Ảnh Hưởng Của Mg Đến Các Chỉ Tiêu Sinh Lý Và Sinh Hóa

Bảng 2.2: Giá trị LC50 của một số loài cá khác nhau khi tiếp xúc với MG ở nồng

độ, pH và nhiệt độ khác nhau.

Loài cá

LC50

(mg/l)

pH

Nhiệt độ (C)

Thời gian

(giờ)

Theo Bills et al. (1977)





Lepormis macrochirus) trưởng thành






7.430

6.5

12

3


2.19

7.5

12

6

Cá nheo Mỹ giai đọan giống

0.238

7.5

22

6


0.960

7.5

12

6


0.4

7.5

22

6


0.519

9.5

12

6


1.72

8.0

12

6


1.3

8.0

12

6


0.286

8.0

12

24

Cá hồi (Oncorhynchus myk iss)

1.4

7.5

12

3


2.35

8.0

12

3


6.8

8.0

12

6

Micropterus dolomieui

0.154

7.5

12

24


0.045

7.5

12

96

Cá Micropterus salmoides

0.282

7.5

12

24


0.072

7.5

12

96

Cá hồi (Oncorhynchus kisutch)

3.0

7.5

12

6


0.569

7.5

12

24


0.383

7.5

12

96

Đại Tây Dương (Salmo salar)

3.560

7.5

12

3


1.090

7.5

12

6


0.497

7.5

12

24


0.283

7.5

12

96

Brown trout (Salmo trutta)

1.730

7.5

12

3


1.270

7.5

12

6


0.352

7.5

12

24


0.237

7.5

12

96

Tôm nước ngọt

(Palaemonetes kadiakensis)

9.1

7.5

16

24

1.9

7.5

16

96

Theo Srivastava et al. (1995a)





Cá da trơn nước ngọt (Heteropneustes

fossilis)

5.60

7.7

22

24

1.40

7.7

22

48


1.25

7.7

22

72


1.0

7.7

22

96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men cholinesterase của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 3

Trích dẫn của Srivastava et al., (2004)

Nghiên cứu của Wright (1976) về thời gian gây chết trứng, cá hương và cá trưởng thành Micropterus salmonides khi tiếp xúc với MG; khi tăng nồng độ MG gấp đôi thì kết quả cho thấy tính độc tăng hơn 20 lần dựa theo tỉ lệ gây chết của trứng và cá bột. Qua nghiên cứu tác giả đã khẳng định MG là chất cực kỳ độc hại và tuyệt đối không sử cho cho bất cứ mục đích nào liên quan đến trứng

và cá hương của loài. Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của MG trên cá nhưng đáng chú ý là sự phát triển không bình thường của trứng cá khi tiếp xúc với MG, cụ thể là ở cá Oncorhynchus mykiss, cá có biểu hiện khác thường của nhiễm sắc thể khi bị ảnh hưởng bởi MG đã được thực hiện trên cá nước ngọt (Worle, 1995), tác giả này nhận thấy rằng sau một thời gian dài tiếp xúc với MG ở nồng độ cao thì khả năng sống sót phôi sau 38 giờ thụ tinh giảm đáng kể và vào thời gian về sau khi ương lên cá bột thì cá có dấu hiệu như xương cột sống, đầu, vây và đuôi không bình (trích dẫn bởi Srivastava et al., 2004).

2.3.1 Ảnh hưởng của MG đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa

Srivastava et al.,(1995 ) nhận thấy khi cá Heteropneustes fossilis tiếp xúc với MG 0,2 mg/l thì ở thời điểm 96 giờ các chỉ số máu như hàm lượng protein và can-xi trong máu đều giảm ở mức có ý nghĩ thống kê (Hình 2.4) chỉ riêng tổng cholester máu là tăng trong suốt thời gian thí nghiệm; và tác giả cho rằng khả năng gây độc của MG là do sự biến đổi quan trọng trong các chỉ tiêu huyết học trong máu như làm suy yếu calcium của huyết thanh và hàm lượng protein; đồng thời cũng làm tăng tổng hàm lượng cholesterol trong máu, làm rối loạn quá trình trao đổi chất bột đường và quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu. MG là nguyên nhân gây tiêu giảm glycogen ở gan và cơ cùng với quá trình này là tăng lượng đường trong máu và chlorine trong máu vượt quá giới hạn; tăng tính nhạy cảm tới sự giảm oxy huyết và làm giảm sự tổng hợp protein ở cá

Bảng 2.3: Sự thay đổi của một số chỉ tiêu máu ở cá (Heteropneustes fossilis) sau 96 giờ tiếp xúc với MG nồng độ 0,2ppm


Chỉ tiêu

Đối chứng

MG 0,2 ppm

Canxi huyêt thanh (mg/100ml)

20,1±0,53

15,5±0,24***

Protein huyêt thanh (g/100ml)

6,1±0,13

5,2±0,13***

Tổng Cholesterrol máu (mg/100ml)

340,9±1,50

439,0±0,84***

Nguồn Srivastava et al.,1995

MG cũng là một trong những nguyên nhân làm biến đổi các chỉ tiêu huyết học của cá. Theo Lương Thị Diễm Trang (2009) khi cá tra (P. hypophthalmus) tiếp xúc với MG ở nông độ 0,1; 0,15 và 0,2 ppm thì MG không chỉ làm giảm cường độ hô hấp, làm tăng ngưỡng oxy mà MG còn là nguyên nhân làm giảm số lượng hồng cầu, tỉ lệ huyết sắc tố, hemoglobin, đồng thời cũng làm tăng số lượng bạch cầu và thể tích hồng cầu. Musa and Omoregie (1999) báo cáo ở cá hồi và trê phi (Clarias gariepinus) và cả cá Heteropneustes fossilis cũng cho thấy sự giảm tổng số tế bào hồng cầu, hemoglobin và hematorit, tăng tổng số bạch cầu

8

và làm cản trở quá trình đông máu khi tiếp xúc với MG (trích dẫn Srivastava et al.,2004). Như vậy khả năng tác động của MG lên các chỉ tiêu huyết học cũng chịu ảnh hưởng bởi nồng độ. Cụ thể, cá hồi (Oncorhychus mykiss) sau khi tiếp xúc với MG trong 5 ngày ở nồng độ 66,67mg/l và 5mg/l cũng làm thay đổi đáng kể về các chỉ tiêu huyết học. Số lượng hồng cầu và bạch cầu đều có xu hướng ý nghĩa giảm thống kê khi tiếp xúc cả 2 nồng độ. Tuy nhiên hàm lượng hemogobin, hematorite và MCV lại có xu hướng tăng ở nồng độ thấp và lại giảm khi ở nồng độ cao. Riêng về cá chỉ số MCHC và MCH lại có xu hướng tăng khi tiếp xúc với MG ở cả hai nồng độ (Naim Saglam et al., 1996). Sự giảm số lượng bạch cầu đơn nhân, tỉ lệ huyết sắc tố, thể tích trung bình của huyết cầu và sự tăng lên nồng độ trung bình của hemoglobin đã được xem như là một trong những chỉ tiêu để nhận biết sau khi cá tiếp xúc với MG (trích dẫn bởi Srivastava et al.,2004).

MG có khả năng gây giảm quá trình hô hấp ở cá Cunninghamella elegans khi sử dụng để trị nấm, gây hiện tượng khó hô hấp ở cá hồi và cá rô phi Nile tilappia (trích bởi Srivastava et al, 2004) cũng như làm giảm cường độ hô hấp ở cá tra (P. hypophthalmus) (Lương Thị Diễm Trang, 2009). Giải thích cho hiện tượng này thì theo Grizzle (1997) khi quan sát tổ chức tế bào học của mang cho thấy tế bào biểu bì của phiến mang dày lên khi tiếp xúc với MG, chính vì sự dày lên này làm sự trao đổi khí giữa nước và biểu bì mang làm giảm cường độ hô hấp do cơ quan hô hấp bị tổn thương, (trích dẫn Lương Thị Diễm Trang, 2009). Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, (2000) thì sự xuất hiện của chất độc hóa học trong cơ thể có ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của cá, các chất này có thể làm tổn thương tế bào thượng bì mang, gây bổng mang, làm đông đặc chất nhầy và tạo thành một màng bao bộc bề mặt hô hấp làm ngăn cản quá trình trao đổi khí giữa nước và máu, cá sẽ bị chết ngạt.

Theo Lương Thị Diễm Trang, (2009) khi gây nhiễm MG ở các nồng độ là 0,1; 0,15 và 0,2 ppm thì có sự biến đổi hoạt tính của ChE trong cơ, mang, gan và não của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. Kết quả cho thấy hoạt tính của men ChE có chiều hướng bị ức chế khi tiếp xúc với MG. Ở nồng độ 0,15 ppm và 0,2 ppm thì hoạt tính của ChE ở não sau 7 ngày là 71% và 66,7% và mặc dù có sự giảm nhưng hoạt tính của ChE của cá ở các lần thu 72 giờ, 7 ngày và 14 ngày ở tất cả nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nghiên cứu về ảnh hưởng của MG đến các chỉ số miễn dịch, chất chóng oxi hóa và sự thay đổi của các chỉ thị sinh học như máu, gan, thận, tụy và gan của cá hồi (Oncorhynchus mykiss) của Enis Yonar et al., (2009) thì thấy cá có chiều dài 13,9 cm và khối lượng trung bình 25,3 g cho tiếp xúc (bắng cách tắm

30 giây và 60 phút tương ứng với nồng độ liên tục trong 5 ngày) với MG ở 2 mức nồng độ là 66, 7 mg/Lvà 6,67 mg/l thì thấy khi gia tăng thời gian tiếp xúc thì khả năng oxy hóa lipid của MG càng tăng, hậu quả là làm giảm GSH và CAT trong máu, gan, thận, tỳ tạng và mang của cá. Nghiên cứu về ảnh hưởng của MG lên một số chỉ tiêu sinh hóa thì kết quả của Lương Thị Diễm Trang (2009) cho thấy MG làm giảm hoạt tính của men ChE ở các tra ở cơ, mang, gan và não ở tất cả các nghiêm thức thí nghiệm đồng thời làm tăng hoạt tính của GST ở não, nhưng ở mang thì hoạt tính của men này lại có chiều hướng giảm.

Khi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì MG thường dùng để ngăn ngừa, trị nấm hoặc là cấc bệnh do lây nhiễm ký sinh trùng. Khi đi vào cơ thể cá, MG sẽ bị phân hủy, chuyển hóa là thành LMG và sẽ tích lũy trong mô khi cá tiếp xúc. MG vào cơ thể cá sẽ tồn tại hai dạng là MG và LMG và hai thành phần được lưu trữ chủ yếu máu, gan, thận, cơ, da và nội tạng của một số động vật thí nghiệm khác bao gồm cả cá; mô phân bố đều khắp cơ thể có vai trò trao đổi chất và vận chuyển, do đó mô sẽ tiến hành trao đổi chất với MG và nhanh chóng MG được hấp thu sau đó vận chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể; và phần còn lại của MG cũng được tìm thấy trong trứng, cá bột và ở mô cơ cá trưởng thành (trích dẫn bởi Srivastava et al.,2004).. Allerman (1992) cho rằng MG đã được hấp thu bởi cá và tích lũy ở tất cả các mô của cá và thuốc nhuộm này hoàn toàn có khả năng tồn lưu vì thế cấm dùng trừ khi có đủ thời gian đào thải trước khi sử dụng

Aldert et al. (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của MG lên cá chình (Anguilla anguilla) có khối lượng trung bình là 4,1 g, thí nghiệm được tiến hành để xác định nồng của MG trong cơ thể cá sau khi tiếp xúc với MG nồng độ là 0,10 mm/l (với nhiệt độ khác nhau là 23 và 26,50C) sau khoảng thời gian 1.920 giờ thì nồng độ của MG không còn phát hiện trên cơ thể cá mà còn LMG là 28±15 µg/kg và

sau 100 ngày thì LMG còn 15±12 µg/kg, từ kết quả này cho thấy LMG có khả năng tồn lưu lâu hơn so với MG, và MG chủ yếu được hấp thu nhanh qua da và mang, sự hấp thu này sẽ nhanh khi pH và nhiệt độ của nước tăng, LMG tồn lưu trên cơ, thận, gan và mở một thời gian dài còn MG chỉ tồn lưu một phần vì cá là loài động vật biến nhiệt nên chuyển hóa chậm hơn so với nhóm động vật đẳng nhiệt. Hàm lượng tồn lưu của MG và LMG trên cá ở các vị trí như da, cơ, thận, gan, máu,… theo mức độ khác nhau khi tiếp xúc với MG ở cùng một nồng độ nhưng nhiệt độ và thời gian khác nhau (Yan Jiang et al., 2009). Theo Manel et al., (2009) khả năng tác động của MG khác nhau theo khoảng nhiệt độ khác

nhau, ở điều kiện nhiệt độ 200C, 300C và 370C thì khả năng tác động của MG lên

Trametes sp khoảng 40%, 55% và 76% tương ứng.

2.3 Một số nghiên cứu về men ChE

Men ChE bao gồm cả acetylcholineseterase (AChE) và butyl cholineseterase (BuChE). Cả AChE và BuChE đều rất nhạy cảm với hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) gốc lân hữu cơ và carbamate và hoạt tính ChE được đề nghị là một chỉ tiêu đặc trưng đánh dấu sinh học chỉ sự ô nhiễm các loại hóa chất BVTV gốc lân hữu cơ và carbamate (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Công và ctv, (2006); Trên cá thì não và cơ chứa nhiều AChE, trong khi gan và huyết tương chứa nhiều BChE, ChE có nhiều trong não hơn so với cơ (Varo và ctv, 2007). Hoạt tính của AChE thường tìm thấy trong não cao hơn các cơ quan khác như gan, mang và cơ (Nguyễn Văn Công và ctv., 2006; Nguyễn Ngọc Hiền, 2007; Hồ Thanh Tuyến, 2008 và Lương Thị Diễm Trang, 2009).

Synap là nút trung tâm điện hoá của hệ thần kinh, ở đây các xung động thần kinh được chuyển từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác hay từ tế bào thần kinh sang cơ bắp. Khi xung động thần kinh đến gần synap, ở khe synap, hợp chât acetylcholinesterase (AChE) được hình thành (Nguyễn Trần Oánh, 1997). Acetylcholinesterase (AChE) là một chất hoá học thần kinh đóng vai trò như một tác nhân dẫn truyền thông tin qua các thể tiếp hợp giữa hai tế bào thần kinh (Ellman và ctv, 1961). AChE rất cần thiết cho các chức năng bình thường của thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, AChE phân bố nhiều ở mô thần kinh và số ít mô khác (Hart, 1993). AChE khi bị ức chế dẫn đến sự tích tụ của acetylcholine tại các synap làm mất chức năng dẫn truyền của các xung thần kinh (Hart, 1993). Ngoài ra, AChE có vai trò rất quan trọng trong các chức năng sinh lý như thành thục trong mùa sinh sản, tìm kiếm thức ăn hay để lẩn tránh kẻ thù. Sự thay đổi hoạt tính của AChE sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường cũng như khả năng sinh tồn của loài cá này trong tự nhiên (Dutta and Arends, 2002). Nếu như hoạt tính của men AChE trong não giảm 20% so với đối chứng thì có thể coi như cá có tiếp xúc với thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ (trích dẫn của Nguyễn Ngọc Hiền, (2007).

Hoạt tính ChE rất nhạy cảm với hóa chất bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ và carbamate và đã được đề nghị sử dụng làm đánh dấu sinh học chỉ sự ô nhiễm các hóa chất này (Kirby et al., 2000). Một trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc, hóa chất lên một số yếu tố sinh hóa của cá như nghiên cứu ảnh hưởng của diazinon lên hoạt tính men cholinesterase (ChE) của cá lóc (Channa striata) được nghiên cứu bởi Nguyễn Văn Công và ctv. (2006) nhằm đánh giá ở ba mức nồng độ diazinon 0,016 mg/L, 0,079 mg/L và 0,35 mg/L pha từ Basudin 50 EC và kết quả cho thấy diazinon làm giảm đáng kể hoạt tính ChE ở nồng độ 0,016 mg/L; sự ức chế này gia tăng theo sự gia tăng nồng độ và hoạt tính ChE chỉ phục hồi hoàn toàn ở nồng độ 0,016 mg/L khi kết thúc thí nghiệm (60 ngày). Kết quả

cho thấy việc xác định hoạt tính ChE có thể dùng làm chỉ thị để phát hiện ra sinh vật bị ảnh hưởng bởi diazinon. Đỗ Thị Thanh Hương (1999) cũng phát hiện hoạt tính ChE ở ba loài cá cá chép (Cyprrinus carpio), rô phi (Orreochromis niloticus) và mè vinh (Puntius gonionotus) đều bị ức chế bởi hoạt chất diazinon trong Basudin 40EC, mức độ ức chết phụ thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc và từng loại cá khác nhau.

Nhiều thủy sinh vật ở vùng ôn đới thì nhiệt độ có liên quan đến hoạt tính ChE (Chuiko et al., 1997). Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ức chế hoạt tính ChE trong não và trong thịt theo cùng một xu hướng (nhiệt độ tăng, hoạt tính giảm) nhưng mức độ nhạy cảm của ChE trong não khi nhiệt độ tăng thì cao hơn trong thịt (Nguyễn Văn Công và ctv., 2006). Nghiên cứu về ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ (với các mức là 240C, 300C và 340C) và DO (DO<2, DO<5mg/L) lên khả năng ức chế hoạt tính cholinesterase (ChE) dạng mô (não, thịt và gan) của Basudin 50EC (diazinon) ở cá lóc giống (Channa striata) có trọng lượng

18,5±2,49 g thì thấy trong điều kiện bình thường thì nhiệt độ và DO không làm ảnh hưởng đến hoạt tính ChE nhưng trong môi trường có basudin thì DO không làm ảnh hưởng đến mức độ ức chế ChE mà chỉ có nhiệt độ làm ảnh hưởng mạnh đến sự ức chế này, nhiệt độ càng cao thì mức độ ức chế càng tăng (ngoại trừ gan), khi nhiệt độ tăng từ 240C, 300C và 340C thì hoạt tính ChE bị ức chế trong não lần lượt là 36,7%; 68,2% và 76,6%; trong thịt là 41,9%; 64,4% và 72,2%;

trong gan là 46,4%; 49,5% và 45,4%. Hoạt tính ChE tập trung cao nhất trong não, kế đến là thịt và thấp nhất trong gan và nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ức chế hoạt tính ChE trong não và trong thịt theo cùng một xu hướng (nhiệt độ tăng, hoạt tính giảm) nhưng mức độ nhạy cảm của ChE trong não khi nhiệt độ tăng thì cao hơn trong thịt (Nguyễn Văn Công và ctv, 2006).

Nguyễn Ngọc Hiền (2007) nhận thấy có ảnh hưởng của mật độ nuôi (20, 40 và 60 con/bể 500 L) kết hợp cho cá ăn kháng sinh enrofloxacine lên một số chỉ tiêu sinh hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus); kết quả của nghiên cứu cho thấy sau 171 giờ hoạt tính của men ChE bi thay đổi; hoạt tính men ChE trong não là cao nhất kế đến là gan, cơ và mang và đều giảm ở tất cả các nghiệm thức sau 8 tuần nuôi; sự ức chế hoạt tính của AChE theo thời gian giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhiệt độ: cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống, các quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể như trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường độ bắt. Khi nhiệt độ tăng thì nhu cầu oxy tăng, nếu oxy trong nước thấp khả năng kết hợp của hemoglobine và oxy sẽ giảm. Khi nhiệt độ tăng cá sẽ tăng cường đưa nước qua mang bằng cách tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng lượng máu đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần

hoàn để gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Khi nhiệt độ tăng qúa cao thì cá có thể chết vì không lấy đủ oxy Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thanh Hiền, (2000).

Trong ao nuôi nhiệt độ luôn biến đổi, nhiệt độ có thể ở mức 24- 250C vào 6-7 giờ và đạt 340C vào lúc 14-15 giờ và oxy hoà tan đôi lúc giảm dưới 2 mg/L vào sáng sớm, mức độ ức chế thấp nhất (ở 240C) cũng vượt giới hạn cho phép để sinh vật hoạt động bình thường (Aprea et al., 2002). Sự biến động này có thể làm cho sinh vật phải đối phó thường xuyên để tồn tại (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Công và ctv.,2006). Một số nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng nhiệt độ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) khi cá ăn thức ăn có chứa aflatoxin b1, kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra có khối lượng từ 5,18±0,02 g dao động từ 41,5-420C và ngưỡng nhiệt độ dưới là 11-120C (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2006). Theo nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003) thì cá tra có khối lượng 1,14±0,13 g thì ngưỡng nhiệt độ trên của cá là 40-410C và ngưỡng nhiệt độ dưới là 170C. Như vậy, mặc dù có sự khác biệt về khối lượng và chịu tác động của một số yếu tố khác nhau thì khả năng chịu nhiệt của cá tra tăng khi khi trọng lượng tăng (Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Theo Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) (2004) thì cá tra có khả năng chịu đựng nhiệt độ đến 39 0C nhưng dễ chết khi nhiệt độ thấp hơn 150C và nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá tra

trong khoảng 26–300C.

Phần 3:


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010


3.2 Vật liệu nghiên cứu

Dụng cụ thí nghiệm: bể có thể tích 200 lít, bộ giải phẩu, cân điện, kính hiển vi, máy so màu quang phổ, máy ly tâm, thước đo và một số dụng cụ cần thiết khác.

Hóa chất dùng phân tích mẫu

Malachite Green (Oxalate) – C52H54N4O12, độ tinh khiết thấp nhất 80%; độ hòa tan thấp nhất 95%; và nhà cung cấp là Kanto Chemical Co., INC.

Các hóa chất cần thiết dùng trong phân tích các chỉ tiêu huyết học, men ChE và protein.

Nguồn cá: cá được mua từ trại sản xuất giống cá ở Cần Thơ. Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được dưỡng trong bể 2 tuần. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và cho ăn theo nhu cầu của cá, hàng ngày cho ăn 2 lần (8 giờ và 14 giờ), định kỳ thay nước 2 ngày/lần. Cá khỏe, đồng đều (15-20 g) được chọn để bố trí thí nghiệm. Trước khi bố trí thí nghiệm thì ngưng cho ăn 2 ngày nhằm hạn chế cá bị sốc và chất thải của cá làm ô nhiễm nước thí nghiệm đồng thời tập cá quen với điều kiện thí nghiệm.

Hệ thống thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trong bể composite có thể tích 200 lít/bể và đặt trong phòng lạnh.

3.3 Bố trí thí nghiệm

3.3.1 Xác định ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và sự thay đổi của các chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính của men ChE theo nhiệt độ của cá tra (P. hypophthalmus) giai đoạn giống.

a. Bố trí thí nghiệm

Cá từ bể thuần hóa sẽ được chuyển vào bể thí nghiệm có kích cỡ 200 lít/bể từ 3-4 ngày trước khi bắt đầu tăng hay giảm nhiệt độ. Mật độ cá thí nghiệm là 40 con/bể và được bố trí 3 lần lặp lại.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí