Trong thực tế có nhiều người dân ở các địa phương khác cũng đến khu vực này để khai thác mà không có sự hạn chế của bất kỳ cơ quan chức năng nào.
RNM còn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, bảo vệ đê điều bảo vệ cuộc sống cho người dân TP Vinh nên khi RNM Hưng Hòa làm giảm sức chống chịu với thiên nhiên, làm gia tăng mưa, bão, nắng nóng, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là sự xâm nhập mặn ở Hưng Hòa.
3.5.4. Nhận thức về Biến đổi khí hậu của người dân Hưng Hòa
Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương
Số lượng người có ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
Truyền hình | 166/180 | 92,0 |
Radio | 92/180 | 51,2 |
Bạn bè, người thân | 80/180 | 44,3 |
Báo chí | 75/180 | 41,8 |
Chính quyền địa phương | 70/180 | 38,9 |
Internet | 21/180 | 11,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Tác Động Của Bđkh Đến Cuộc Sống Gia Đình
- Cơ Cấu Thu Nhập Của Hộ Qua Các Giai Đoạn 1990 – 2012
- Các Biện Pháp Ứng Phó Với Bđkh Của Chính Quyền Các Cấp
- Nguyễn Giang Biên Dịch, 2008, Người Dân Bản Địa Vơ ́ I Biến Đổi Khi ́ Hâụ
- Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 13
- Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012
Tổng cộng 177/180 người chiếm tỷ lệ 98,1% cho rằng đã từng nghe nhắc đến về BĐKH, chỉ một tỷ lệ không đáng kể (1,9%) cho rằng chưa từng nghe nói đến vấn đề BĐKH. Về nguồn cung cấp thông tin cho nhân dân địa phương về BĐKH được thể hiện trong bảng 3.16 cho thấy: Các phương tiện thông tin đại chúng vẫn là nguồn chính cung cấp thông tin cho nhân dân về BĐKH, cụ thể 166 người (92,0%) cho rằng đã nhận thức về vấn đề BĐKH do Tivi cung cấp và 51,2% biết về BĐKH qua Radio; Báo chí cũng là nguồn cung cấp thông tin cho nhân dân địa phương (41,8%); Người thân, bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng giúp nhân dân nhận thức về BĐKH; Tuy nhiên chỉ có 70 người (chiếm tỷ lệ 38,9%) cho rằng được chính quyền địa phương thông tin về BĐKH; Đối với nhân dân địa phương chỉ 11,4% biết về vấn đề BĐKH qua phương tiện internet.
Việc hiểu biết về quy lụât, về đặc điểm, nguyên nhân phát sinh và các tác động của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, để đưa ra các biện pháp thích nghi và ứng phó phù hợp, thông minh nhằm giảm thiểu tác động lên đời sống con người là vô cùng quan trọng trong tình hình trái đất nóng lên và tác động biến đổi khí hậu ở mức toàn cầu như hiện nay. Tại xã Hưng Hòa, cộng đồng sử dụng các BPTU với tần suất được thể hiện ở Bảng 3.17
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh
Nhóm các BPTU | Tần suất | |
1 | Chấp nhận tổn thất | 3 |
2 | Chia sẻ tổn thất | 7 |
3 | Giảm nguy cơ nguy hiểm | 17 |
4 | Thay cách sử dụng sinh hoạt | 18 |
5 | Ngăn chặn tác động | 19 |
6 | Thay đổi địa điểm | 12 |
7 | Nghiên cứu, áp dụng công nghệ, phương pháp mới | 5 |
8 | Giáo dục, thông tin khuyến khích thay đổi hành vi | 6 |
9 | Khác | 3 |
Tổng số các BPTU | 90 |
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012
Trong 8 nhóm thích ứng, thì nhóm có tần suất ít nhất là nhóm “chấp nhận những tổn thất”. Điều này, được giải thích bởi tâm lý dễ bị tổn thương, dễ bị chịu tác động bởi thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong ngành nông nghiệp nói chung, cũng như sự vất vả khó nhọc làm nên của cải vật chất của nghề này, và đặc biệt là tâm lý truyền thống không khuất phục thiên nhiên từ xưa của người nông dân (thay trời làm mưa,...). Ở các trường hợp nghiên cứu, hầu hết những người được phỏng vấn đều nói rằng, những tổn thất qua lịch sử thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan mà họ phải hứng chịu đều không đáng bị như thế, tức là họ có thể có những biện pháp thích ứng từ trước để giảm thiểu hơn nữa những tổn thất do thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động. Nguyên nhân mà đa số họ đưa
ra là bị động và thiếu bình tĩnh khi có sự cố về thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, không lường trước những nguy hiểm trước mắt, và đặc biệt thiếu thông tin và thiếu sự chỉ đạo quyết liệt, khôn ngoan.
