Sự Biến Đổi Một Số Chỉ Tiêu Sinh Lý Máu Ở Chó Bị Viêm Tử Cung

trong từng dạng bệnh, chó không có biểu hiện nôn mửa chiếm tỷ lệ cao ở cả dạng đóng và dạng mở (93,1% và 80,77%), cao hơn hẳn so với nhóm có biểu hiện nôn mửa (6,9% và 19,23%).

Hầu hết trong trường hợp viêm dạng mở thường là trường hợp viêm nặng, con vật tích mủ nhiều trong tử cung, đến giai đoạn động dục cổ tử cung mở, dịch tử cung mới chảy ra ngoài. Trong trường hợp này thường con vật sẽ ở giai đoạn bị nhiễm độc, trúng độc tố của vi khuẩn gây ra nên có hiện tượng nôn mửa. Trong khi đó viêm tử cung dạng đóng thường con vật mới bị hoặc ở giai đoạn sớm nên ít xuất hiện triệu chứng nôn. Hoặc trong trường hợp dạng đóng cũng có thể con vật cũng bị nhiễm độc, trúng nội độc tố từ vi khuẩn nhưng trong trường hợp ít thì một lượng nhỏ nội độc tố có nguồn gốc từ vi khuẩn được hấp thu liên tục vào tuần hoàn và sau đó được hệ thống lưới nội mô gan biến đổi và đào thải ra ngoài. Do sự thải nội độc tố nhanh chóng, tác dụng toàn thân ở chó cái viêm tử cung tích mủ chỉ xảy ra khi khả năng trung hòa và giải độc của gan bị vượt quá. Điều này cũng giải thích tại sao trong cùng một dạng đóng ta thấy triệu chứng nôn mửa cũng ít gặp hơn, còn ngược lại trong bệnh viêm tử cung dạng mở lại gặp triệu chứng nôn mửa nhiều hơn..

4.1.12. Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó bị viêm tử cung

Để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu giữa chó khỏe và chó bị viêm tử cung có sự thay đổi hay không. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và kết quả được trình bày ở bảng 4.12.

Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 4.12, nhận thấy sau khi kiểm tra những chó mắc bệnh viêm tử cung, số lượng hồng cầu trung bình là 5,53 ± 0,24 1012/L thấp hơn số lượng trung bình ở nhóm chó khỏe (6,70 ± 0,21 1012/L). Theo Singh & cs. (2006) cho rằng ở hầu hết các chó bị viêm tử cung ở giai đoạn cuối thường mệt mỏi, bỏ ăn, làm cho sức đề kháng giảm, trao đổi chất kém dẫn đến hồng cầu trong máu thấp. Mặt khác theo Dabhi & cs. (2009) cho

rằng các ca bệnh viêm tử cung ở chó được đưa tới phòng khám thường ở giai đoạn muộn, nên quá trình viêm tích mủ đã sản sinh ra các độc tố, tác động lên tủy xương làm giảm quá trình tạo hồng cầu, nên gây hiện tượng thiếu máu. Theo Emanuelli & cs. (2012) nguyên nhân gây thiếu máu có thể khác nhau và một trong số chúng được cho là quá trình chuyển hóa oxy hóa bạch cầu trung tính, phá hủy màng tế bào của hồng cầu dẫn đến thiếu máu liên quan đến viêm

tử cung tích mủ. Thiếu máu được cho là do giảm hồng cầu, được gọi là thiếu máu của bệnh mãn tính và do mất hồng cầu vào lòng tử cung (Nath & cs., 2009a). Thiếu máu của bệnh mãn tính có thể do nhiều rối loạn khác nhau bao gồm viêm mãn tính, trong đó các protein phản ứng làm trung gian cho sự cô lập sắt trong tế bào tủy xương, rút sắt từ quá trình tạo hồng cầu bình thường.

