tiếp xúc với MG (trích dẫn bởi Srivastava et al.,2004).

4.2.3.3 Tỷ lệ huyết sắc tố (hematocrite)

Biến động tỷ lệ huyết sắc tố trong thời gian thí nghiệm được trình bày trong bảng (4.9). Vào thời điểm 0 giờ trước khi gây nhiễm thì tỷ lệ huyết sắc tố dao động trong khoảng 36,9%–41,1% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ huyết sắc tố có xu hướng giảm khi tiếp xúc với MG ở các khoảng nhiệt độ khác nhau. Sau 6 giờ tiếp xúc với MG thì tỷ lệ huyết sắc tố ở hầu hết các nghiệm thức đều giảm (trừ nghiệm thức 22 oC + MG 0,20 ppm) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó, tỷ lệ huyết sắc tố giảm đáng kể ở các nghiệm thức có nồng độ MG cao và nhiệ t độ cao; nghiệm thức 28oC+MG 0,20 ppm và nghiệm thức 34oC+MG 0,20 ppm có tỷ lệ huyết cầu giảm lần lượt là 30,7±11,3% và 32,2±5,7 so với thời điểm đối chứng là 37,5±9,2% và 38,5±9,8%. Tỷ lệ huyết sắc tố có xu hướng giảm dần theo thời gian đến thời điểm 72 giờ vẫn tiếp tục giảm nhiều và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ (trừ 34oC+MG 0,15 ppm có sự tăng nhẹ trở lại về tỷ lệ huyết sắc tố nhưng mức tăng không đáng kể và không có sự khác biệt so với thời điểm 6 giờ).

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên tỉ lệ huyết cầu


Nghiệm thức

Thời gian thu mẫu


0 giờ

6 giờ

72 giờ

7 ngày

14 ngày

22oC+0,15 ppm

39,9±8,6abA

36,8±8,7abcAB

29,8±14,6cAB

28,8±7,4cdA

-

22oC+0,20 ppm

34,8±4,2abAB

35,9±8,0abAB

24,4±9,1cA

-

-

28oC+0,15 ppm

41,1±8,8aA

39,5±5,0abA

25,4±9,7cAB

34,2±6,7abAB

34,6±3,9abA

28oC+0,20 ppm

37,5±9,2abA

30,7±11,3abBC

-

-

-

34oC+0,15 ppm

36,9±5,9abAB

29,9±8,2abABC

32,0±7,8abAB

33,8±4,5abAB

30,8±10,1bB

34oC+ 0,2 ppm

38,5±9,8aAB

32,2±5,7abABC

-

-

-

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Nhìn chung, các nghiệm thức ở 22oC điều có xu hướng giảm trong suốt thời gian thí nghiệm, đặc biệt giảm nhiều vào các thời điểm 72 giờ và 7 ngày và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm 0 giờ. Các nghiệm thức ở 28oC

và 34oC thì đến thời điểm 7 ngày thì tỷ lệ huyết sắc tố có dấu hiệu tăng trở lại và dần ổn định vào thời điểm 14 ngày. Sự thay đổi về tỉ lệ huyết sắc tố ngoài việc chịu sự ảnh hưởng của MG thì tỉ lệ huyết cầu còn thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như cá bị bắt khỏi môi trường nước sẽ làm tăng tỉ lệ huyết sắc tố hay hiện tượng gia tăng kích thước tế bào hồng cầu do một nguyên nhân nào đó (cá bị thiếu oxy, môi trường bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, pH thấp,…) các yếu tố này cũng góp phần làm tăng tỉ lệ huyết cầu (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).

4.2.3.4 Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH)

Sự biến động khối lượng trung bình của huyết sắc tố ở cá trong quá trình thí nghiệm được trình bày trong bảng (4.10) MCH ở thời điểm 0 giờ dao động trong khoảng 27,9-38,2 pg, ở các mức nhiệt độ khác nhau thì MCH dao động trong khoảng khác nhau và khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05) giữa các nghiệm thức.

Kết quả trình bày trong bảng 4.10 cho thấy sau khi gây nhiễm MG trong thời gian 6 giờ thì khối lượng trung bình của huyết sắc tố có sự biến động theo xu hướng tăng từ nghiệm thức nhiệt độ 22oC+MG 0,15 ppm đến nghiệm thức

nhiệt độ 28oC+MG 0,20 ppm, trong đó có sự gia tăng nhanh là ở nghiệm thức có nồng độ MG ở mức 0,15 ppm. Riêng các nhiệt độ 28oC+MG 0,15 ppm và nhiệt độ 34oC+MG 0,15 ppm thì khối lượng trung bình của huyết sắc tố vào thời điểm 72 giờ có sự gia tăng nhanh và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm trước khi gây nhiễm. Trong khi đó, trong cùng thời điểm 72 giờ thì khối lượng trung bình của huyết sắc tố ở các nghiệm thức nhiệt độ thấp thì MCH có xu hướng giảm. Xu hướng giảm về khối lượng trung bình của huyết sắc tố vào thời điểm 72 giờ sau khi tiếp xúc ở 28oC + MG 0,15 ppm thì đến thời điếm 7 ngày vẫn tiếp tục giảm và giảm đồng loạt ở tất cả các nghiệm thức cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Mặc dù có sự giảm về khối lượng trung bình của huyết sắc tố cho đến thời điểm ngưng thí nghiệm nhưng so với thời điểm đối chứng thì MCH khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p<0,05).

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên MCH

Thời gian thu mẫu

Nghiệm thức

0 giờ 6 giờ 72 giờ 7 ngày 14 ngày


22oC+0,15 ppm 31,4±12,5abAB 37,4±10,0bcBC 30,2±6,3abAB 25,2±5,2aA -

22oC+0,20 ppm 38,2±10,0abBC 38,4±5,7 abAB 24,2±8,7aA - -

28oC+0,15 ppm 27,9±7,4aA 30,7±7,2 abAB 37,9±12,1bcBC 32,3±9,2abAB 26,9±6,2aA

28oC+0,20 ppm 31,9±9,0 abAB 32,7±5,9abAB - - -

34oC+0,15 ppm 30,4±7,2 abAB 30,5±10,5abAB 45,7±7,9cC 28,9±5,8abAB 23,7±3,3aA

34oC+ 0,2 ppm 37,1±9,1aB 36,0±8,1abB - - -


Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a,b,c,d) và cùng cột mang giá trị (A,B,C) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Như vậy, khối lượng trung bình của huyết sắc tố cũng chịu tác động bởi MG và MCH giảm dần theo thời gian tiếp xúc, trong khi số lượng hồng cầu có xu hướng tăng vào những ngày kết thúc thí nghiệm. Như đã đề cặp trước, khi cá tiếp xúc với MG thì mang bị hoại tử hay lớp màng nhầy của mang bị ảnh hưởng gây cản trở quá trình hô hấp của cá, cá sẽ phản ứng bằng cách tăng số lượng

hồng cầu bằng cách huy động máu từ kho dự trữ hoặc tăng nhanh quá trình tạo máu. Tuy nhiên, cá sẽ gặp trở ngại là do tăng nhanh quá trình tạo hồng cầu nhưng trong quá trình tổng hợp hemoglobin không đáp ứng kịp thời nên thường gặp hiện tượng hồng cầu gia tăng nhưng chỉ số MCH bị giảm (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Các độc tính của MG sẽ tăng theo thời gian tiếp xúc dài, nhiệt độ và nồng độ cao (Srivastava et al, 2004). Trong các khoảng nhiệt

độ khác nhau thì mức ảnh hưởng của MG cũng khác nhau và ở khoảng nhiệt độ 20oC, 30oC và 37oC khả năng tác động của MG trên loài Trametes sp khoảng 40%, 55% và 76% tương ứng (Manel et al., 2009). Trái lại, trong điều kiện bình

thường, khi tiếp xúc với MG thì khối lượng trung bình của huyết sắc tố giảm theo sự gia tăng của nồng độ thuốc và chỉ tiêu này chịu tác động của nồng độ thuốc không chịu tác động bởi thời gian ảnh hưởng của thuốc (Lương Thị Diễm Trang, 2009).

4.2.3.5 Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu – MCHC (%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nghiệm thức đối chứng thì nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu dao động trong khoảng 21,9% đến 26,7%. Mặc dù có sự thay đổi về nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu giữa các lần thu mẫu nhưng nhìn chung ở mỗi nghiệm thức giữa các lần thu mẫu cho thấy nồng độ huyết sắc tố của cá không có sự khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng.

Sau khi tiếp xúc với MG 6 giờ thì nồng độ huyết sắc tố có xu hướng tăng nhẹ ở các nghiệm thức có nồng độ MG 0,15 ppm so với thời điểm trước đó. Trái lại, ở các nghiệm thức có nồng độ MG cao thì nồng độ huyết sắc tố có xu hướng giảm thấp hơn so với đối chứng, nhưng nếu so với nghiệm thức có nồng độ MG thấp thì MCHC ở các nghiệm này vẫn cao hơn. Mặc dù có sự tăng hay giảm về nồng độ của huyết sắc tố nhưng sự thay đổi không có sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời điểm 72 giờ sau khi gây nhiễm thì nồng độ của huyết sắc tố đều có xu hướng giảm ở hầu hết các nghiệm thức, đối với nghiệm thức ở nhiệt

độ thích hợp (28oC) thì đến thời điểm 7 ngày sau khi tiếp xúc với MG thì MCHC

mới có xu hướng giảm cho đến ngày kết thúc thí nghiệm, riêng các nghiệm thức còn lại thì MCHC có dấu hiệu tăng trở lại sau 7 ngày tiếp xúc, đặc biệt ở nhiệt độ 34oC + MG 0,15 ppm vào thời điểm 14 ngày thì nồng độ huyết sắc tố tăng mạnh và cao hơn so với thời điểm trước khi gây nhiễm.

Hàm lượng huyết săc tố trung bình trên thể tích hồng cầu biến động từ 18- 25% ở các loài khác nhau, và tương đối thấp so với động vật bậc cao. MCHC đối với một số loài cá có thân nhiệt ổn định dao động trong khoảng 34% (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022