Ngoài ra nhóm biện pháp thích ứng “nghiên cứu công nghệ mới, phương pháp thích nghi mới” và “giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi” cũng có vẻ mờ nhạt hơn so với các nhóm khác, mặc dù đang là thời đại bùng nổ về thông tin và khoa học công nghệ. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân ít được tiếp cận với vấn đề mới mẻ này, chủ yếu là những sáng kiến cá nhân tại cộng đồng hoặc “học lỏm” được từ các nơi khác qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ở các trường hợp nghiên cứu, đều thiếu sự đào tạo, giáo dục hay tập huấn chuyên nghiệp cho sự thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Mặc dù tại xã đã có những cuộc diễn tập về phòng tránh lụt bão với sự phối hợp đa ngành. Đây cũng là “lỗ hổng” chung ở Việt Nam, bởi chưa có môn học, ngành học hay chuyên đề, chương trình cho một khóa huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp nào kiểu như là “thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan” cho người dân nông thôn (gồm cả cán bộ và người dân).
Tương tự như vậy trong nhóm biện pháp “chia sẻ tổn thất” qua bảo hiểm tài sản (cây trồng, vật nuôi, nhà cửa, phương tiện) và bảo hiểm nhân thọ cũng là một “điểm trống” chưa được người dân quan tâm, và cũng chưa có hình thức nào tại địa phương trừ bảo hiểm nhân thọ.
Ông Trịnh Văn Phượng xóm 4 Hòa Lam cho biết: các hộ dân xung quanh đây đều sử dụng biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Phòng nông nghiệp huyện và ban nông nghiệp xã cũng đã hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi kỹ thuật, phương pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ba nhóm biện pháp được người dân sử dụng với tần suất nhiều nhất là ngăn
chặn các tác động như quản lý nước tưới tiêu, có các biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, xây bờ cho các vuông tôm... tiếp theo là biện pháp thay cách sử dụng, sinh hoạt như chuyển đổi đất trồng cói kém hiệu quả sang đất sản xuất lúa, xây bể chứa nước mưa... và cuối cùng là biện pháp giảm nguy cơ nguy
hiểm như đào mương chủ động trong tưới tiêu, đắp đê, gia cố nhà cửa khi có thông báo thiên tai...
3.6. Những hỗ trợ cho cộng đồng địa phương
3.6.1. Các lực lượng tìm các giải pháp ứng phó với sự tác động của BĐKH
Theo ý kiến của nhân dân địa phương việc đi tìm các giải pháp để ứng phó với sự tác động của BĐKH là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người (chiếm tỷ lệ 89,4%) bao gồm cả người dân vùng ảnh hưởng, các nhà lãnh đạo và đặc biệt cần có sự tham gia của các nhà khoa học.
Bảng 3.18. Đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với BĐKH tại Hưng Hòa, TP Vinh
Lực lượng tìm giải pháp | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Tất cả mọi người | 161 | 89,4 |
2 | Người dân vùng ảnh hưởng | 1 | 0,6 |
3 | Các nhà lãnh đạo | 6 | 3,4 |
4 | Các nhà khoa học | 4 | 2,2 |
5 | Không có ý kiến | 8 | 4.4 |
Tổng cộng | 180 | 100,0 |
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012
3.6.2. Những hỗ trợ trong ứng phó với BĐKH tại địa phương
3.6.2.1. Tài chính
- Tăng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;
- Chủ động tìm kiếm, thu hút, tiếp nhận và triển khai có hiệu quá các nguồn tài trợ về tài chính và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành;
- Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch hành động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động song phương và đa phương.
Hàng năm có nguồn ngân sách từ nhà nước, UBND tỉnh Nghệ An, UBND TP Vinh, UBND xã Hưng Hòa chi cho các hoạt động phòng tránh thiên tai, các hiện
tượng thời tiết cực đoan nói riêng và BĐKH nói chung. Nguồn ngân sách chi cho các hoạt động chủ yếu:
- Đầu tư sửa chữa các công trình bị xuống cấp, hư hỏng hay xung yếu: Cống ngăn mặn, đê Hưng Hòa
- Thu mua lương thực, thực phẩm dự trữ hàng năm
- Trồng và bảo vệ RNM Hưng Hòa do Hội chữ thập đỏ tài trợ
- Hỗ trợ xây bể chứa nước mưa
- Trung tâm y học dự phòng chuẩn bị đầy đủ các loại hoá chất để phối hợp xã tổ chức xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh cho vùng bị lụt bão.
3.6.2.2. Kỹ thuật
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình trước mùa bão lụt.
- Xây dựng các phương án hộ đê, phương án chống bão, lũ; các phương án về nhân lực, vật lực, y tế…chuẩn bị đồ ăn, thuốc men, vật tư con giống…
-Xây dựng các qui tắc của địa phương đối với công tác phòng chống lụt bão.
Ví dụ như tại Hưng Hòa hỗ trợ cộng đồng xây dựng quy tắc:
+ Tự nguyện đóng góp các công cụ chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan như tre, bao tải đựng cát, v.v…
+ Sơ tán người già, trẻ em ra khỏi khu vực nguy hiểm;
+ Nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là các hộ.
- Trồng và bảo vệ RNM Hưng Hòa
- Tập huấn kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, kĩ thuật nuôi tôm trong điều kiện của địa phương.
3.6.2.3. Chính sách
- Tại địa phương, bắt đầu có sự lôi cuốn sự tham gia của mọi cấp chính quyền địa phương và các tổ chức dân sự xã hội vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát các kế hoạch thích ứng và giảm thiểu.
- Tăng cường năng lực cho các Ban chỉ đạo về ứng phó với BĐKH của tỉnh và đã quan tâm đến đội ngũ lãnh đạo địa phương thể hiện bằng việc tổ chức các Hội thảo, đợt tập huấn liên quan đến thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
1. Biến đổi khí hậu đã có biểu hiện thực sự tại Việt Nam với nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,5 – 0,70C và mực nước biển đã dâng cao thêm 20cm trong vòng 50 năm qua. Do BĐKH, các dạng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan như ngập lụt, bão, giông tố, hạn hán đã xuất hiện thường xuyên hơn, bất thường hơn và có cường độ mạnh hơn.
Biến đổi khí hậu đã biểu hiện Hưng Hòa nói riêng tỉnh Nghệ An nói chung thông qua thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên khắc nghiệt và bất thường, trong đó ba hiện tượng được cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến người dân là: bão lốc, xâm nhập mặn và các đợt nắng nóng trọng.
2. Biến đổi khí hậu đã gây tác động lớn đến điều kiện sinh sống của hầu hết người dân tại Hưng Hòa. Những tổn thất và thiệt hại chính bao gồm giảm sản lượng tròng trọt, NTTS cũng như các sản phẩm khác. Do hầu hết nông dân tại đây không có nhiều nguồn thu nhập thay thế nên họ rất dễ bị tổn thương trước các thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và rất dễ bị tái nghèo do các thiệt hại về kinh tế. Không chỉ vậy, BĐKH cũng tác động đến sức khỏe người dân. Làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm: bệnh thương hàn, bệnh tả, bệnh tiêu chảy, bệnh xuất huyết, bệnh phụ khoa…Nhìn từ góc độ giới, BĐKH tác động đến quyền ra quyết định trong lập kế hoạch và ứng phó với tác động của BĐKH của phụ nữ, đến sinh kế, đến sức khỏe của phụ nữ, người già và trẻ em.
3. Nhằm ứng phó với BĐKH, tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tập trung vào các biện pháp giảm thiểu và xây các công trình để tránh thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.. Có sự hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật và chính sách. Tuy nhiên, các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của BĐKH và nhằm xây dựng năng lực ứng phó với BĐKH còn chưa được quan tâm tổ chức, nhất là tại cấp xã.
4. Hầu hết các biện pháp thích ứng được áp dụng hiện tại địa phương là những gì người dân đúc rút từ chính kinh nghiệm của họ. Vì vậy, những biện pháp này mang
tính bị động và chuẩn bị đối phó với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan nhiều hơn là thích ứng chủ động – một hình thức thích ứng đòi hỏi phải có những biến đổi có tính thay đổi bản chất (như thay đổi vụ gieo trồng hay các nguồn sinh kế thay thế) để giúp các hộ gia đình có thể tăng khả năng chống chịu với các trận thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai.
Khuyến nghị
Qua nghiên cứu và tiến hành điều tra khảo sát thực tế ở địa phương, chúng tôi xin nêu một đề xuất các khuyến nghị sau :
1. Đối với chính quyền địa phương
- Phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH.
- Phối hợp tốt với các trạm dự báo khí tượng, thuỷ văn. Cải tiến và nâng cao chất lượng dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ, nắng nóng, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn kéo dài....
- Quy hoạch, phân vùng thuỷ văn, thuỷ lực nhằm duy trì sản xuất, đời sống bền vững. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi gắn liền với việc phát triển giao thông nông thôn để phát huy hiệu quả đồng bộ.
- Nghiên cứu, sản xuất, nhân rộng các giống cây con chịu mặn...
- Tăng cường bảo vệ và mở rộng diện tích trồng rừng ngập mặn ; Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
- Nâng cấp hệ thông đê Hưng Hòa
2. Đối với người dân
- Phải có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
- Cần có những hành động thiết thực góp phần giảm nhẹ các tác động của BĐKH: Xây dựng hầm biogas để tự sản xuất ga đun nấu và cung cấp nguồn năng
lượng cho các thiết bị điện sử dụng trong gia đình; Trồng và bảo vệ RNM Hưng Hòa
- Hạn chế sử dụng quá nhiều phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân hữu cơ để tránh phát thải khí mêtan.
- Hạn chế phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức đoàn thể... trong chiến lược thích ứng với BĐKH và tìm ra biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
.....