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó bị viêm tử cung và chó khỏe


Chỉ số huyết học

Đơn vị

Chó khỏe (MEAN ± SE)

Chó viêm tử cung

(MEAN ± SE)

P

Hồng cầu (RBC )

1012/L

6,70 ± 0,21 (n=10)

5,53 ± 0,24 (n=33)

0,014

Huyết sắc tố (HBG)

g/dL

19,84 ± 3,41 (n=10)

16,25 ± 3,42 (n=33)

0,585

Thể tích hồng cầu (MCV )

fL

72,89 ± 1,56 (n=10)

67,8 ± 1,11 (n=29)

0,021

Thể tích khối hồng cầu (HCT)

fL

48,52 ± 1,28 (n=10)

36,66 ± 1,82 (n=29)

0,001

Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH)


pg

24,93 ± 0,719 (n=10)

22.24 ± 0,766 (n=29)


0,058

Số lượng bạch cầu

(WBC)


109/L

10,96 ± 1,10 (n=10)

31,68 ± 3,97 (n=33)


0,007

Trung tính (109/L)

109/L

3,18 ± 0,57 (n=10)

11,28 ± 4,05 (n=31)

0,267

Lymphocyte (109/L)

109/L

6,52 ± 0,64

(n=10)

16,89 ± 2,5

(n=32)

0,027

Monocyte (109/L)

109/L

1,26 ± 0,19 (n=10)

10,15 ± 2,4 (n=32)

0,047

Tiểu cầu (PLT, 109/L)

109/L

218,1 ± 30,8 (n=10)

150,3 ± 25 (n=29)

0,153

Thể tích khối tiểu cầu (PCT)


0,23 ± 0,0299 (n=10)

0,528 ± 0,313 (n=29)

0,609

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 13

Ngoài ra qua bảng cho thấy, khi chó bị bệnh viêm tử cung, hàm lượng huyết sắc tố giảm. Số lượng huyết sắc tố trung bình trên chó bị viêm tử cung là 16,25 ±

3,42 g/dL, thấp hơn trên chó khỏe là 19,84 ± 3,41 g/dL. Kết quả tương tự cũng được các nghiên cứu trước đây ghi nhận, chó viêm tử cung có chỉ số hemoglobin (Hb) thấp hơn so với chó khoẻ mạnh (Nath & cs., 2009a; Hagman & cs., 2009).

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở chó bị viêm tử cung, thể tích trung bình hồng cầu là 67,8 ± 1,11 fL trong khi tỷ lệ này ở chó khỏe là 72,89 ± 1,59 fL. Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu có sai khác nhiều giữa chó khỏe và chó bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Bigliardi & cs. (2004), Basanti & cs. (2013).

Qua bảng chúng tôi thấy, ở chó bị bệnh viêm tử cung, số lượng bạch cầu tăng lên khá cao 31,68 ± 3,97.109/L, trong khi chỉ số này ở chó khoẻ là 10,96 ± 1,1.109/L, có sự khác biệt rõ về mặt thống kê. Số lượng bạch cầu tăng là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể để đáp ứng với sự xâm nhiễm của vi khuẩn do viêm loét niêm mạc tử cung (Nath & cs., 2009a).

Bên cạnh đó, số lượng các loại bạch cầu trung tính ở nhóm chó khỏe là 3,18

± 0,57.109/L, lymphocyte 6,52 ± 0,64.109/L, monocyte 1,26 ± 0,19.109/L. Ngược lại, ở nhóm chó bệnh các chỉ số này tăng cao như số lượng bạch cầu trung tính là 11,28 ± 4,05.109/L, lymphocyte 16,89 ± 2,5.109/L, monocyte 10,15 ± 2,4.109/L. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.

Dưới góc độ sinh lý học, bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực bào, tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Nguyên nhân, khiến cho bạch cầu trung tính tăng do trong quá trình chó bị bệnh viêm tử cung xuất hiện các loại vi khuẩn. Bạch cầu trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập, chúng di chuyển đến đó để thực hiện chức năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn (Nath & cs., 2009a).

Hơn nữa, sự biến đổi về số lượng lympho bào có thể do vai trò của lympho bào trong quá trình viêm, không có khả năng thực bào mà tham gia chủ yếu vào quá trình miễn dịch của cơ thể, khiến cho số lượng giảm trong quá trình viêm cấp tính và tăng trong quá trình viêm mãn tính. Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này vì chủ nuôi chưa có quen với việc cho chó đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ khi con vật xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì mới cho đi khám và tại thời điểm khám, chó đã mắc bệnh trong một thời gian dài, khiến cho chức năng hệ miễn dịch giảm sút.

Viêm tử cung gây rối loạn các chức năng cơ quan được ghi nhận trong các xét nghiệm huyết học và sinh lý máu. Chủ yếu là tăng bạch cầu, với bạch cầu trung

tính (Børresen, 1980). Bạch cầu trung tính là những phát hiện điển hình trong báo cáo này, phù hợp với những phát hiện của Mahesh & cs. (2014). Sự tăng bạch cầu được đặc trưng bởi tăng bạch cầu trung tính cho thấy nhiễm trùng nặng.

Tăng bạch cầu rõ ràng hơn trong các trường hợp viêm tử cung dạng đóng so với các trường hợp dạng mở vì trong các trường hợp dạng mở, mủ thoát ra khỏi tử cung qua cổ tử cung, nhưng trong các trường hợp viêm tử cung dạng đóng mủ được giữ lại trong tử cung do cổ tử cung đóng (Mojzisova & cs., 2000). Tăng bạch cầu đa nhân trung tính vì viêm tử cung là một bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn kích thích tủy xương giải phóng nhiều bạch cầu trung tính chưa trưởng thành vào tuần hoàn máu ngoại vi trong việc chống lại nhiễm trùng (Mojzisova & cs., 2000).

Tiểu cầu khởi nguồn từ những tế bào có nhân to là các đại bào hiện diện trong tủy xương, lưu thông trong máu trong 7-10 ngày (Budak & cs., 2016). Xét nghiệm tiểu cầu đóng vai trò quan trọng và được mô tả rõ ràng trong cơ chế đông máu. Trong những năm gần đây, những thay đổi về mức tiểu cầu cũng đã được tìm thấy trong quá trình viêm (Avcioglu & cs., 2014). Qua bảng trên ta thấy số lượng tiểu cầu trung bình chó bị viêm tử cung là 150,3 ± 25.1012/L thấp hơn số lượng trung bình ở nhóm chó khỏe là 218,1 ± 30,8.1012/L. Nguyên nhân có thể do trong quá trình viêm tử cung xảy ra hiện tượng xuất huyết tử cung, tiểu cầu di chuyển nhiều đến tử cung, tham gia vào quá trình đông máu ở tử cung nên tiểu cầu trong máu giảm.

Đánh giá huyết học cho thấy giảm hồng cầu, giảm nồng độ hemoglobin (Hb), giảm dung tích hồng cầu (PCV), và tăng bạch cầu với bạch cầu trung tính là những phát hiện nhất quán liên quan đến bệnh (Patil & cs., 2013). Gupta & Dhami (2013) giải thích rằng mức độ giảm của Hb, PCV tổng số lượng hồng cầu và tiểu cầu cùng với tốc độ lắng đọng của hồng cầu, tổng số lượng bạch cầu và tế bào đa nhân trung tính cho thấy nhiễm độc tố trong máu trong khi mức độ tăng lên của bạch cầu, tế bào đa nhân trung tính và tế bào lympho chỉ ra sự phục hồi sau nhiễm độc máu. Do đó, các giá trị huyết học thay đổi này được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh viêm tử cung ở chó (Mohan & cs., 2015).

4.1.13. Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó bị viêm tử cung

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, thường dùng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ một số chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số

sinh hóa đó. Các chỉ số hóa sinh có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, điều trị và theo dõi trong quá trình điều trị bệnh. Để tăng hiệu quả kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm để so sánh một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chó bị viêm tử cung và chó khỏe mạnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó bị viêm tử cung và chó khỏe



Chỉ tiêu sinh hóa


Đơn vị

Chó khỏe

(MEAN ± SE)

Chó viêm tử cung

(MEAN ± SE)


P

GOT

U/L

27,32 ±3,98 (n=10)

44,73 ± 4,38 (n=33)

0,042

GPT

U/L

33,49 ± 4,33 (n=10)

31,07 ± 5,73 (n=33)

0,823

GGT

U/L

3,48 ± 0,41 (n=10)

8,98 ± 2,44 (n=26)

0,035

Alkaliphotphate

U/L

33,34 ± 6,88 (n=10)

222,9 ± 42,7

(n=26)

0,000

Urea

mmol/L

4,38 ± 0,45 (n=10)

9,48 ± 2,02

(n=33)

0,176

Creatine

mol/L

73,5 ± 6,70 (n=10)

111,4 ± 25,9 (n=33)

0,43

Xét nghiệm GOT (AST) và GPT (ALT) là hai xét nghiệm máu thường được dùng để phát hiện các tổn thương gan. Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid và là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu, tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan... Qua bảng 4.14 cho chúng ta thấy, chỉ số GOT ở chó bệnh cao hơn so hẳn với chó khỏe (44,73 ± 4,38 U/L so với 27,32 ± 3,98 U/L) (P<0,05), còn chỉ số GPT giảm so với chó khỏe nhưng vẫn trong ngưỡng sinh lý. Ở cơ thể chó khỏe mạnh, mức độ GOT và GPT trong máu là (11-66 U/L và 12-118 U/L, lần lượt). Chỉ số GOT và GPT thường tăng cao trong những trường hợp gan bị tổn thương như viêm gan cấp do virus, viêm gan do nhiễm độc, viêm gan mạn tính, tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan, xơ gan do ký sinh trùng và các nguyên nhân khác… Trong nghiên cứu này, các trường hợp chó viêm

tử cung do không được giao phối thường xuyên dẫn đến rối loạn hormone sinh sản, làm giảm hoạt động miễn dịch cục bộ ở tử cung, tạo điều kiện cho vi sinh vật cư trú gây viêm tử cung.

Hơn nữa, trên chó mắc bệnh viêm tử cung, các sản phẩm chuyển hoá hoặc độc tố của quá trình viêm một phần sẽ được lọc ở gan, gây tổn thương gan, đặc biệt nghiêm trọng ở các trường hợp chó bệnh kéo dài mà chủ vật nuôi chưa phát hiện để điều trị kịp thời.

Mức phosphatase kiềm trung bình trong huyết thanh được phát hiện là tăng cao ở tất cả chó cái bị ảnh hưởng bởi viêm tử cung so với chó cái không động dục, phù hợp với phát hiện của England & cs. (2007) có thể là do ứ mật trong gan theo báo cáo của Hagman & cs. (2009). Tuy nhiên, Verstegen & cs. (2008) báo cáo rằng sự gia tăng Alkaliphotphate (ALP) từ nhẹ đến trung bình ở chó cái bị ảnh hưởng bởi viêm tử cung đã được quan sát thấy có thể là do tổn thương tế bào gan do nhiễm trùng huyết và nội độc tố, giảm tuần hoàn gan và thiếu oxy tế bào do mất nước ở chó cái. Sevelius & cs. (1990) báo cáo mức ALP tăng cao hơn mức bình thường ở hơn 50% chó cái bị ảnh hưởng bởi viêm tử cung và cũng cho biết rằng hoạt động ALP tăng cao bắt nguồn từ mô gan là một phát hiện phổ biến trong các tình trạng viêm và nhiễm trùng.

Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy, nồng độ urea cao hơn trên các trường hợp chẩn đoán viêm tử cung (9,48 ± 2,02 mmol/L) so với chó khoẻ (4,38 ± 0,45 mmol/L). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với chỉ số creatine đạt 111,4

± 25,9 mmol/L trên chó khoẻ so với 73,5 ± 6,70 mmol/L trên chó bị bệnh viêm tử cung. Trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên chó, chỉ số urea thường được xét nghiệm cùng với creatinine để theo dõi chức năng hoạt động của thận. Trong nghiên cứu này, nồng độ urea huyết thanh và creatinine huyết thanh tăng có thể do tác động từ độc tố của các vi sinh vật gây viêm tử cung.

Nồng độ ure và creatinine trung bình trong huyết thanh được phát hiện là tăng cao ở những chó cái bị ảnh hưởng bởi viêm tử cung so với những chó cái bình thường, phù hợp với phát hiện của Bigliardi & cs. (2004). Mức ure và creatinine tăng cao có thể là do nhiễm độc tố trong máu, từ đó dẫn đến sự phân hủy protein trong cơ thể do quá trình hỗ trợ và giảm tưới máu thận và mất nước dẫn đến gây viêm cầu thận và tổn thương ống thận dẫn đến suy thận. về mức độ nhiễm độc và mất nước do viêm tử cung gây ra (Nath & cs., 2009b). Tuy nhiên, Nak & cs. (2004) báo cáo rằng viêm tử cung có thể gây suy thận do tác động của

độc tố vi khuẩn, đặc biệt là Escherichia coli trên ống thận. Singh & cs. (2006) báo cáo rằng mức độ ure tăng lên ở chó cái bị viêm tử cung có thể liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc ảnh hưởng đến thải trừ urê. Khó đào thải urê trong nước tiểu có liên quan đến các yếu tố trước thận hoặc thận. Các yếu tố trước thận như sự cô đặc máu hoặc huyết áp thấp có thể dẫn đến giảm mức lọc cầu thận và làm giảm hiệu quả hoạt động của thận. Ngược lại, Hagman & cs. (2009) báo cáo rằng giá trị ure và creatinine của chó cái bị viêm tử cung không khác biệt đáng kể so với giá trị bình thường của chức năng gan và thận bình thường và không có tổn thương tế bào gan ở hầu hết các chó bị viêm tử cung. Verstegen & cs. (2008) báo cáo rằng nồng độ nitơ urê và creatinin huyết thanh thường không tăng, trừ khi tăng ure huyết trước thận phát triển do hậu quả của mất nước.

4.1.14. Bệnh tích đại thể và vi thể ở chó bị viêm tử cung

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bệnh tích của chó bị viêm tử cung và không bị viêm tử cung để đánh giá về sự biến đổi bệnh lý của tử cung trên chó bị viêm tử cung.

Các nghiên cứu đã trình bày và mô tả hình ảnh bệnh tích về tử cung khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung ở chó, cho thấy tình trạng tử cung to, tích mủ hoặc chứa các dịch rỉ viêm, nhiễm trùng huyết… (Hagman, 2018; Santana & Santos, 2021).

Hình ảnh đại thể của tử cung bình thường

Trong trường hợp tử cung bình thường, hình ảnh đại thể tử cung màu hồng, và giãn mạch nhẹ. Niêm mạc tử cung mịn, không có hiện tượng xuất huyết (Hình 4.5, 4.6). Hình ảnh vi thể không thâm nhiễm các tế bào viêm (Hình 4.7)

Hình ảnh đại thể của tử cung bị viêm

Trong trường hợp viêm tử cung, kích thước tử cung có thể thay đổi tùy theo mức độ viêm và dạng viêm. Trong trường hợp viêm tử cung dạng mở, thành tử cung thường dày hơn và trong lòng tử cung chứa ít dịch. Trong trường hợp viêm nặng dạng đóng, tử cung trở nên to ra rõ rệt và chứa đầy một lượng lớn dịch tiết có mủ (Hình 4.8). Tử cung có mủ điển hình, dịch tiết có thể chứa một lượng máu khác nhau, tạo nên màu nâu hoặc đỏ với mùi hôi nồng nặc (Hình 4.9). Nội mạc tử cung bị sung huyết và dày lên, có cấu trúc dạng nang, xuất huyết và hoại tử.



Hình 4.5. Tử cung của chó nội

10 tháng tuổi

Hình 4.6. Niêm mạc của chó nội

12 tháng tuổi



Hình 4.7. Hình ảnh vi thể của tử cung chó bình thường, không thâm nhiễm các tế bào viêm (Độ phóng đại100)



Hình 4.8. Tử cung của chó Corgi 6 tuổi viêm dạng đóng

(Tử cung căng phồng chứa nhiều mủ)

Hình 4.9. Tử cung xuất huyết nhiều và hoại tử

(nội mạc tử cung dày lên, xuất hiện

tăng sản nội mạc tử cung dạng nang)

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí